Tài liệu ôn tập học kì 1, năm học 2009-2010 môn Hoá học lớp 9

A. LÝ THUYẾT:

I. Kim loại

1. Tính chất vật lí của Kim Loại

2. Tính chất hóa học của Kim Loại

3. Dãy hoạt động hóa học của Kim Loại

4. So sánh tính chất của Al và Fe

5. Hợp kim sắt: Gang – Thép

6. Sự ăn mòn Kim Loại

* Xem lại một số dãy chuyển hóa liên quan tới Fe và Al

* Cách nhận biết các hợp chất liên quan tới Fe và Al

II. Phi kim

1. Vị trí các nguyên tố Phi Kim trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

2. Tính chất vật lí của các nguyên tố Phi kim.

3. Tính chất hóa học của các nguyên tố Phi Kim

4. So sánh tính chất của Clo và CacBon.

5. Điều chế Clo.

6. Tính chất của một số hợp chất của CacBon

7. Sơ lược về bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

B. BÀI TẬP:

Bài 1: Dùng H2 để khử 31,2g hỗn hợp CuO và Fe3O4 . Trong hỗn hợp khối lượng Fe3O4 nhiều hơn khối lượng CuO là 1,52g. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng.

Bài 2: Cho 10,5g hổn hợp hai kim loại Cu, Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lit khí (đktc)

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dd sau phản ứng.

Bài 3: Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dd đồng sunfat 1M, sau khi phản ứng lết thúc , lọc được chất rắn A và dd B.

 a) Cho A tác dụng với dd HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

 

docx3 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập học kì 1, năm học 2009-2010 môn Hoá học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2009-2010
MÔN HOÁ HỌC – LỚP 9
LÝ THUYẾT:
I. Kim loại
1. Tính chất vật lí của Kim Loại
2. Tính chất hóa học của Kim Loại
3. Dãy hoạt động hóa học của Kim Loại
4. So sánh tính chất của Al và Fe
5. Hợp kim sắt: Gang – Thép
6. Sự ăn mòn Kim Loại
* Xem lại một số dãy chuyển hóa liên quan tới Fe và Al
* Cách nhận biết các hợp chất liên quan tới Fe và Al
II. Phi kim
Vị trí các nguyên tố Phi Kim trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Tính chất vật lí của các nguyên tố Phi kim.
Tính chất hóa học của các nguyên tố Phi Kim
So sánh tính chất của Clo và CacBon.
Điều chế Clo.
Tính chất của một số hợp chất của CacBon
Sơ lược về bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
B. BÀI TẬP:
Bài 1: Dùng H2 để khử 31,2g hỗn hợp CuO và Fe3O4 . Trong hỗn hợp khối lượng Fe3O4 nhiều hơn khối lượng CuO là 1,52g. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng.
Bài 2: Cho 10,5g hổn hợp hai kim loại Cu, Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lit khí (đktc)
Viết phương trình hóa học.
Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dd sau phản ứng.
Bài 3: Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dd đồng sunfat 1M, sau khi phản ứng lết thúc , lọc được chất rắn A và dd B.
 a) Cho A tác dụng với dd HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
 b) Tính thể tích dd NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dd B.
 Bài 4: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dd CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc , lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8g.
 a) Viết phương trình phản ứng.
 b) Xác định nồng độ mol của dd CuSo4.
 Bài 5: Cho 6,5g muối sắt clorua tác dụng với dd AgNO3 cho 17,22g kết tủa. Tìm công thức phân tử của muối sắt clorua.
 Bài 6: Cho 10g dd muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dd AgNO3 dư thì tạo thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm công thức hóa học của muối sắt đã dùng.
Bài 7: Cho 0,83g hổn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dd H2So4 loãng dư, sau phản ứng thu được 0,56 lit khí ( đktc)
Viết phương trình phản ứng.
Tính thành phần % theo khối lượng của hổn hợp ban đầu.
Bài 8: Cho 1,96g bột Fe vào 100 ml dd CuSO4 10% có d = 1,12g/ml .
Viết phương trình phản ứng.
Xác định nồng độ mol của các dd sau phản ứng.
Bài 9: Khi khử 9,95g một oxit kim loại hóa trị II bằng khí H2 thu được 7,82g kim loại. Xác định tên kim loại đó và thể tích H2 (đktc) phải dùng.
Bài 10: Cho 10,8g kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thu được 53,4g muối . Xác định kim loại M.
Bài 11: Hòa tan 4,5g hợp kim Al – Mg trong dd H2SO4 loãng dư, thấy có 5,04 lít khí H2 bay ra ( đktc).
Viết phương trình phản ứng hóa học xãy ra.
Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hổn hợp ban đầu. 
Bài 12: Khi hòa tan 6g hợp kim hổn hợp kim gồm Cu, Fe và Al trong axit HCl dư thì tạo thành 3,024 lít khí H2 (đktc) và còn lại 1,86g kim loại không tan.
 a) Viết phương trình phản ứng hóa học xãy ra.
 b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hổn hợp ban đầu.
 Bài 13: Hòa tan 12,8 g hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe bằng dd HCl 2M, người ta thu 
 được 8,96 lit khí (đktc) và dd A.
Tính số gam mỗi kim loại tronh hỗn hợp ban đầu.
Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa phản ứng với hh trên.
Cho dd A tác dụng với dung dịch NaOH dư. Hãy tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài 14: Hoà tan hoàn toàn 10,2g một oxit kim loại hoá trị III cần 331,8g dung dịch H2SO4 vừa đủ. Dung dịch sau phản ứng có nồng độ 10%.
	a) Xác định tên kim loại.
	b) Tính nồng độ % của dung dịch axit H2SO4
Bài 15: Cho 3,81g muối clorua của kim loại R hoá trị II tác dụng với dung dịch AgNO3 chuyển thành muối nitrat (có hoá trị không đổi) và số mol bằng nhau thì khối lượng hai muối khác nhau 1,59g. Tìm công thức phân tử của muối clorua của kim loại R.
Bài 16: Khử 3,6g hỗn hợp hai oxit kim loại Fe2O3 và CuO bằng hiđrô ở nhiệt độ cao được 2,64g hỗn hợp hai kim loại. Hòa tan hỗn hợp hai kim loại này trong dung dịch HCl dư thì có V lit khí bay ra (đktc). Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp và tính giá trị của V.
Bài 17: Hòa tan hoàn toàn 9,2g hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị II và một hóa tri III trong dung dịch HCl dư, người ta thu được 5,6 lit khí H2 (đktc).
Nếu cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam hỗn hợp hai muối khan.
Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dung cho quá trình hòa tan trên.
Bài 18: Người ta dùng quặng bôxit để sản xuất nhôm. Hàm lượng A2O3 trong quặng là 40%. Để có 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất này là 90%.
Bài 19: Cho 12,6g hợp kim Al – Mg vào dung dịch HCl có 13,44 lit khí H2 thoát ra (đktc) Tính thành phần % Al và Mg có trong hỗn hợp.
Bài 20: Khử hoàn toàn 4,06g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt dộ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ lượng khí sianh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7g kết tủa. Tính khối lượng kim loại sinh ra.
Bài 21: Cho hỗn hợp PbO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Nếu thu được 52,6g hỗn hợp Pb và Fe trong đó khối lượng Pb gấp 3,696 lần khối lượng Fe thì thể tích H2 (đktc) phải dùng là bao nhiêu?
Bài 22: a) Để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, người ta cho 7,3g HCl tác dụng với MnO2 dư. Tính thể tích khí clo (đktc) thu được. Biết hiệu suất phản ứng là 95%.
	b) Hành năm thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn clo. Nếu lượng clo chỉ được điều chế từ muối ăn NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn muối.
Bài 23: Viết các phương trình hoá học biễu diễn các chuyển hoá sau: 
	a) Fe2O3 Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2(SO4)3 FeCl3
	b) Fe(NO3)3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeCl2 Fe(OH)2
	c) Ca(OH)2 CaO CaCO3 CaCl2 CaSO4 
	d) Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 
	 Al2S3 Al2(SO4)3
	e) Cu CuO CuSO4 Cu(OH)2 CuO Cu
	f) Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al AlCl3
	g) FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Fe3O4 
	 FeCl2 Fe(OH)2 FeO
	 Al2S3 Al2(SO4)3 
 h) Al Al(OH)3
 AlCl3 Al(NO3)3 
Bài 24: Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ: Clo, Hiđrôclorua, oxi. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhân biết từng loại khí trên.
* Chú ý: Ngoài ra cần phải tham khảo các bài tập có dạng tương tự.
HẾT

File đính kèm:

  • docxde cuong hoa 9.docx