Tài Liệu Ôn Tập Học Kì 1, Năm Học 2009-2010 Môn Hoá Học - Lớp 8

A. LÝ THUYẾT:

1. Công thức hóa học.

2. Hóa trị

3. Phản ứng hóa học

4. Định luật bảo toàn khối lượng

5. Phương trình hóa học

6. Mol

7. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

8. Tỉ khối của chất khí

9. Tính theo công thức hóa học

10. Tính theo phương trình hóa học

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài Liệu Ôn Tập Học Kì 1, Năm Học 2009-2010 Môn Hoá Học - Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2009-2010
MÔN HOÁ HỌC - LỚP 8
A. LÝ THUYẾT:
1. Công thức hóa học.
2. Hóa trị
3. Phản ứng hóa học
4. Định luật bảo toàn khối lượng
5. Phương trình hóa học
6. Mol
7. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
8. Tỉ khối của chất khí
9. Tính theo công thức hóa học
10. Tính theo phương trình hóa học
B. BÀI TẬP:
Bài 1: Lập công thức hóa học của những hợp chất có hai nguyên tố gồm: 
 Na(I), Mg(II), Ba(II), Al(III), Fe(III), Pb(II) lần lượt với các nguyên tử và nhóm nguyên tử sau:
 a) PO4(III) b) NO3(I) 	c) SO4(II) d) OH(I) 	e) CO3(II)
Bài 2: Đốt cháy hết 9g kim loại magiê trong không khí thu được 15g hợp chất magiê oxit. Biết rằng, magiê cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí
Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
 b) Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng.
Bài 3: Viết và cân bằng các phương trình hóa học biểu diễn các quá trình hóa học sau đây:
Đốt cháy bột nhôm trong oxi thu được nhôm oxit.
Đốt cháy cacbon trong không khí, thu được cacbon(IV) oxit.
Cho canxi oxit tác dụng với nước, thu được canxi hiđroxit: Ca(OH)2 
Đốt cháy khí metan CH4 thu được cacbon(IV) oxit và hơi nước.
e) Nung sắt (III) hiđroxit Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được Fe(III) oxit và hơi nước.
Bài 4: Cho các công thức hoá học của các hợp chất sau: K2O, MgCl2, AlSO4, Zn(OH)2, CaSO4, NaCl2Hãy chỉ ra công thức hoá học đúng, công thức hoá học sai và sửa lại các công thức sai thành công thức đúng.
Bài 5: Cân bằng các phương trình hóa học sau:
Fe + O2 	 	Fe3O4 
Al + O2 	Al2O3
P + O2 	 	P2O5 
SO3 + H2O 	H2 SO4 
P2O5 + H2O 	H3 PO4 
KMnO4	K2MnO4 + MnO2 + O2
7) H2 SO4 + KOH 	 	K2 SO4 + H2O
8) SO2 + O2 	 	SO3
9) FeCl2 + Cl2 	FeCl3
9) H3 PO4 + NaOH 	 	Na3PO4 + H2O
10) CO2 + Ca(OH)2 	CaCO3 	+ H2O
11)Fe + H2SO4 	 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 
11) Fe3O4 + Al 	 	Al2O3 + Fe
12) Fe2O3 + CO 	 	 Fe3O4 + CO2
13) Al + H2 SO4 	 	 Al2 (SO4)3 + H2
14) Al + HNO3 	 	Al(NO3)3 + NO + H2O
15) KMnO4 + HCl	KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
16) MnO2 + HCl 	MnCl2 + Cl2 + H2O
17) Cu + HNO3 	Cu(NO3)2 + NO + H2O
18) Al + HNO3 	Al(NO3)3 + N2O + H2O
19) C4H8O2 + O2 	CO2 + H2O
20) Cu + HNO3 	Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Bài 6: Một oxit của sắt có khối lượng phâm tử là 160g trong đó sắt chiếm 70% khối lượng. Xác định công thức phân tử của oxit đó. Cho biết Fe = 56; O = 16
Bài 7: Muối sunfat có dạng RSO4 có khối lượng phân tử là 160 đvC. Hỏi R là kim loại nào?
Bài 8: Nung 15g CaCO3 ở nhiệt độ cao để nó phân hủy hoàn toàn tạo thành CaO và khí CO2
a) Viết phương trình hóa học của quá trình phan hủy đó.
	b) Tính khối lượng CaO và thể tích khí CO2 ( đktc) thu được. 
Bài 9: Tính số mol của mỗi đơn chất sau đây trong 10g của mỗi chất đó:
a) CaCO3 	 b) Fe2O3 	c) Mg	d) Cu	e) CuSO4	f) FeS
Bài 10: Đốt cháy bột Al kim loại trong không khí thu được nhôm oxit ( Al2O3 )
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đó.
Nếu đốt cháy hết 4,05g bột Al thì thu được bao nhiêu gam Al2O3?
Để thu được 25,5 g Al2O3 thì cần đốt cháy hết bao nhiêu gam bột Al và cần dùng ít nhất bao nhiêu lít O2 ( đktc)
Bài 11: Nung 48g bột Cu trong không khí để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình phản ứng, tính số lít O2 ( đktc) đã tác dụng và khối lượng CuO tạo thành.
Bài 12: Phân tích một hợp chất người ta thấy có thành phần khối lượng của C là 85,7% và của H là 14,3%. Biết tỉ khối của của khí này so với H2 là 28.
Cho biết khối lượng mol của hợp chất.
Xác định công thức hóa học của hợp chất đó.
Bài 13: Có những chất khí sau: Cl2, N2, O2, CH4, CO2.
Khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Khí nào nặng nhất, khí nào nhẹ nhất?
Hãy chỉ cách thu các khí trên vào lọ.
Bài 14: Cho hai chất A và B chưa biết. Hãy tìm khối lượng mol của chúng biết rằng tỉ khối của hai chất như sau: và 
Bài 15: Một oxit ( hợp chất của một nguyên tố khác với oxi) đuợc tạo thành từ một kim loại hóa trị III và chứa 47,06% khối lượng oxi. Hỏi nguyên tố kim loại trên là nguyên tố nào?
Bài 16: Một nguyên tử X kết hợp với 3 nguyên tố H tạo thành một hợp chất có chứa H. Biết rằng trong hợp chất này có 17,65% H về khối lượng. Xác địng nguyên tố X.
Bài 17: Khi phân tích một hợp chất muối, người ta thu được % khối lượng của mỗi nguyên tố như sau: 17,1%Ca; 26,5%P; 1,7%H, còn lại là Oxi. Xác định công thức hóa học của hợp chất trên.
Bài 18: Cho một hợp chất sắt oxit có tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là: .
Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất oxit nói trên.
Tính số mol và thể tích (ở đktc) của 28g oxit nói trên.
Bài 19: Phân tử đường có công thức hóa học C12H22O11. Hãy xác định:
Khối lượng mol của phân tử đường.
Thành phần % theo khối lượng của mỗi nguyên tố có trong phân tử đường.
Khối lượng của 0,25 mol đường.
Bài 20: Một oxit của Nitơ có tỉ lệ khối lượng giữa nitơ và oxi là: và có khối lưọng mol là 108. Xác định công thức của hợp chất trên.
-------------------------------------------------------------------------------------	

File đính kèm:

  • docCopy of ĐỀ CƯƠNG HÓA 8 HKI.doc