Tài liệu ôn tập hoá học lớp 12 -Ban cơ bản

Kiến thức:

-Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.

- Công thức chung của este đơn chức là RCOOR’.

- Este no, đơn chức mạch hở có ctpt CnH2nO2.

- Chất béo là trieste của axit béo có mạch cacbon dài với glixerol.

- Số miligam KOH dùng để trung hoà lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập hoá học lớp 12 -Ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN TẬP HOÁ HỌC LỚP 12 -BAN CƠ BẢN
Chương 1: ESTE - LIPIT
I. Kiến thức:
-Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
- Công thức chung của este đơn chức là RCOOR’.
- Este no, đơn chức mạch hở có ctpt CnH2nO2.
- Chất béo là trieste của axit béo có mạch cacbon dài với glixerol.
- Số miligam KOH dùng để trung hoà lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo.
- T/c hoá học : pứ thuỷ phân (xt axit), phản ứng xà phòng hoá, pứ hiđro hoá chất béo lỏng.
II.Bài tập:
1. Viết đồng phân và gọi tên các este có công thức phân tử C3H6O2, C4H10O2.
2. Chất X có ctpt C3H6O2. Khi tác dụng với dd NaOH chất Y có ctpt C2H3O2Na. Tìm tên và ctct của X?
3. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Xác định ctpt của X?
4. Viết pthh khi cho dd NaOH lần lượt tác dụng với etyl axetat, metyl axetat, metyl fomat
5. Thuỷ phân este C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng 1 pứ duy nhất. Tìm tên của este và viết pthh?
6. Đồng phân nào trong số các đồng phân mạch hở có ctpt C2H4O2 tác dụng được với 
a) dd NaOH?
b) Na ?
c) ancol etylic ?
d) dd AgNO3/ NH3 sinh ra Ag ?
7. Este đơn chức X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lần lượt là 48,65%, 8,11% và 43,24%.
a) Tìm ctpt, viết các ctct có thể có và gọi tên X ?
b) Đun nóng 3,7 g X với dd NaOH vừa đủ đến khi pứ xảy ra hoàn toàn. Từ dd sau pứ cô cạn thu được 4,1 g muối rắn khan. Xác định ctct của X ? 
8. Viết ctct chung của chất béo? Ctct của tristearin, triolein và tripanmitin?
9. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố không? Vì sao?
10. Khi đun nóng hỗn hợp 2 axit cacboxylic với glixerol ( H2SO4 làm xt) có thể thu được mấy trieste? Viết ctct của các chất này?
11. Viết ctct thu gọn của các trieste có thể có của axit panmitic C15H31COOH, axit stearic C17H35COOH với glixerol?
12. Thuỷ phân hoàn toàn 8,8 g este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dd KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 g mọt ancol Y. Tìm tên của X và Y?
13. 10,4 g hỗn hợp axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 g dd NaOH 4%. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp?
14. Khi thuỷ phân a g một este X thu được 0,92 g glixerol, 3,02 g natri linoleat C17H31COONa và m g natri oleat C17H33COONa.
Tính a và m? Viết ctct có thể có của X?
15. Để trung hoà 2,8 gam chất béo cần 3 ml dd KOH 0,1M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên?
Chương 2: CACBOHIĐRAT 
I. Kiến thức:
- Cacbohiđrat (còn gọi là gluxit, saccarit) là những hchc tạp chức có công thức chung là Cn(H2O)m.
+Monosaccarit: glucozơ, fructozơ C6H12O6.
+Đisaccarit: saccarozơ, mantozơ C12H22O11.
+Polisaccarit: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n hay [C6(H2O)5]n hay C6n(H2O)5n
- Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol CH2OH[CHOH]4 CHO
- Fructozơ ở dạng mạch hở là monoxeton & poliancoCH2OH[CHOH]3COCH2OH
Trong môi trường bazơ: glucozơ fructozơ
- Saccarozơ : ptử không có nhóm CHO, có chức ancol.
- Glucozơ có pứ của chức anđehit, Fructozơ cũng có pứ tráng bạc.
- Glucozơ, fructozơ, saccarozơ pứ với Cu(OH)2 cho các hợp chất tan màu xanh lam.
- Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có pứ thuỷ phân.
II. Bài tập: 
1. Dùng pp hoá học phân biệt các dd:
a) Glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic?
b) Glucozơ, saccarozơ, glixerol 
2. Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ mol là 1:1. Chất này có thể lên men thành rượu. Đó là chất nào? Viết các pthh?
3. Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thuỷ phân
a) 1 kg gạo có 80% tinh bột, còn lại là tạp chức trơ.
b) 1 kg saccarozơ?
4. Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohiđrat X thu được 13,44 lít CO2 đktc và 9 gam nước. Tìm công thức đơn giản nhất của X? X thuộc loại cacbohiđrat nào?
5. Viết pthh theo sơ đồ: Tinh bột à glucozơ à etanol à axit axetic à etyl axetat
Chương 3: AMIN, AMINO AXIT V À PROTIT 
I. Kiến thức:
- Amin RNH2 tan trong nước tạo dd bazơ, pứ với axit HCl tạo muối.
Anilin C6H5NH2 pứ với axit HCl tạo muối, pứ với dd Br2 tạo kết tủa trắng.
- Amino axit H2NCH(R)COOH pứ với axit HCl, bazơ tan, ancol tạo este và pứ trùng ngưng.
- Protein NH-CH(R1)-CO-NH-CH(R2)-CO có pứ thuỷ phân và pứ màu biure ( trong môi trường kiềm peptit pứ với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím).
II. Bài tập: 
1. Viết ctct, tên và chỉ rõ bậc của từng amin đồng phân có ctpt sau:
a) C3H9N. b) C7H9N (chứa vòng benzen)
2. Tính thể tích nước brom 3% ( D = 1,3 g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 g tribromanilin?
3. Viết ctct và tên các amino axit đồng phân có ctpt C4H9NO2 ?
4. Dùng pp hoá học phân biệt các dung dịch: 
a) H2NCH2COOH, C2H5COOH và CH3[CH2]3NH2.
b) glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng?
5. Phân biệt các khái niệm
a) Peptit và protein. B) Protein đơn giản và protein phức tạp.
6. Hoàn thành sơ đồ biến hoá sau: Xenlulozơ à A à B à cao su buna.
7. Sắp xếp theo tính bazơ tăng dần và giải thích: Amoniac, metyl amin, anilin và đimetyl amin?
8. Khi thuỷ phân tripeptit H2N-CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH thu được các aminoaxit nào?
9. Cho10,3 gam α- aminoaxit X chứa một nhóm –NH2 tác dụng hết với dd HCl. Cô cạn dd sau pứ thu được 13,95 g muối khan. Viết ct cấu tạo thu gọn của X?
Chương 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME 
I. Kiến thức: 
- Polime là những h/c có PTK rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở liên kết với nhau tạo nên.
- T/c hoá học : pứ phân cắt mạch polime, giữ nguyên mạch polime và tăng mạch polime.
- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
- Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất 2 thành phần (chất nền polime và chất độn) phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.
- Một số polime làm chất dẻo: PE, PVC, poli(metyl metacrylat), PPF.
- Một số loại tơ tổng hợp thường gặp:
+ Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit, được điều chế từ hexametylenđiamin NH2[CH2]6NH2 và axit ađipic HOOC[CH2]4COOH.
+ Tơ nitron (hay olon) được tổng hợp từ vinyl xianua ( thường gọi là acrilonitrin) CH2=CH-CN 
II. Bài tập:
1. Cho biết các monome được dùng để điều chế các polime sau:
a) -CH2CH(Cl)-CH2-CH(Cl)-...
b) -CF2 – CF2 – CF2 – CF2 -
c) -( CH2- C(CH3) = CH – CH2 )n-
d) -( NH - [CH2]6- CO )n-
e) -( NH - [CH2 ]6 – NH – CO - [CH2]4 – CO )n- 
2. Viết pthh của các pứ tổng hợp
a) PVC, poli(vinyl axetat) từ etilen.
b) polibutađien và polime đồng trùng hợp giữa butađien và stiren từ butan và etylbenzen.
3. Từ metanol và axit metcrylic viết các pthh điều chế poli(metyl metacrylat). Cho biết ứng dụng của polime này.
4. Cacbohiđrat nào ở dạng polime: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ, xenlulozơ?
Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 
I. Kiến thức:
- N.tử của hầu hết các nguyên tố kim loại có soó e ở lớp ngoài cùng ít (1, 2, 3e).
- Tinh thể kl có 3 kiểu mạng phổ biến:
+ Mạng tt lục phương : Be, Mg, Zn.
+ Mạng tt lập phương tâm diện: Cu, Ag, Au, Al.
+ Mạng tt lập phương tâm khối: Li, Na, K, V, Mo
- Lk kim loại là lk được hình thành giữa các ntử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các e tự do.
- T/c vật lí chung : dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, có ánh kim do các e tự do trong kl gây ra.
* Kl có KLR nhỏ nhất và lớn nhất là Li và Os, kl có nđộ nóng chảy thấp nhất và lớn nhất là Hg và W.
- T/c hoá học chung : Tính khử M à Mn+ + ne.
Kl t/d với phi kim, dd axit, nước, dd muối.
- Dãy điện hoá của kl cho phép dự đoán chiều của pứ giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo qui tắc α: 
chất oxi hoá mạnh + chất khử mạnh à chất oxi hoá yếu + chất khử yếu
# Dùng dãy hoạt động hoá học của kl để suy ra dãy điện hoá của kim loại.
K Ca Na – Mg Al Zn Fe – Ni Sn Pb H – Cu Ag Hg Pt Au 
- Phương pháp đ/c kl:
+ pp nhiệt luyện đ/c kl TB dùng chất khử là CO, H2, C và Al. 
+ pp thuỷ luyện đ/c kl yếu, dùng Fe, Zn
+ pp điện phân: đpnc dùng đ/c kl mạnh; đpdd dùng đ/c kl TB và Y. 
II.Bài tập: 
1. Cation R2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Tìm tên ntố R?
2. Hoà tan 1,44 g một kim loại M hoá trị II trong 150 ml dd H2SO4 0,5 M. Để trung hoà axit dư trong dd thu dược, phải dùng hết 30 ml dd NaOH 1M. Tìm kl đó?
3. Hoà tan hoàn toàn 15,4 g hỗn hợp Mg và Zn trong dd HCl dư thấy có 0,6 g khí H2 bay ra. Tính khối lượng muối tạo ra trong dd ?
4. Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì dùng chất nào để khử độc thủ ngân?
5. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Dùng pp hoá học loại bỏ tạp chất?
6. Trong hợp kim Al-Ni, cứ 10 mol Al có 1 mol Ni. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim?
7. Từ CaCO3, CuSO4, Cu(OH)2, MgO, Fe2O3 viết các pthh đ/c kimloại tương ứng?
8. Hoà tan hoàn toàn 0,5 g hỗn hợp Fe và một kimloại hoá tri II trong dd HCl thu được 1,12 lít H2 ở đktc. Tìm km loại đó?
9. Có 4 ion là Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion nào có số e ở lớp ngoài nhiều nhất?
10. Chỉ dùng dd H2SO4 loãng có thể nhận biết mấy kim loại trong 5 kim loại sau: Mg, Ba, Al, Fe, Ag?
-----------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docHOA 12 ON TAP KT BAN CO BAN.doc
Giáo án liên quan