Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên háo học THCS

 Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Hóa học (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học. Chúng tôi biên soạn tài liệu nhằm phục vụ, bổ trợ kiến thức cho giáo viên. Nội dung tài liệu(thời lượng 30 tiết), gồm 4 chuyên đề cụ thể như sau:

 1. Phản ứng hóa học giữa các chất vô cơ (thuộc chương trình phổ thông 2. Một số lưu ý khi đọc và viết têncác hợp chất hoá học

 3. Rèn kĩ năng giải bài tập hỗn hợp cho học sinh lớp 8

 4. Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn hóa học THCS.

 Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

 

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên háo học THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải là: đinitơ pentaoxit, natri hiđrocacbonat, sắt(III) hiđroxit
- Viết hóa trị của nguyên tố kim loại không đúng quy định
Ví dụ: 
Fe2O3 : Sắt III oxit
CuO : Đồng II oxit
Fe(NO3)3 : sắt (3) nitrat
Viết đúng phải là: sắt(III) oxit, đồng(II) oxit, sắt(III) nitrat
- Viết và đọc hợp chất của kim loại đa hóa trị giống như của phi kim đa hóa trị
Ví dụ: Fe2O3 : đi sắt tri oxit
 Fe3O4 : tri sắt tetra oxit 
Phải đọc là: Sắt(III) oxit ; Sắt (II, III) oxit hoặc sắt từ oxit
- Viết “i” thành “y” và ngược lại
Ví dụ hiđro thành hyđro
NaOH : natri hiđroxit thành natri hyđroxit
Kiểu viết sai này gặp nhiều hơn khi viết tên hợp chất hữu cơ
Ví dụ: 
C2H4 : etilen viết thành etylen
C2H2 : axetilen thành axetylen
hoặc C2H5OH : ancol (rượu) etylic viết thành ancol (rượu) etilic
(Trong khi danh pháp hữu cơ thì “i” và “y” đều có quy luật cụ thể cho từng loại hợp chất và gốc hữu cơ).
Ví dụ: 
Etin : C2H2 còn etyl là tên nhóm C2H5-
Propin : CHC - CH3 còn propyl là nhóm CH3- CH2-CH2-
- Đọc sai loại hợp chất khí thành axit
Ví dụ : Cl2 + H2 2HCl (khí hiđro clorua nhưng đọc thành axit clohiđric)
 hoặc S + H2 H2S (khí hiđro sunfua nhưng đọc thành axit sunfuhiđric)
(Lưu ý những chất khí này hoà tan vào nước mới tạo thành dung dịch axit)
Thậm chí có giáo viên đọc tên loại hợp chất A(OH)n là bazơ thành “ba giờ” .....
Vậy để củng cố cho việc đọc và ghi danh pháp hóa học, một lần nữa chúng ta cần nắm được quy luật cơ bản của từng loại hợp chất. Cụ thể như:
A. Về viết công thức các hợp chất vô cơ
Phần dương của các hợp chất viết trước phần âm và số nguyên tử viết ở chân ký hiệu.
Ví dụ : Na2S, NaCl, Na3PO4, H3PO4, NaOH…
 B. Về đọc tên các hợp chất vô cơ
Phần nào viết trước đọc trước, phần nào viết sau đọc sau. Các hợp chất vô cơ có mấy loại sau:
I. Hợp chất oxit
 Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit
a. Nếu nguyên tố kim loại có nhiều bậc oxi hóa (hay hóa trị) 
Tên oxit = Tên kim loại (kèm hóa trị bằng số La mã) + oxit
b. Nếu phi kim đa hóa trị (nhiều số oxi hóa)
 Tên oxit = Tên phi kim + oxit 
 (Kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (Kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
mono (một), đi (hai), tri (ba), tetra (bốn), penta (năm)…. (thường khi có một nguyên tử thì không cần đọc tiền tố mono).
Tuy nhiên oxit của phi kim đa hoá trị đôi khi ta cũng có thể đọc như oxit của kim loại đa hoá trị.
Ví dụ:
Na2O : natri oxit
Al2O3 : nhôm oxit
MgO : magie oxit
Cu2O : đồng(I) oxit
CuO : đồng(II) oxit
FeO : sắt(II) oxit:
Fe2O3 : sắt(III) oxit
N2O : đinitơ oxit hoặc nitơ(I) oxit
NO : nitơ oxit hoặc nitơ(II) oxit
N2O3 : đinitơ trioxit hay nitơ(III) oxit
NO2 : nitơ đioxit hay nitơ(IV) oxit
N2O5 : đinitơ pentaoxit hay nitơ(V) oxit
c. Những oxit mà trong phân tử có dây oxi (-O-O-) thì gọi là peoxit.
Ví dụ:
H2O2 : hiđro peoxit
Na2O2 : natri peoxit…
d. Ngoài ra còn một số rất ít oxit có tên gọi đặc biệt xuất phát từ lịch sử hay lấy tên một địa phương nào đó hoặc dựa vào một đặc tính nào đó...., nhưng tên này không được gọi là thuật ngữ hóa học chính thức, mặc dù hay dùng.
Ví dụ: khí cacbonic (CO2), khí sunfurơ (SO2, vôi sống (CaO), sắt từ oxit (Fe3O4), nước (H2O)...
II. Hợp chất hiđroxit (Bazơ)
Hiđroxit là hợp chất có công thức chung là M(OH)n. 
Tên hợp chất hiđroxit = tên của phần dương (nếu phần dương là một kim loại có nhiều số oxi hóa (hay hóa trị) thì đọc thêm số oxi hóa (hay hóa trị) viết bằng chữ số La mã đặt trong dấu ngoặc ngay sau tên nguyên tố) + hiđroxit (tên của nhóm -OH).
Ví dụ:
NaOH : natri hiđroxit
Ba(OH)2 : bari hiđroxit
Al(OH)3 : nhôm hiđroxit
Zn(OH)2 : kẽm hiđroxit
NH4OH : amoni hiđroxit
Fe(OH)2 : sắt(II) hiđroxit
Cu(OH)2 : đồng(II) hiđroxit
Fe(OH)3 : sắt(III) hiđroxit.....
Bazơ cũng có những tên riêng như :
NaOH : xút ăn da, Ca(OH)2: vôi tôi (dung dịch của nó thường được gọi là nước vôi trong), KOH: pô tạt ăn da...
III. Hợp chất axit
1. Loại axit không có oxi trong phân tử : hiđro là nguyên tố dương (cation), còn phần âm là gốc axit không có oxi. Loại axit này được gọi là hiđroaxit, có công thức chung là HnXm.
Tên axit = axit + tên của nguyên tố X + đuôi hiđric.
 Tên gốc axit = tên nguyên tố phi kim + đuôi ua (hoặc rua nếu tận cùng tên phi kim là nguyên âm)
Ví dụ:
HCl : axit clohiđric - Cl : clorua
HF : axit flohiđric - F : florua
HBr : axit bromhiđric - Br : bromua
HI : axit iothiđric - I : iotua
H2S : axit sunfuhiđric =S : sunfua
HN3 : axit nitơhiđric N : nitrua
HCN : axit xianhiđric… -CN : xianua....
2. Loại axit có oxi : có công thức chung là: HnXmOp.
Loại axit này cách đọc có phức tạp hơn, X có thể có nhiều số oxi hóa (hay hoá trị) khác nhau. Ta thường gặp axit có m = 1 (HnXOp).
a. Nếu X là nguyên tố từ nhóm III đến nhóm VI (cả nhóm A và B), có số oxi hóa cao nhất đúng bằng số thứ tự của nhóm (đối với học sinh THCS thì đây được gọi chung là axit có nhiều oxi) thì:
Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ic (hoặc ric)
Tên gốc axit: Tên nguyên tố phi kim + at (hoặc rat nếu tận cùng tên nguyên tố là nguyên âm)
Ví dụ:
H2C+4O3: axit cacbonic =CO3: cacbonat
H2Si4+O3: axit silicic =SiO3: silicat
HN+5O3: axit nitric - NO3: nitrat
H2S+6O4 : axit sunfuric =SO4 : sunfat
H3P5+O4 : axit photphoric PO4 : photphat...
+ Khi X có số oxi hóa thấp hơn số oxi hóa cao nhất 2 đơn vị (ta gọi là axit ít oxi đối với THCS) thì:
Tên axit = Axit + Tên nguyên tố X + đuôi ơ (hoặc rơ nếu tận cùng là nguyên âm)
Tên gốc = tên phi kim + đuôi it (hoặc rit nếu tận cùng là nguyên âm)
Ví dụ:
HN+3O2 : axit nitrơ - NO2 : nitrit
H2S+4O3 : axit sunfurơ = SO3 : sunfit
H3P+3O3 : axit photphorơ = HPO3 : photphit
b. Nếu X là nguyên tố thuộc nhóm VII (cả nhóm A và B) thì:
- Khi X có số oxi hóa là +6 (hay +5 khi nó không có số oxi hóa là +6 như Cl...) thì:
Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ic
Ví dụ:
H2Mn+6O4 : axit manganic
HCl+5O3 : axit cloric 
- Khi X có số oxi hóa thấp hơn số oxi hóa trên 2 đơn vị thì:
Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ơ
Ví dụ:
H2Mn+4O3 : axit manganơ 
HCl+3O2 : axit clorơ 
- Khi X có số hóa trị cao nhất, đúng bằng số thứ tự và nhóm (VII) thì thêm tiền tố pe trước tên nguyên tố X + đuôi ic
Tên axit = axit + pe+ tên nguyên tố X + đuôi ic
Ví dụ:
HMn+7O4 : axit pemanganic
HCl+7O4 : axit pecloric
HI+7O4 : axit peiodic
Nói tóm lại như nguyên tố Cl (thường gặp hơn những nguyên tố khác) có thể tạo ra các axit có chứa oxi và cách đọc của nó theo quy luật như sau:
HClO : axit hipoclorơ - ClO : hipoclorit
HClO2 : axit clorơ - ClO2 : clorit
HClO3: axit cloric - ClO3 : clorat
HClO4: axit pecloric - ClO4 : peclorat
IV. Hợp chất muối
Muối là hợp chất, trong phân tử gồm hai phần: cation (phần dương thường là kim loại) và anion (phần âm thường là gốc axit).
Tên muối = tên cation + tên anion gốc axit.
1. Cation muối có thể là
a. Cation kim loại: đọc tên nguyên tử kim loại. Nếu kim loại có nhiều oxi hóa khác nhau thì thêm số La mã chỉ hóa trị của kim loại đặt trong dấu ngoặc (nếu kim loại chỉ có một hóa trị thì không cần).
b. Cation muối gồm nhiều nguyên tử
Ví dụ:
NH4+ : amoni…
BiO+ : bitmutyl
UO22+ : uranyl
VO2+ : vanadyl (IV)
SO2+ : tionyl sunfuryl (IV)
PO3+ : photphoryl (V).....
2. Anion muối thường là gốc axit
Tên gốc có quy luật ta đã tổng kết như trên phần axit
Chú ý: có những gốc có H thì ta đọc thêm phần hiđro phía trước tên gốc
Ví dụ:
- HS :  hiđrosunfua
- HCO3 : hiđrocacbonat
- H2PO4 : đihiđrophotphat
=HPO4 : hiđrophotphat
-HSO3 : hiđrosunfit 
3. Tên muối
Đọc tên phần canion trước sau đó đọc tên phần anion (nếu cation kim loại đa hóa trị thì phải kèm hóa trị tương tự như bazơ).
NaCl : natri clorua
Ba(NO3)2 : bari nitrat
Al2(SO4)3 : nhôm sunfat
CuCl : đồng(I) clorua
CuCl2 : đồng(II) clorua
FeSO4 : sắt(II) sunfat
Fe2(SO4)3 : sắt(III) sunfat
Mg3N2 : magie nitrua
Ca(H2PO4)2 : canxi đihiđrophotphat
CaHPO4 : canxi hiđrophotphat
Ca3(PO4)2 : canxi photphat
SOCl2 : tionyl clorua
NH4Cl : amoni clorua
POCl3 : photphoryl clorua…
4. Muối ngậm nước - Muối kép
- Muối ngậm nước (muối kết hợp với các phân tử nước kết tinh hoặc tinh thể hiđrat hoá): thường đọc tên muối rồi đọc số phân tử nước kết hợp với phân tử muối đó.
Ví dụ: 
CuSO4 . 5H2O : đồng(II) sunfat kết hợp năm phân tử nước (hoặc ngậm năm phân tử nước).
Na2CO3 .10H2O : natri cacbonat kết hợp mười phân tử nước (hoặc ngậm 10 phân tử nước)
- Muối kép: hỗn hợp của những muối có cùng một anion với nhiều cation khác nhau. Vì vậy, đọc tên các muối kép ta đọc tên các cation (nối với nhau bằng gạch ngang) và tên của anion gốc axit chung.
Ví dụ:
K2SO4.Al2(SO4)3 : có thể viết KAl(SO4)2 : kali - nhôm sunfat
K2CO3.Na3CO3 : có thể viết KNaCO3 : kali - natri cacbonat
Cu2(OH)2CO3 : đồng (II) đihiđroxo cacbonat
Ngoài ra muối cũng có những tên riêng khác
Ví dụ: 
NaCl: muối ăn
Na2CO3 : xô đa
CaCO3 : đá vôi
KMnO4 : thuốc tím
NaHCO3 : natri bicacbonat (thuốc muối)
KAl(SO4)2 : Phèn chua
C. Danh pháp hợp chất hữu cơ
Ở THCS, kiến thức về hoá học hữu cơ chỉ chiếm khoảng 30 tiết trên tổng số 140 tiết (cả lớp 8 và lớp 9). Tuy nhiên giáo viên cũng cần trang bị một số kĩ năng viết và đọc tên hợp chất hữu cơ để rèn luyện cho học sinh. Tuy mới chỉ học những khái niệm mở đầu về một số loại hợp chất hữu cơ đại diện nhưng giáo viên phải nắm được một số quy luật cơ bản và làm chủ được tình huống khi dạy học, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu học tập của những học sinh khá giỏi. Sau đây là một số tổng kết rất khái quát của một số dạng hợp chất hữu cơ thường gặp, đặc biệt là có ở chương trình Hoá học THCS.
Để gọi tên các hợp chất hữu cơ, người ta có một số cách khác nhau và được quy thành 2 loại chính: danh pháp thông thường và danh pháp có hệ thống (tiêu biểu là danh pháp IUPAC - do hiệp hội Quốc tế cơ bản và ứng dụng chủ trì).
I. Hiđrocacbon (CxHy)
1. Ankan là hiđrocacbon no mạch hở có công thức tổng quát CnH2n+2 (n1).
Theo IUPAC thì tên của các ankan đều có chung đuôi -an 
Các ankan không nhánh (mạch thẳng) 
Ví dụ:
CH4 : metan
C2H6 : etan
C3H8 : propan
Butan : CH3 - CH2- CH2 - CH3 (C4H10) 
Đối với học sinh THCS thì chưa phát triển nhiều ở các đồng đẳng khác trong dãy vì nó có nhiề

File đính kèm:

  • docTL BDTX Hoa THCS.doc