Tài Liệu Ôn Tập Tâm Lý Học Quản Lý

Câu 1: Phân biệt lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh. Mối quan hệ của các yếu tố đó trong công tác quản lý con người.

Trong xã hội con người, khi xuất hiện các nhóm người, các cơ quan, tổ chức. có chung yêu cầu hoạt động để đạt tới một mục đích nào đó thì xuất hiện người thủ lĩnh, người lãnh đạo hay người quản lý.

Muốn phân biệt được lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh, ta phải xem xét cách hiểu về lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh:

- Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, làm cho họ thể hiện sự tự nguyện, sự nhiệt tình phấn đấu hoàn thành mục tiêu của tổ chức đề ra. Lãnh đạo xuất hiện khi người ta muốn gây ảnh hưởng đến các hành vi của một cá nhân hay một nhóm người nhằm làm cho họ phấn đấu một cách tự nguyện để đạt tới mục tiêu của tổ chức.

- Về quản lý, nó xuất hiện trong các nhóm xã hội có nhu cầu, mục đích chung, có sự mong muốn nỗ lực của các thành viên để đạt được mục đích chung đó. Từ sự mong muốn nỗ lực chung đó, xuất hiện người quản lý. Người quản lý có chức năng, nhiệm vụ nhỏ hẹp hơn người lãnh đạo, nhưng thực tế hiện nay thì người lãnh đạo đều làm công tác quản lý, vì họ thực hiện các chức năng quản lý do thành quả đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua lãnh đạo chính là quản lý.

Xét từ những cách hiểu về lãnh đạo và quản lý nêu ở trên ta thấy, giữa lãnh đạo và quản lý là cơ bản giống nhau. Điểm khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là ở đối tượng: đối tượng của lãnh đạo là con người, còn đối tượng của quản lý có thể là con người, cũng có thể là đồ vật. Chức năng của lãnh đạo mang tính chính trị, tính định hướng, là tác động bằng các chủ trương, chính sách và tổ chức; còn chức năng của quản lý là tác động vào đối tượng để điều hành, tổ chức một cách cụ thể vào công việc của đối tượng và tổ chức lực lượng, phương tiện để thực hiện mục tiêu đề ra. Do đó, lãnh đạo và quản lý là hai mặt của một vấn đề, thường đi liền với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau; quản lý mà không lãnh đạo sẽ bị chệch hướng, dễ sa vào buông lỏng, hoạt động của mọi cá nhân sẽ tuỳ tiện; ngược lại, lãnh đạo mà không quản lý sẽ dẫn đến duy ý chí, đường lối lãnh đạo không đi vào thực tế và dẫn đến hiệu quả thực hiện mục tiêu của tổ chức không cao, thậm chí không đạt được mục đích đề ra.

- Còn thủ lĩnh, thủ lĩnh cũng là một người đứng đầu nhóm, hoặc một tổ chức. Thủ lĩnh cũng có nhiệm vụ lãnh đạo nhóm, quản lý nhóm để nhóm hoạt động nhằm đạt tới mục đích nào đó. Thủ lĩnh ra đời trên cơ sở suy tôn tự nguyện của các thành viên trong nhóm. Thủ lĩnh tồn tại được trong nhóm nhờ uy tín của mình.

 

doc9 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài Liệu Ôn Tập Tâm Lý Học Quản Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phải có tầm tư duy mang tính chiến lược để thấy được tương lai phát triển của tổ chức, để đưa ra những phương án ứng phó với các vấn đề xảy ra; họ biết phối hợp hoạt động của các thành viên trong nhóm, trong tổ chức, biết khai thác tri thức của các thành viên để điều hành công việc đạt hiệu quả công việc cao nhất. Nhà lãnh đạo cũng dựa vào tri thức của mình để ra những quyết định quản lý sáng suốt, kịp thời, chính xác, đồng thời nhờ tri thức của mình, nhà lãnh đạo có thể điều hoà các mối quan hệ trong tổ chức, được mọi người tin tưởng và phục tùng.
Thứ tư là về năng lực tổ chức, đây là điều kiện cần thiết của nhà lãnh đạo vì họ là những người được bổ nhiệm, bầu ra để tổ chức mọi người. Do đó họ phải có đầu óc thực tế, có khả năng quảng giao, khả năng quan sát dự đoán chính xác. Tính kiên trì và chịu đựng của người lãnh đạo cũng rất cần thiết để tránh những điều bất lợi cho mình khi điều hành mọi người. Ngoài ra họ còn phải có lòng dũng cảm, quyết đoán trước những trường hợp đặc biệt, có tính kỷ luật cao để làm gương cho mọi người noi theo. Đồng thời họ còn phải có sự nhạy cảm về tâm lý, biết tác động phù hợp với đối tượng, có khả năng truyền cảm vì nó ảnh hưởng tới người dưới quyền là khả năng liên kết, tập hợp, lôi cuốn người khác.
Tóm lại, nhà lãnh đạo là người đứng trên nấc thang cao nhất trong một cơ quan, một tổ chức, địa vị của họ đòi hỏi phải có trình độ về tri thức, về phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn, khả năng tổ chức và giao tiếp... phải hơn những người khác. Uy tín của người lãnh đạo chính là ở khả năng của họ, chỉ có uy tín mới giúp nhà lãnh đạo tồn tại vững chắc trên cương vị của mình. Do đó, đòi hỏi nhà lãnh đạo ngày nay phải là người "văn, võ song toàn", có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ mới của nước ta - thời kỳ giao lưu và hội nhập quốc tế.
Câu 3: Trình bày phương pháp đánh giá thành tích cá nhân?
TL:
- Việc đánh giá thành tích công tác cá nhân được ghi trên phiếu đánh giá, trong đó có các nội dung cần đánh giá và thang điểm đánh giá. Cá nhân căn cứ vào các yếu tố điền vào mẫu đó theo sự lựa chọn của mình. Bảng đánh giá được chia thành các thang điểm từ xuất sắc đến kém, người ta có thể chia thang điểm từ 1-5 hoặc từ 1-7. Các yếu tố lựa chọn để đánh giá:
+ Về công việc: số lượng, chất lượng công việc.
+ Về cá nhân: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính cách, năng lực làm việc, khả năng phối hợp với người khác trong công việc.
- Việc đánh giá có thể tiến hành định kỳ theo tháng, quý, năm dưới 3 hình thức:
+ Cá nhân tự đánh giá
+ Tập thể đánh giá về cá nhân
+ Người quản lý đánh giá về cá nhân
Ví dụ về phiếu đánh giá thành tích công tác:
1. Phiếu đánh giá thành tích công tác 
Họ và tên: Nguyễn Văn A
Đơn vị (tổ sản xuất):...
2. Sự phát triển tương lai của cá nhân:
- Hiện nay cá nhân đang ở mức độ hoàn thành công việc
- Hiện nay cá nhân đang ở mức độ tối đa công việc
- Có khả năng tiến bộ sau khi được đào tạo
- Không có những hạn chế nghiêm trọng cản trở việc thực hiện công việc
3. ý kiến của người đánh giá:.............
Ngày tháng năm đánh giá
Chữ ký của người đánh giá
- Ưu điểm và hạn chế:
+ Hình thức cá nhân tự đánh giá còn có hạn chế là mang tính chủ quan cao, có thể cá nhân đánh giá về mình quá cao hoặc quá thấp do đó thực tế trong quản lý, kết quả tự đánh giá chỉ dùng làm tài liệu tham khảo.
+ Tập thể đánh giá về cá nhân tuy có khách quan hơn, tuy nhiên vẫn có những hạn chế là kết quả đánh giá bị ảnh hưởng bởi tình cảm tập thể với cá nhân, hoặc những người trong tập thể không hiểu rõ công việc của cá nhân mà đánh giá một cách phiến diện, thiếu chính xác. Vì vậy phương pháp này cũng thường chỉ sử dụng làm thông tin tham khảo.
+ Cấp trên đánh giá cá nhân trong quản lý là hợp lý, chính xác hơn cả, vì người quản lý hiểu được công việc của cấp dưới mà họ đang theo dõi. Họ hiểu được mức độ tham gia và khả năng tự hiểu công việc của cá nhân, thường xuyên kiểm tra công việc của cá nhân và tập thể.
Sau khi có được bản đánh giá thành tích cá nhân, người ta xếp hạng. Xếp hạng là phương pháp đánh giá căn cứ vào việc xét hạng thứ tự những người cần được đánh giá. Có các phương pháp xếp hạng:
- Phương pháp xếp hạng luân phiên: Người quản lý lập ra một danh sách toàn bộ những người được đánh giá và chia danh sách đó làm 2 phần:
+ Những người trội hơn so với những người khác về dặc điểm cần đánh giá.
+ Những người đứng đầu của từng danh sách trội hơn những người còn lại về đặc điểm đánh giá.
Trên cơ sở đó, người quản lý có thể chọn ra được những người trội hơn những người khác trong nhóm quản lý của mình.
VD: Bảng năng lực công tác 
- Phương pháp so sánh theo từng cặp:
(+: trội hơn, -: kém hơn)
Người đánh giá so sánh từng người với tất cả những người khác cần được đánh giá và kết quả đánh giá căn cứ vào số điểm đánh giá tương đương với số lần so sánh theo từng cặp trong bảng đánh giá.
Việc sử dụng 2 phương pháp này có hiệu quả đối với việc đánh giá nhóm nhỏ.
- Phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng:
Là phương pháp ghi chép lại những việc làm tốt và xấu bằng cách ghi phiếu về từng cá nhân giúp người quản lý tổng kết đánh giá cá nhân vào thời điểm cần đánh giá. Ưu điểm của phương pháp này là có thể theo dõi quá trình làm việc của cá nhân. Nhược điểm là đòi hỏi nhà quản lý phải tỉ mỉ và mất nhiều thời gian, vì vậy có thể người quản lý bị sao nhãng do bận quá nhiều công việc.
VD: Họ và tên...Ngày tháng năm sinh:.... Tổ:...
Ngoài ra, còn có phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn công việc: Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở cơ sở sản xuất, đó là phương pháp đánh giá mức đô hoàn thành công việc của người làm công so với tiêu chuẩn đề ra. Các tiêu chuẩn được đánh giá bao gồm: thời gian thao tác, tiến độ, số lượng, chất lượng sản phẩm, mức độ hoàn thành công việc...
Câu 4: Các hoạt động cơ bản của người lãnh đạo và chức năng của hoạt động quản lý?
* Các hoạt động cơ bản của người lãnh đạo:
- Hoạt động nhận thức: Diễn ra theo các khâu sau:
+ Xuất hiện tình huống có vấn đề ở người lãnh đạo (có thể là sự kiện, hiện tượng tạo ra sự quan tâm của người lãnh đạo).
+ Tổ chức nghiên cứu tình huống có vấn đề liên quan trực tiếp đến sự đúng đắn hay không đúng đắn của việc ra quyết định quản lý. Nếu nghiên cứu vấn đề không đầy đủ, không chính xác, bị chi phối của người khác về kinh nghiệm, thói quen cũ, có thể ảnh hưởng, sai sót trong quá trình quản lý.
- Hoạt động ra quyết định: Việc ra quyết định phụ thuộc vào hiệu quả của quá trình nghiên cứu tình huống có vấn đề, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như: những đặc điểm tâm lý xã hội nảy sinh ở chủ thể và khách thể quản lý; vấn đề cần quyết định, cách thức đi đến quyết định quản lý. Ra quyết định quản lý là hình thức chủ yếu của hoạt động lãnh đạo, nó thể hiện nội dung lao động, trình độ quản lý của người lãnh đạo, khả năng tác động, kích thích của người lãnh đạo tới cấp dưới. Có thể nêu ra các bước của quá trình ra quyết định như sau:
+ Phân loại các vấn đề cần được giải quyết:...
+ Xác định rõ ràng vấn đề:...
+ Chỉ rõ các điều kiện hành động:...
+ Thảo hiệp quyết định: Làm cho quyết định của người lãnh đạo thích nghi với hoan cảnh, điều kiện, đi đến việc thực hiện có hiệu quả cao nhất.
+ áp dụng quyết định: 
+ Xem xét tính có hiệu lực của quyết định:
- Hoạt động tổ chức thực hiện quyết định quản lý: Trong quá trình quản lý, lãnh đạo tổ chức hoạt động, thực hiện quyết định quản lý có liên quan đến việc thực hiện các chức năng sau:
+ Khách quan hoá chương trình hành động, có tính chất ý tưởng được xây dựng trong đầu người lãnh đạo.
+ Giúp người thừa hành luôn xác định được vai trò, nhiệm vụ cụ thể của bản thân.
+ Đảm bảo gây tác động tâm lý đối với mọi người, thực hiện tập trung hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
+ Giúp nhà lãnh đạo điều chỉnh những vấn đề cần thiết trong quá trình lãnh đạo.
Một số phẩm chất và ý chí cơ bản ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người lãnh đạo:
+ Năng lực nhận ra vấn đề
+ Năng lực xác định nhanh chóng, chính xác tình huống
+ Năng lực trí tuệ, sáng tạo, dự đoán...
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý chí cao.
+ Năng lực về chuyên môn nghiệp vụ 
Việc quyết định của lãnh đạo còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ áp lực từ chính người lãnh đạo
+ áp lực từ người dưới quyền
+ áp lực từ cấp trên
Hoạt động ra quyết định còn liên quan tới phong cách lãnh đạo...
Từ những hoạt động của người lãnh đạo nêu trên, ta thấy đặc điểm của hoạt động lãnh đạo:
- Là hoạt động phức tạp, có tính chuyên biệt vì đối tượng của hoạt động lãnh đạo là con người có đặc điểm tâm lý, tổ chức khác nhau, đòi hỏi nhà lãnh đạo...
- Là hoạt động gián tiếp, vì họ là người chỉ đạo, tập hơn, huy động sức mạnh tập thể, bản thân người lãnh đạo không trực tiếp làm ra sản phẩm...
- Mang tính giao tiếp...
- Có tính sáng tạo cao...
* Chức năng của hoạt động quản lý:
Hoạt động quản lý có các chức năng sau:
- Chức năng lập kế hoạch:
+ Thiết lập các mục tiêu, đặt ra các mục đích cần đạt tới, mức độ yêu cầu đạt được trong tương lai.
+ Xác định kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.
+ Để xác định được mục tiêu, nhà quản lý cần phải tìm hiểu thông tin, phân tích, sàng lọc, dự đoán... trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đề ra nhiệm vụ cụ thể, các biện pháp giải quyết trong thời gian nhất định.
+ Khi lập kế hoạch cần nêu được những nhiệm vụ cụ thể của các giai đoạn, thời gian, biện pháp thực hiện như nhân lực, kinh phí, các điều kiện phương tiện...
+ Khi lập kế hoạch, nhà quản lý cần đưa ra các phương án khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu nhất nhằm hoàn thành mục tiêu có hiệu quả nhất.
- Chức năng tổ chức con người và các điều kiện thực hiện mục tiêu:
Sau khi lập KH thì việc tổ chức rất quan trọng. Chức năng này bao hàm việc lựa chọn, phân công công việc phù hợp; phối hợp hoạt động của các cá nhân theo nhóm, phối hợp nhóm theo chức năng chung để thống nhất hoạt động. Có thể hiểu tổ chức là việc kết hợp các nguồn lực. Ngoài ra, cần tạo điều kiện về phương tiện, trang thiết bị, cơ sở làm việc, kinh phí và các điều kiện kinh tế-xã hội, chính trị để con người hoàn thành tốt nhất công vi

File đính kèm:

  • docTamLyHocQuanLy.doc