Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên ngữ văn THCS

 Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 Để nhằm bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn cho giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp, biên soạn tài liệu phục vụ chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ văn cấp THCS (thời lượng 30 tiết), tài liệu gồm các nội dung sau:

 - Định hướng phương pháp dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội

 - Một số định hướng giảng dạy các tiết ôn tập trong chương trình Ngữ văn THCS

 - Định hướng tiến trình dạy các bài "hướng dẫn đọc thêm" phần văn bản trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở

 Trong quá trình biên soạn, mặc dầu đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức. Trong quá trình nghiên cứu, học tập rất mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp chỉ ra những thiếu sót, góp ý kiến để cuốn tài liệu ngày càng được hoàn thiên hơn. Xin chân thành cảm ơn!

 

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên ngữ văn THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của người đàn bà trong tranh, phần phật bay. Cuồn cuộn bay. Mãnh liệt. Cô ấy cũng là người cay đắng. Thăng trầm. Thân phận. Với chị, cô ấy là người có tâm hồn đồng điệu tinh tế. Cô ấy sẽ hiểu chị. Cảm thông. Chia sẻ.
 	 (Nguyễn Bính Hồng Cầu)
g. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má. (Lê Minh Khuê)
Giáo viên lưu ý học sinh: Người ta cũng gọi câu đặc biệt là câu không xác định thành phần.
2. Các dấu câu đã học
 SGK đưa ra sơ đồ như sau:
Các loại dấu câu
Dấu chấm
Dấu phẩy
Dấu chấm phẩy
Dấu gạch ngang
Dấu chấm lửng
	Thoạt nhìn vào sơ đồ, giáo viên chúng ta thấy một khối lượng kiến thức không nhỏ trong thời lượng có hạn 45 phút. Do vậy, đối với những tiết ôn tập như thế này, để đạt được các chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết, giáo viên cần phải chọn các nội dung đơn vị kiến thức để hướng dẫn học sinh ôn tập. 
 Phần này, giáo viên có thể không đưa ra sơ đồ trên như SGK mà sau khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập thì hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ về các loại dấu câu theo bản đồ tư duy hoặc vẽ lại sơ đồ như trên nhưng mục tiêu cuối cùng của tiết ôn tập là học sinh hiểu tác dụng và biết sử dụng đúng các dấu câu đã học. Sau đây là một số bài tập để tham khảo.
Bài tập 1
 Giáo viên có thể kể và diễn giảng cho học sinh nghe 2 câu chuyện vui sau đây để hiểu được tầm quan trọng của dấu chấm câu.
Câu chuyện thứ nhất:
Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng. Ông cụ thều thào dặn con:
- Đừng uống trà…uống ruợu con nhé!
- Đừng đánh cờ… đánh bạc con nhé!
 Anh con trai vốn là người có hiếu, luôn nghe lời bố. Sau khi bố qua đời anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại.
Câu chuyện thứ 2:
 Nhà văn nổi tiếng Đức Tê-o-do Phon-ta-nơ (1819-1898) hồi còn làm biên tập ở Beclin có nhận được tập bản thảo gồm mấy bài thơ của một nhà thơ trẻ gửi tới, kèm bức thư trong đó tác giả viết: “Tôi không chú ý lắm đến các dấu câu, nhờ ông thêm vào hộ cho”. Phon-ta-nơ gửi trả lại ngay những bài thơ đó. Trong bức thư trả lời tác giả, ông viết: “ Lần sau gửi bản thảo, xin ông chỉ ghi những dấu câu thôi, còn thơ thì tôi sẽ điền vào ”
 (Theo Nụ cười bác học)
Bài tập 2
Trình bày tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau:
… “Nào là ga Tiên An - Ga Hà Thanh- ga Quảng Trị- ga Mĩ Chánh - ga Hiền Sĩ - ga Văn Xá-ga An Hoà - ga An Cựu - ga Hương Thuỷ-ga Phú Bài- ga Nong - ga Truồi - ga Cầu Hai - ga Nước Ngọt - ga Thừa Lưu - ga Lăng Cô - ga Liên Chiểu - ga Nam Ô - ga Tua Ran ”…
 (Nhớ Huế - Nguyễn Tuân)
Gợi ý: Dấu gạch ngang ở đây được dùng thay cho dấu phẩy (vốn chỉ sự liệt kê bình thường) để nhấn mạnh, làm nổi bật những cái được liệt kê. Trong dòng tưởng tượng cuả tác giả như có một con tàu đang vượt băng giới tuyến để trở về với Huế, với Đà Nẵng thân thương. Theo hành trình của con tàu từ Bắc vào Nam, các nhà ga cứ lần lượt nối nhịp chạy lướt qua trước nhà văn và biết bao nỗi nhớ niềm thương cũng trải dài như nối liền một dải nước non…
	Lớp 8
Tiết 59: Ôn luyện về dấu câu ( trang 150, SGK Ngữ văn 8, tập 1 ) 
 Đây là tiết ôn luyện mà không phải là tiết ôn tập, vậy nên trọng tâm chuẩn kiến thức và kỹ năng của kiểu bài này là vừa ôn tập kết hợp với rèn luyện kỹ năng sử dụng các loại dấu câu thông qua hệ thống bài tập, trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên :
Cụ thể như sau: 
I.Tổng kết vể dấu câu 
 Sách giáo khoa đưa ra sơ đồ như sau:
Dấu câu
Công dụng
Ở phần này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh:
- Khái niệm về dấu câu.
- Phân biệt các loại dấu câu với thanh điệu.
- Tên gọi các loại dấu câu đã học.
 Với nội dung này, giáo viên có thể tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ học sinh mà lựa chọn các hình thức tổ chức và hoạt động dạy học thích hợp (phiếu học tập, vẽ bản đồ tư duy, hay kiểm tra hệ thống các bài tập…)
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu
 Nội dung phần này là hướng dẫn học sinh phát hiện và sữa chữa các lỗi về dấu câu, và trước hết giáo viên cần giúp học sinh hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu và phương pháp sữa chữa. Cụ thể, trong quá trình tạo lập văn bản học sinh thường mắc những lỗi về dấu câu sau:
Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
Thiếu dấu câu để tách các thành phần và bộ phận của câu khi cần thiết.
Nhầm lẫn công dụng của các loại dấu câu.
 Trên cơ sở xác định các lỗi về cách sử dụng dấu câu, giáo viên lựa chọn nội dung và dạng bài tập thích hợp. Để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng về sử dụng các loại dấu câu và sửa chữa các lỗi về dấu câu, giáo viên có thể tham khảo thêm các bài tập sau:
Bài tập 1:
Những đoạn văn bản sau có sai một số lỗi về dấu câu, em hãy sửa chữa lại cho hợp lý?
a. ...Hương hoa dã quỳ dịu nhẹ. Chỉ đủ thoang thoảng. Len lỏi vương vít trong không gian, tạo một cảm giác dễ chịu. Hoa mang một dáng vẻ vừa hoang dại. Khoẻ khoắn lại vừa dịu dàng, thuần khiết đến lạ lùng. Dã quỳ mọc đơn lẻ mà đan nhau. Chen chúc nối dài thành lớp lớp sóng hoá và xô nhau trước những cơn gió thổi ràn rạt trên khắp núi đồi Tây Nguyên…
 (Huỳnh Thạch Thảo)
b. …Hoa bưởi đã nở trắng ngần. Thang thoảng hương thơm, vương dài trên từng ngõ xóm quê tôi. mùa xuân, hoa nở trắng cành. Hoa buông trắng lối đi. Và nếu dừng lâu dưới những gốc bưởi ấy. Thế nào cũng có vài cánh hoa rơi trên vai áo như một cái chạm nhẹ nhàng của người yêu. Mặt nước giếng làng cũng lửng lờ trôi vài cánh hoa bưởi, vốc đầy hai tay làn nước ấy vã lên mặt. Tôi cảm nhận rõ hương vị của quê hương lan toả trong tâm hồn… 
 (Nguyễn Thanh Xuân) 
Bài tập 2
Hãy phát hiện các lỗi về dấu câu trong các ví dụ sau và chữa lại cho đúng.
a. …Thật là dễ chịu. Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa ! Bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà ! Khi tuyết phủ kín mặt đất. Gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế ? Trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi. Thì khoái biết bao ?
 (Cô bé bán diêm - Andecxen)
b. Hãy viết một đoạn văn với nội dung tự chọn trong đó có sử dụng những dấu câu đã học ?
 Tiết 63: Ôn tập tiếng Việt (PPCT của Sở), nội dung phần II, trang 157, 158, SGK Ngữ văn 8, tập I.
 Tiết ôn tập này có rất nhiều nội dung, giáo viên nên lựa chọn đơn vị kiến thức hợp lý để hướng dẫn học sinh ôn tập.
I: Từ vựng có các kiến thức về: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, các biện pháp tu từ từ vựng, (nói quá, nói giảm, nói tránh)…
 Phần này giáo viên nên chọn kiến thức về trường từ vựng, các biện pháp tu từ để ôn tập vì các đơn vị kiến thức này sẽ liên kết và tích hợp với chương trình lớp 10 THPT. 
Giáo viên có thể đưa ra các bài tập sau đây để ôn luyện cho học sinh:
Bài tập1:
 a Hãy chỉ ra các từ cùng trường từ vựng trong những ví dụ sau: 
Mùa xuân em đi chợ hạ
Mua cá thu về chợ hãy còn đông
Ai bảo rằng em đã có chồng
Bực mình em đổ cá xuống sông em về.
 b. …Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… 
 `(Nguyên Hồng- Những ngày thơ ấu)
c. …Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khắn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
 (Hồ Chí Minh)
Bài tập 2
Đọc khổ thơ sau đây: 
…Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
 (Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Hãy xác định các từ cùng trường từ vựng có trong đoạn thơ ? 
Bài tập 3
a.	… Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
 (Ánh trăng- Nguyễn Duy)
b. Trai đu gối hạc khom khom cật
 	 Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
 Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
 Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
 (Đánh đu - Hồ Xuân Hương)
c.
 Giăng giăng khói nắng lưng đồi
Phố lèo tèo-Phố tự hồi nảo nao
Liu riu vài quán thuốc lào
Vài con đường đá bước sào sạo trưa
Vài ngôi nhà cũ lưa thưa
Đá ong rỗ mặ,t tiếng mưa gõ buồn.
 ( Phúc yên- Ngân Vịnh )
d. Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ
Với buồn phơn phớt, nắng trơ vơ
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập
Điềm báo thu vàng buồn xác xơ.
 ( Cuối thu- Hàn Mặc Tử )
 Hãy trình bày ý nghĩa biểu đạt của từ láy trong những ví dụ trên?
Bài tập 3
a.	 Dưới trăng quên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
 ( Truyện Kiều-Nguyễn Du)
b. Bà quan tênh nghếch xem bơi chải
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
 (Hội Tây- Nguyễn Khuyến)
c. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc…
 (Lão Hạc -Nam Cao)
Chỉ ra các từ tượng hình trong những ví dụ trên và trình bày ý nghĩa biểu đạt của chúng ?
 Ở chương trình Ngữ văn 8, phân phối chương trình của Sở có tiết 126: Ôn tập phần Tiếng Việt học kỳ II tức là bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (trang 130 và trang 138). Về nội dung thì tiết ôn tập này là tiết gộp của 2 bài trong SGK, gồm có nội dung ôn tập và kiểm tra, nhưng nội dung kiểm tra sẽ phân phối tại tiết 130. Như vậy, tiết 126 này chỉ ôn tập lại chương trình tiếng Việt học kỳ II, lớp 8 gồm có các kiến thức sau:
1. Kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
2. Hành động nói.
3. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
 Trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh ôn tập lại các khái niệm về các kiểu câu, hành động nói và một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ…
 Trong thời lượng 1 tiết với khối luợng kiến thức như vậy giáo viên cần lựa chọn hệ thống bài tập phổ quát và điển hình để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Sau đây là một số bài tập tham khảo thêm cho tiết ôn tập.
Bài tập 1
Trình bày tính logic trong việc sắp xếp trật tự từ ngữ trong những ví dụ sau: 
a. …Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
 (Lão Hạc-Nam Cao )
b. Lom khom dưới núi ti

File đính kèm:

  • docTL BDTX văn THCS.doc