Tài liệu ôn tập hóa học (tiếp)

Câu 1:

Đem glucozơ lên men điều chế rượu etylic (khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml), hiệu suất phản ứng lên men rượu etylic là 75%. Để thu được 80 lít rượu vang 120 thì khối lượng glucozơ cần dùng là:

 A. 24,3 (kg) B. 20(kg)

 C. 21,5(kg) D. 25,2(kg)

 

doc29 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn tập hóa học (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-COOH
	A. I, II 	B. I, III 
	C. II, III 	D. Chỉ có II.
Câu 134: 
Hợp chất C4H6O2 (X) khi tác dụng với dung dịch NaOH cho sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương, X có công thức cấu tạo là:
I/ CH3-COO-CH=CH2	II/ HCOO-CH2-CH=CH2 
	A. I, II đều đúng. 	B. I, II đều sai.
	C. Chỉ có I đúng.	D. Chỉ có II đúng. 
Câu 135: 
Các câu khẳng định sau đây đúng hay sai?
I/ Hidrocacbon nào có khả năng tham gia phản ứng hydrat hóa thì nó sẽ cộng được hidro.
II/ Hidrocacbon nào có khả năng cộng được hidro thì nó sẽ tham gia phản ứng hydrat hóa.
	A. I, II đều đúng. 	B. I, II đều sai. 
	C. I đúng, II sai. 	D. I sai, II đúng. 
Câu 136: 
Để phân biệt 3 chất khí: Metan, etilen và CO2, ta dùng thí nghiệm nào:
I/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch Br2 và thí nghiệm 2 dùng nước vôi trong.
II/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch KMnO4 và thí nghiệm 2 dùng phản ứng cháy.
III/ Thí nghiệm 1 dùng H2 và thí nghiệm 2 dùng nước vôi trong.
	A. I, II	B. I, III
	C. II, III 	D. I, II, III 
Câu 137: 
Để phân biệt 3 chất: Axit axetic, fomon và nước, ta dùng thí nghiệm nào:
I/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch AgNO3 / NH3 và thí nghiệm 2 dùng quỳ tím.
II/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch AgNO3 / NH3 và thí nghiệm 2 dùng CuO.
III/ Chỉ cần Cu(OH)2 rồi đun nóng.
	A. I, II 	B. I, III
	C. II, III 	D. I, II, III
Câu 138: 
Để phân biệt 3 chất: Etyl axetat, fomon và rượu etylic, ta dùng thí nghiệm nào:
I/ Thí nghiệm 1 dùng dd AgNO3 / NH3 và thí nghiệm 2 dùng Na.
II/ Thí nghiệm 1 dùng Cu(OH)2 / tO và thí nghiệm 2 dùng Na.
III/ Thí nghiệm 1 dùng dd AgNO3 / NH3 và thí nghiệm 2 dùng dd NaOH.
	A. I, II 	B. I, III
	C. II, III 	D. I, II, III 
Câu 139: 
Để tách axit axetic có lẫn tạp chất axeton (CH3-CO-CH3), ta dùng thí nghiệm nào sau đây:
TN1/ Dùng KOH vừa đủ, cô cạn lấy chất rắn cho vào dung dịch H2SO4 vừa đủ, rồi chưng cất hỗn hợp.
TN2/ Dùng Ba(OH)2 vừa đủ, cô cạn lấy chất rắn cho vào dung dịch H2SO4 vừa đủ tạo kết tủa, rồi lọc bỏ kết tủa.
	A. TN1 và TN2 đều đúng. 	B. TN1 và TN2 đều sai.
	C. TN1 đúng, TN2 sai.	D. TN1 sai, TN2 đúng.
Câu 140: 
Để tách hidro có lẫn tạp chất etilen và axetilen, ta dùng thí nghiệm nào sau đây:
TN1/ Cho hỗn hợp khí lội thật chậm qua bình chứa dung dịch Br2 có dư.
TN2/ Cho hỗn hợp khí lội thật chậm qua bình chứa dung dịch KMnO4 có dư.
	A. TN1 và TN2 đều đúng. 	B. TN1 và TN2 đều sai.
	C. TN1 đúng, TN2 sai.	D. TN1 sai, TN2 đúng.
Câu 141: 
Trong sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng): 
 CH à CH à X à CH3-CH2OH thì X là:
I/ CH2=CH2	II/ CH3-CHO	III/ CH3-CHCl2
	A. I, II 	B. I, III
	C. II, III 	D. I, II, III
Câu 142: 
Cho nước vào rượu etylic thu được dung dịch C2H5OH 8M (dC2H5OH = 0,8g/ml và dH2O = 1g/ml). Độ rượu của dung dịch là:
	A. 460	B. 40,50 
	C. 36,80	D. 540
Câu 143: 
Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X thu được CO2 và H2O. Phân tử khối của X là 60 và X có khả năng tác dụng NaOH. Công thức của X là:I/ C3H8OII/ C2H4O2
	A. I, II đều đúng.	B. I, II đều sai.
	C. I đúng, II sai.	D. I sai, II đúng. 
Câu 144: 
Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H6O3. Cho 0,2 mol X tác dụng với Na dư thì được 0,1 mol H2. Công thức cấu tạo của X là:
	A. CH3-CHOH-COOH	B. CH2OH-CHOH-COOH
	C. HCOO-CH2-CH2OH 	D. CH2OH-CHOH-CHO
Câu 145: 
Nhóm kim loại nào không tan trong cả axit HNO3 đặc nóng và axit H2SO4 đặc nóng?
	A. Pt, Au 	B. Cu, Pb
	C. Ag, Pt	D. Ag, Pt, Au 
Câu 146: 
Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5 g trong 250 g dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng bạc nitrat trong dung dịch giảm 17%. Hỏi khối lượng của vật sau phản ứng bằng bao nhiêu?
	A. 5,76 g 	B. 6,08 g
	C. 5,44 g	D. Giá trị khác
Câu 147: 
Câu nói nào hoàn toàn đúng:
	A. Cặp oxi hóa khử của kim loại là một cặp gồm một chất oxi hóa và một chất khử.
	B. Dãy điện hóa của kim loại là một dãy những cặp oxi hóa-khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các kim loại và chiều giảm dần tính khử của các ion kim loại.
	C. Kim loại nhẹ là kim loại có thể dùng dao cắt ra.
	D. Fe2+ có thể đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng này nhưng cũng có thể đóng vai trò chất khử trong phản ứng khác.
Câu 148: 
Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Fe, bột Cu và bột Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp bột vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Hỏi dung dịch X chứa chất nào:
	A. AgNO3	B. HCl
	C. NaOH	D. H2SO4 
Câu 149: 
Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện (nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng:
	A. Al, Cu	B. Mg, Fe
	C. Fe, Ni 	D. Ca, Cu
Câu 150: 
Từ dung dịch AgNO3 có thể điều chế Ag bằng cách nào?
	A. Dùng Cu để khử Ag+ trong dung dịch.
	B. Thêm kiềm vào dung dịch được Ag2O rồi dùng khí H2 để khử Ag2O ở nhiệt độ cao.
	C. Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
	D. A, B, C đều đúng.
Câu 151: 
Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại là do:
	A. Năng lượng nguyên tử hóa nhỏ.
	B. Năng lượng ion hóa nhỏ.
	C. Năng lượng nguyên tử hóa và năng lượng ion hóa đều nhỏ.
	D. A, B, C đều sai.
Câu 152: 
Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây?
	A. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
	B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
	C. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
	D. Na2O, NaOH, Na2CO3.
Câu 153: 
Khi cho Cu phản ứng với axit H2SO4 đặc nóng, sản phẩm khí sinh ra chủ yếu là:
	A. H2S	B. H2
	C. SO2 	D. SO3
Câu 155: 
Ngâm một lượng nhỏ hỗn hợp bột Al và Cu trong một lượng thừa mỗi dung dịch chất sau, trường hợp nào hỗn hợp bị hòa tan hết (sau một thời gian dài):
	A. HCl	B. NaOH
	C. FeCl2	D. FeCl3 
Câu 156: 
Phèn chua có công thức nào?
	A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O	B. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O
	C. CuSO4.5H2O	D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O 
Câu 157: 
Cho 3,9 g kali vào 101,8 g nước thu được dung dịch KOH có khối lượng riêng là 1,056 g/ml. Nồng độ % của dung dịch KOH là bao nhiêu (Cho 
K = 39, O = 16, H = 1)?
	A. 5,31%	B. 5,20 %
	C. 5,30 % 	D. 5,50 %
Câu 158: 
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 
0,4 mol H2. Nếu cho một nửa hỗn hợp X tác dụng với NaOH dư thì thu được 0,15 mol H2. Số mol Mg và Al trong hỗn hợp X là:
A. 0,25 mol; 0,15 mol	 	B. 0,1 mol; 0,2 mol 
	C. 0,2 mol; 0,2 mol	D. Giá trị khác
Câu 159: 
Cho 2 kim loại nhôm và sắt.
	A. Tính khử của sắt lớn hơn nhôm.
	B. Tính khử của nhôm lớn hơn sắt.
	C. Tính khử của nhôm và sắt bằng nhau.
	D. Tính khử của nhôm và sắt phụ thuộc chất tác dụng nên không thể so sánh.
Câu 160: 
Để điều chế Fe(NO3)2 ta cho:
	A. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.	B. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng.
	C. Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.	D. Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 dư.
Câu 161: 
Nếu dùng FeS có lẫn Fe cho tác dụng với dung dịch HCl loãng để điều chế H2S thì trong H2S có lẫn tạp chất là:
	A. SO2 	B. S
	C. H2	D. SO3
Câu 162: 
Một hỗn hợp bột kim loại gồm nhôm và Fe. Để tách riêng Fe (giữ nguyên lượng) từ hỗn hợp đó ta có thể cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch:
	A. HCl	B. NaOH 
	C. Fe(NO3)2 	D. ZnCl2
Câu 163: 
Trong sản xuất gang, nguyên liệu cần dùng là quặng sắt, than cốc và chất chảy. Nếu nguyên liệu có lẫn tạp chất là CaO thì chất chảy cần dùng là:
	A. CaSiO3 	B. SiO2
	C. CaCO3	D. Hỗn hợp CaO và CaSiO3
Câu 164: 
Quặng sắt có giá trị để sản xuất gang là:
	A. Hematit và manhetit	B. Pirit và manhetit
	C. Xiderit và hematit.	D. Pirit và xiderit.
Câu 165: 
Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách:
	A. Cho Fe2O3 tác dụng với H2O. 
	B. Cho muối sắt (III) tác dụng axit mạnh.
	C. Cho Fe2O3 tác dụng với NaOH vừa đủ.
	D. Cho muối sắt (III) tác dụng dung dịch bazơ.
Câu 166: 
Chọn câu trả lời đúng để giải thích vì sao để bảo quản kim loại Na người ta ngâm nó trong dầu hỏa.
	A. Tránh Na tiếp xúc với oxi có trong không khí.
	B. Tránh Na tiếp xúc với hơi nước có trong không khí.
	C. Kim loại Na không tác dụng với dầu hỏa.
	D. A, B, C đúng.
Câu 167: 
Có thể dùng 1 hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. hóa chất này là:
	A. HCl loãng	B. HCl đặc
	C. H2SO4 loãng	D. HNO3 loãng
Câu 168: 
Hỗn hợp G gồm Fe3O4 và CuO. Cho hiđro dư đi qua 6,32 gam hỗn hợp G nung nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn G1 và 1,62 gam H2O. Số mol của Fe3O4 và CuO trong hỗn hợp G ban đầu lần lượt là:
	A. 0,05; 0,01	B. 0,01; 0,05
	C. 0,5; 0,01	D. 0,05; 0,1 
Câu 169: 
Một oxit kim loại có công thức MxOy, trong đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8 gam kim loại M. Hòa tan hoàn toàn lượng M bằng HNO3 đặc nóng thu được muối của M hóa trị 3 và 0,9 mol khí NO2. Công thức oxit kim loại trên là:
	A. Fe2O3	B. Fe3O4 
	C. FeO	D. Al2O3
Câu 170: 
Hỗn hợp X gồm các kim loại Al; Fe; Ba. Chia X thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1 tác dụng với nước dư thu được 0,04 mol H2.
 Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,07 mol H2.
 Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,1 mol H2.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol Ba, Al, Fe trong 1 phần của hỗn hợp X lần lượt là:
	A. 0,01; 0,04; 0,0 	B. 0,01; 0,02; 0,03
	C. 0,02; 0,03; 0,04	D. 0,01; 0,03; 0,03
Câu 171: 
Sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric thu được khí X. Nhiệt phân kali nitrat được khí Y. Axit clohiđric đặc tác dụng với kali pemanganat thu được khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là:
	A. H2; O2, Cl2 	B. H2, O2, Cl2O
	C. H2, NO2, Cl2	D. Cl2O, NO2, Cl2
Câu 172: 
Hoà tan 10 g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 1,12 l hidro (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH lấy dư. Lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y nào sau đây là đúng:
	A. 11,2 gam 	B. 14 gam 
	C. 12 gam 	D. 11,5 gam 
Câu 173: 
Hỗn hợp G gồm Fe3O4 và CuO. Cho hiđro dư đi qua 6,32 gam hỗn hợp G nung nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn G1 và 1,62 gam H2O.Khối lượng của các Fe3O4 và CuO trong hỗn hợp G lần lượt là.
	A. 4 gam; 2,32 gam 	B. 2,32 gam; 4 gam
	C. 4,64 gam; 1,68 gam	D. 1,32gam; 5 gam 
Câu 174: 
Tính kim loại của các nguyên tố: Na, Mg, Al giảm dần theo dãy:
A. Na > Mg > Al 	B. 

File đính kèm:

  • dochoa_hoc.doc
Giáo án liên quan