Tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa Xi về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu học (saEPs). sau thời gian thử
nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước, Dự án đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy - học Mĩ thuật cấp tiểu học ở Việt Nam.
Năm học 2014 - 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy - học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình dạy - học Mĩ thuật của saEPs ở tất cả trường tiểu học trên toàn quốc. Tài liệu Dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và các nền Giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới.
Tài liệu được biên soạn với sự giúp đỡ tận tình, tâm huyết của Giáo sư anne kirsten Fugl - Trường Đại học sealand, vương quốc Đan Mạch, và sự tham gia nhiệt tình của các giảng viên mĩ thuật Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương và một số Giáo viên ở các trường Tiểu học tham gia thí điểm. Tài liệu này sẽ giúp cho các giáo viên Mĩ thuật cấp Tiểu học có thể vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới vào thực tiễn một cách hiệu quả.
Những quy trình dạy - học mĩ thuật theo phương pháp mới của saEPs trong tài liệu này đều hướng tới mục tiêu:
• Lấy học sinh làm trung tâm;
• kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp học sinh có được các khả năng:
+ Biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh;
+ khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác;
+ Hình thành các kỹ năng sống trong lĩnh vực Mĩ thuật;
+ yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày;
các nhóm khác; • Hình thành mối qua hệ giữa nghệ thuật và đời sống; • Hiểu thêm các cách biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình. Kết Quả Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: • Tích cực tham gia vào chuẩn bị bài trình bày của nhóm; • Biểu lộ cảm xúc và ấn tượng về tác phẩm thông qua ngôn ngữ; • Tự đánh giá sự tham giá của mình và bạn vào quy trình dạy - học mĩ thuật; • Hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống; • Hiểu được phong phú đa dạng của nghệ thuật tạo hình. Trong bài thuyết trình, các thành viên “gia đình” được bố trí ở phía trước của bức tranh cắt dán. Giáo viên có thể khuyến khích học sinh đóng vai, biểu diễn kịch câm với ngôn ngữ cơ thể như là một hình thức trình bày. Giáo viên hướng dẫn học sinh chia sẻ ý kiến về kết quả của toàn bộ quá trình với một hệ thống các câu hỏi. • Ý tưởng chính của các hình ảnh trong tác phẩm là gì? • Cần thêm, bớt những hình ảnh, hình tượng nào để làm rõ chủ đề của nhóm? • Các em gặp phải những khó khăn nào trong quá trình làm việc? • Tỷ lệ giữa các hình tượng phù hợp với nhau chưa? • yếu tố nào khiến tác phẩm chưa thể hiện rõ ý tưởng? • Các thành viên gia đình đang làm gì? Hạnh phúc không? • Các thành viên trong nhóm đạt được các mục tiêu tổng thể chưa? Cần thay đổi gi? câu hỏi chủ chốtcác quy trình mĨ thuật 52 Ý tưởng khác! Học sinh có thể tạo ra nền tranh bằng cách: - Vẽ khung cảnh 2D và sắp xếp các thành viên “gia đình” ở phía trước. Tác phẩm của các bạn nói về câu chuyện gì? • Bạn thấy những hình tượng trong tác phẩm đang thể hiện điều gì? • Tác phẩm cho ta cảm giác thời gian, địa điểm nào? • Hình tượng nào là yếu tốt chính của tác phẩm? câu hỏi Gợi Mởtài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học 53 - Làm một bối cảnh sân khấu và thực hiện một vở kịch với những nhân vật 4D (nghệ thuật với con rối). - sử dụng nghệ thuật hình ảnh hoặc video cho các thành viên “gia đình” trải nghiệm 4D. Giáo viên tổ chức hoạt động này dựa trên các hoạt động trước đó để giúp học sinh khám phá những chủ đề, các phương tiện của nghệ thuật thị giác khác nhau, do đó học sinh dần dần hiểu được sự đa dạng của nghệ thuật thị giác và văn hóa trong cuộc sống xã hội. - Xây dựng một hoạt cảnh bao gồm các thành viên “gia đình” trong quá trình trình bày sắp đặt theo 3D (nghệ thuật sắp đặt,)các quy trình mĨ thuật 54 GIớI THIỆU Trong học tập mĩ thuật, mỗi học sinh sẽ có phản ứng tích cực với những gì diễn ra xung quanh các em. Học sinh sẽ thấy thân quen với ngôi nhà, đường phố, cảnh đẹp, thành phố hoặc khu đô thị mà các em sống. Tất cả có thể biến thành hình ảnh văn hóa rất khác biệt giữa các vùng với nhau, nông thôn với thành thị, tỉnh này với tỉnh khác MộT CHủ Đề như Ngôi nhà là một trong rất nhiều nội dung phổ biến (xe đạp, ô tô, thuyền, cửa hàng, con vật, nghề nghiệp, trò chơi, đồ chơi, câu chuyện cổ tích, ước mơ, nỗi sợ hãi) mà giáo viên có thể thực hiện để giúp các em học tập, khám phá và phản ánh lại cuộc sống bằng nghệ thuật. khi giáo viên tổ chức một quy trình dạy - học mĩ thuật dựa trên phương pháp tiếp cận theo chủ đề, họ sẽ khiến tất cả học sinh tham gia vào việc suy nghĩ để tạo ra một sơ đồ tư duy thu thập tất cả ý kiến của học sinh về chủ đề đã lựa chọn. Ở đây, giáo viên có thể tạo sự chú ý và tạo động lực cho học sinh bằng cách đưa ra những gợi ý và giúp học sinh lựa chọn những chủ đề khác nhau Cuối cùng, cả lớp và giáo viên thống nhất chọn CHủ Đề rồi lựa chọn một nội dung cho quy trình nghệ thuật đó. Học sinh sẽ phác thảo và làm việc độc lập hoặc theo cặp/ theo nhóm. Quy trình dạy - học mĩ thuật này giới thiệu chủ đề ngôi nhà và khám phá ngôi nhà: - Bối cảnh hiện tại: Học sinh vẽ những ngôi nhà hiện tại từ trí nhớ của mình. - Bối cảnh quá khứ: Học sinh sưu tầm những hình ảnh về những Ngôi nhà cổ ở các vùng miền khác nhau (nếu có thể, nên tổ chức cho Hs tới thăm Bảo tàng dân tộc học) - Bối cảnh tương lai: khi được khuyến khích, học sinh có khả năng tưởng tượng, sáng tạo ra những Ngôi nhà mơ ước trong tương lai. Quy trình dạy - học mĩ thuật theo một chủ đề cụ thể (Ví dụ: “Nhà của em”) MỤC TIêU Quy trình dạy - học mĩ thuật theo chủ đề học sinh sẽ có khả năng: Cùng nhau tạo ra sơ đồ tư duy về một chủ đề được lựa chọn • sáng tạo từ trí nhớ • Tìm ra sự giống và khác nhau thông qua quan sát • Lắp ráp các vật tìm được để tạo thành một mô hình biểu đạt không gian 3 chiều (3D) • Làm việc theo cặp để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. QUY TRìNH 5 tẠo hình 3D – tiếP cận theo chủ Đề(tạo hình từ vật tìm được)tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học 55 chuẩn bị Giáo viên: - Hình ảnh minh họa liên quan đến chủ đề, các vật liệu tìm được - Chuẩn bị các hộp để phân loại vật liệu tìm được của Hs Học sinh: - Thu thập vật liệu - Hình ảnh liên quan đến chủ đề hoạt ĐộNG 1: KháM phá chủ ĐiểM “NGôi Nhà” Mục tiêu Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh: • Xây dựng các ý tưởng liên quan đến chủ đề ngôi nhà; • Biết cách chọn một nội dung chủ đề cho công việc của các em; • khám phá, phát hiện về ngôi nhà và ngôi nhà riêng của mình; • Chia sẻ kinh nghiệm từ trí nhớ và quan sát. Kết Quả Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: • Tạo ý tưởng và trình bày được ý tưởng về ngôi nhà; • Lắng nghe và tôn trọng ý kiến từ những người khác; • Thu thập được hình ảnh của các loại nhà khác nhau; • khám phá ngôi nhà của chính mình. Để bắt đầu quy trình dạy - học mĩ thuật này, giáo viên cho Hs quan sát về hình ảnh của các ngôi nhà khác nhau. Học sinh sẽ ngạc nhiên, tò mò, và có động lực để khám phá những đặc điểm của ngôi nhà như kích thước, màu sắc, hình dáng, chất liệu, vị trí của các bộ phận, không gian xung quanh, chức năng của từng ngôi nhà; Hs tìm thấy điểm tương đồng, sự khác biệt và nhận thức của các em về ngôi nhà. thực hiện Các loại nhà khác nhau theo từng địa phương, vùng miền. (Học sinh có thể thêm các bức tranh trong hoạt động 5)các quy trình mĨ thuật 56 Suy NGhĩ Sơ đồ tư duy: Học sinh được yêu cầu suy nghĩ và viết ra những gì các em nghĩ đến trong đầu khi nghe đến Ngôi nhà. Giáo viên tạo một sơ đồ tư duy lên bảng và viết từng nội dung của chủ đề ngôi nhà. Ví dụ như sơ đồ tư duy dưới đây:sơ đồ trên cho thấy sự bắt đầu phát triển theo chủ đề Ngôi nhà. Trong ví dụ này học sinh sẽ có ý kiến khác nhau về ngôi nhà ở các vùng miền khác nhau. Giáo viên dần dần hướng các em vào ngôi nhà mà các em yêu thích trong chủ điểm: Nhà của em Giáo viên cùng học sinh quyết định sẽ làm gì trong tiết học tiếp theo, học sinh sẽ tạo ra một bức tranh về ngôi nhà của các em: • khuyến khích học sinh tìm hiểu ngôi nhà của các em từ phía bên ngoài; • yêu cầu các em mang bản vẽ phác thảo hoặc bức ảnh – tốt nhất là ghi nhớ hình ảnh ngôi nhà trong đầu; • Tạo cho các em sự tò mò và mong muốn khám phá/phát hiện/nhận dạng ngôi nhà bằng các câu hỏi như: Nhà làm bằng gì, điều gì làm cho nó khác biệt mà em nhớ nhất? càng chi tiết càng tốt. Nhà gần biển Nhà trên núi Nhà ở thành phố Nhà vùng nông thôn Cửa hàng Nhà máy Nhà của em Nhà hàng CơquanĐồ chơi – Quần áo – Xe đạp Trường học–Bệnh viện Ngôi nhà CửaMáiTườngSànMàu sắcChất li ệuNh ựa Thấp tầngHình dáng Lá cọ Mái tôn Mái rơm Ngói Mái gianh Nhà c ủaemCao tầng Hình thức 57 Ý tưởng khác! Giáo viên cũng có thể xem xét để học sinh đi dạo trong khu phố và thu hút sự chú ý xem các hình dạng khác nhau và chức năng của mỗi ngôi nhà. Nếu có thể, học sinh có thể chụp ảnh và làm bản phác thảo về ngôi nhà mình lựa chọn.phụ huynh tham gia vào thu thập vật liệu tìm được cho hoạt động 3 Giáo viên có thể yêu cầu học sinh và gia đình của các em trong việc thu thập đồ vật, phế liệu an toàn, sạch từ những thứ không dùng đến bên trong và bên ngoài nhà của họ để tái sử dụng trong hoạt động 3. Giáo viên thông báo về Quy trình dạy - học mĩ thuật, sự cần thiết phải có nhiều vật liệu cho hoạt động này. hoạt ĐộNG 2: vẽ và tô Màu “Nhà của eM” theo trÍ Nhớ Mục tiêu Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh: • Nhớ và mô tả hình dạng và các chi tiết của ngôi nhà riêng trong môi trường xung quanh; • sử dụng các ngôn ngữ mĩ thuật cơ bản như đường nét, kích thước, hình dạng, màu sắc, vv; • Thêm càng nhiều chi tiết bằng cách hỏi những câu hỏi mở ; • Chia sẻ, hiểu và tôn trọng những phong cách sống khác nhau. Kết Quả Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: • Gợi nhớ và mô tả được ngôi nhà; • Gợi nhớ càng nhiều chi tiết càng tốt; • Lắng nghe và biết tạo cảm hứng cho nhau trong và sau mỗi quy trình dạy - học mĩ thuật; • Trình bày và giải thích rõ về ngôi nhà của các em. Học sinh vẽ và tô màu ngôi nhà riêng của các em bao gồm càng nhiều chi tiết càng tốt như: cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, trang trí, chi tiết về ngôi nhà, môi trường xung quanh, các thành viên gia đình, động vật, xe đạp, ô tô vv Thầy/cô tạo thuận lợi cho quá trình bằng cách đặt câu hỏi hỗ trợ, chia sẻ ý tưởng và các hình ảnh có liên quan. • Ngôi nhà của gia đình em ở đâu, vùng nào, có những đặc điểm gì? (cao/thấp, to/nhỏ; một tầng hay nhiều tầng; cửa ra vào, cửa sổ; màu sắc;...) • Các ngôi nhà xung quanh có điểm nào giống và khác với ngôi nhà của nhà em không? câu hỏi chủ chốtcác quy trình mĨ thuật 58 Học sinh chia sẻ hình ảnh ngôi nhà của mình và nhận biết ngôi nhà của các bạn Giáo viên có thể sắp xếp các quy trình làm việc theo nhóm để khuyến khích học sinh truyền cảm hứng và hỗ trợ với nhau. khi các thành viên nhóm đã hoàn thành ngôi nhà của mình, học sinh bắt đầu thêm cảnh vật xung quanh ngôi nhà tạo thành một khoảng không gian cho các ngôi nhà: Cây, đường, cầu, vườn hoa Thầy cô có thể tạo điều kiện cho học sinh thảo luận trong nhóm về các thành viên của một ngôi nhà. Để các thành viên có thể đi từ nhà này đến nhà khác, học sinh tạo thêm đường giao thông và thêm các phương tiện giao thông như xe đạp và ô tô hoặc có thể là các con vật v.v... hoạt ĐộNG 3: tạo NGôi Nhà Mơ ước bằNG NhữNG vật DụNG tìM Được Mục tiêu Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh: • Quan sát hình dáng đồ vật cũ bằng “con mắt mới”; • Tò mò, sáng tạo và thúc đẩy học sinh trải nghiệm; • Thử nghiệm và tìm cách kết nối các yếu tố;
File đính kèm:
- tai lieu day hoc Mi thuat danh cho giao vien tieu hoc.doc