Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp trung học cơ sở môn Ngữ văn

Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá được Bộ

Giáo dục và Đào tạo(GDĐT) triển khai rộng rãi ởcác trường trung học từnăm học

2002-2003 nhưng nhìn chung kết quảvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo

dục.

Nghịquyết số29-NQ/TW Hội nghịlần thứ8 Ban chấp hành Trung ương

khóa XI đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học theo

hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,

kỹnăng của người học; khắc phục lối truyền thụáp đặt một chiều, ghi nhớmáy

móc. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả

giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”. Trong những năm qua, Bộ

Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo nhằm tạo ra sựchuyển biến cơbản về

tổchức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục trong các trường trung học. Tại công văn số5466/BGDĐT-GDTrH ngày

07 tháng 8 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụGiáo dục Trung học năm học

2013-2014,BộGiáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều

hướng tới phát triển năng lực của học sinh; Đối với các môn khoa học xã hội và

nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng

cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sựquê hương đất nước đểhọc sinh được bày

tỏchính kiến của mình vềcác vấn đềkinh tế, chính trị, xã hội”.

pdf57 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp trung học cơ sở môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây: 
Câu hỏi 1: 
Tại sao bài báo lại đề cập tới cái chết của Kiyoteru Okouchi? 
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………. 
Câu hỏi 2: 
Tỉ lệ giáo viên ở mỗi cấp học không biết về việc học sinh của mình đang 
bị bắt nạt? Khoanh tròn vào đáp án (A, B, C hoặc D) thể hiện đúng nhất. 
 A B 
 25
010
20
30
40
50
Tiểu học THCS THPT
0
20
40
60
80
100
Tiểu học THCS THPT
 C D 
0
5
10
15
20
25
30
Tiểu học THCS THPT
0
10
20
30
40
50
Tiểu học THCS THPT
Ghi chú: Cột dọc thể hiện tỉ lệ % giáo viên không biết về bắt nạt. 
(…) 
- Ngoài những câu hỏi về nội dung, thông tin … trong văn bản, đề thi 
PISA còn có những câu hỏi mở, đưa ra những tình huống trong cuộc sống để học 
sinh thể hiện quan điểm cá nhân, yêu cầu các em phải suy ngẫm, đưa ra quan 
điểm, nhận xét, ý kiến của cá nhân, phải phân tích sâu, thuyết phục. 
- PISA thực sự chú trọng tới việc phát triển năng lực, kĩ năng cho học sinh 
hơn là mục tiêu thưởng thức văn chương nghệ thuật. Kỳ thi PISA yêu cầu học 
sinh phải có những năng lực tổng hợp. Ngoài phần thi ở lĩnh vực Toán học và 
Khoa học, học sinh phải trải qua phần Đọc hiểu với những kỹ năng, hiểu biết về 
các văn bản hành chính, văn học nghệ thuật, văn bản khoa học, toán học...Do đó, 
đề thi PISA đánh giá được năng lực đọc – hiểu văn bản của học sinh. Đó không 
chỉ là một yêu cầu trong suốt thời kỳ trẻ thơ ở nhà trường phổ thông mà nó còn 
trở thành nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kỹ 
 26 
năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các 
hoạt động ở những tình huống khác nhau trong mối quan hệ với người xung 
quanh, cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn. 
- Nhận thức rõ những ưu điểm của PISA, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang có 
chủ trương vận dụng PISA trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – 
hiểu văn bản của học sinh để góp phần cải tiến chất lượng giáo dục phổ thông, 
chú trọng đến khả năng tư duy, lập luận của học sinh, giúp các em gắn kiến thức 
học tập trong nhà trường vào giải quyết các vấn đề ngoài cuộc sống. 
Vận dụng PISA trong việc xây dựng câu hỏi, đề thi: Các câu hỏi, đề 
kiểm tra của PISA bao gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận. Do đó, vận dụng 
Pisa trong việc xây dựng đề thi, 
Vận dụng PISA trong việc đánh giá bài thi: Giúp giáo viên đổi mới cách 
đánh giá bài làm của học sinh. Trước đây, chúng ta chỉ chú trọng kiến thức trong 
văn bản nhưng học tập PISA, sẽ chú trọng đánh giá cách tư duy của học sinh, kỹ 
năng giải quyết các vấn đề đặt ra, cho phép học sinh được thể hiện, bày tỏ các 
quan điểm cá nhân, tránh đánh giá theo lối mòn, đơn chiều, phát huy được năng 
lực sáng tạo, cảm thụ văn bản của bản thân. 
Đối với môn Ngữ văn, việc vận dụng PISA trong việc đánh giá năng lực 
đọc – hiểu văn bản (chủ yếu là văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng) của học 
sinh là yêu cầu hợp lý, khoa học, đúng đắn để đáp ứng các yêu cầu của môn học, 
đồng thời gợi tình cảm tích cực của học sinh đối với môn Văn, giúp các em 
nhanh chóng hòa nhập với giáo dục quốc tế. 
4. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS 
4.1. Khái niệm đánh giá năng lực 
Hiện nay có 2 hướng tiếp cận chính về đánh giá kết quả học tập: 
- Đánh giá dựa theo chuẩn KT, KN 
- Đánh giá theo dịnh hướng nănglực. 
 27
Cách đánh giá thứ nhất thiên về mức độ tiếp nhận nội dung chương trình 
môn học, cách đánh giá thứ hai thiên về xác định các mức độ năng lực của cá 
nhân HS so với mục tiêu của môn học. 
Theo quan điểm phát triển năng lực HS, việc đánh giá kết quả học tập không lấy 
việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá mà 
chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác 
nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp 
và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy 
học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách 
khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh 
có ý nghĩa (Leen pil, 2011). 
Xét về bản chất, không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá KT, 
KN; mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá KT, 
KN. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS 
được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận 
dụng những KT, KN đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của 
bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và 
xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người 
ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những 
giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa 
vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là 
tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… 
được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội 
của một con người. 
Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người 
học và đánh giá KT, KN của HS như sau: 
Tiêu chí 
so sánh 
Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng 
 28 
1. Mục đích chủ 
yếu nhất 
- Đánh giá khả năng HS vận 
dụng các kiến thức, kỹ năng đã 
học vào giải quyết vấn đề thực 
tiễn của cuộc sống. 
- Vì sự tiến bộ của người học so 
với chính họ. 
- Xác định việc đạt kiến thức, kỹ 
năng theo mục tiêu của chương 
trình giáo dục. 
- Đánh giá, xếp hạng giữa những 
người học với nhau. 
2. Ngữ cảnh 
đánh giá 
Gắn với ngữ cảnh học tập và 
thực tiễn cuộc sống của HS. 
Gắn với nội dung học tập 
(những kiến thức, kỹ năng, thái 
độ) được học trong nhà trường. 
3. Nội dung 
đánh giá 
- Những kiến thức, kỹ năng, thái 
độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt 
động giáo dục và những trải 
nghiệm của bản thân HS trong 
cuộc sống xã hội (tập trung vào 
năng lực thực hiện). 
- Quy chuẩn theo các mức độ phát 
triển năng lực của người học. 
- Những kiến thức, kỹ năng, thái 
độ ở một môn học. 
- Quy chuẩn theo việc người học 
có đạt được hay không một nội 
dung đã được học. 
4. Công cụ 
đánh giá 
Nhiệm vụ, bài tập trong tình 
huống, bối cảnh thực. 
Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong 
tình huống hàn lâm hoặc tình 
huống thực. 
5. Thời điểm 
đánh giá 
Đánh giá mọi thời điểm của quá 
trình dạy học, chú trọng đến 
đánh giá trong khi học. 
Thường diễn ra ở những thời 
điểm nhất định trong quá trình 
dạy học, đặc biệt là trước và sau 
khi dạy. 
6. Kết quả 
đánh giá 
- Năng lực người học phụ thuộc 
vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài 
- Năng lực người học phụ thuộc 
vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ 
 29
tập đã hoàn thành. 
- Thực hiện được nhiệm vụ càng 
khó, càng phức tạp hơn sẽ được 
coi là có năng lực cao hơn. 
hay bài tập đã hoàn thành. 
- Càng đạt được nhiều đơn vị kiến 
thức, kỹ năng thì càng được coi là 
có năng lực cao hơn. 
4.2. Các phương pháp và hình thức đánh giá 
Căn cứ quá trình tổ chức dạy học, có các hình thức đánh giá: đánh giá quá 
trình và đánh giá tổng kết. 
Căn cứ qui mô tổ chức hoạt động đánh giá, có các hình thức đánh giá: 
đánh giá trên lớp học và đánh giá trên diện rộng. 
 Đánh giá quá trình (thường xuyên):Đánh giá quá trình được thực hiện 
qua việc quan sát, qua các yêu cầu dược nêu ra để đánh giá hoạt động của cả lớp 
và của mỗi HS nhằm giúp GV điều chỉnh cách dạy và HS điều chỉnh cách học. 
Đánh giá thường xuyên có thể thực hiện bằng hình thức kiểm tra vấn đáp 
hoặc kiểm tra viết (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút). 
Đánh giá tổng kết: Đánh giá tổng kết được thực hiện sau khi học xong 
một chương, một phần của chương trình hoặc sau một học kì, một năm học, một 
cấp học. Việc kiểm tra này có thể bao quát một mạch nội dung của môn học hoặc 
một chủ điểm, một giai đoạn học tập; có ý nghĩa hỗ trợ rất lớn đến việc triển khai 
các bước tiếp theo của quá trình học tập. 
Do vậy, khi biên soạn đề kiểm tra, GV cần phân tích kĩ nội dung chương 
trình, xác định những kiến thức vàkĩ năng trọng tâm của chương trình vừa học để 
xây dựng ma trận đề hợp lí. Khi đánh giá kết quả học tập của HS, GV thu nhận 
những thông tin về năng lực của HS, theo dõi sự tiến bộ của từng HS để phân 
loại, sắp xếp HS vào các chương trình giáo dục tiếp theo. 
Bên cạnh phối hợp các loại hình kiểm tra để đánh giá được tiến hành liên 
tục, cần tăng cường các hình thức đánh giá khác nhau: các bài luyện nói trước 
 30 
tập thể, các hoạt độngNgữ văn, các bài tập nghiên cứu nhỏ,… để đánh giá năng 
lực học tập của HS một cách toàn diện. 
4.3. Đánh giá năng lực đọc và viết trong môn Ngữ văn: 
4.3.1. Kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc hiểu của HS: 
Hiện nay, tình trạng GV “đọc thay”, “hiểu thay”, “cảm thụ hộ” HS khá 
phổ biến khiến cho giờ học biến thành giờ HS nghe và ghi chép lại lời giảng của 
GV; và việc kiểm tra, thi chủ yếu kiểm tra việc nhắc lại, chép lại lời của GV 
hoặc chép lại bài văn mẫu; nên chưa đánh giá được năng lực đọc hiểu của HS. 
Vì vậy, đổi mới kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc hiểu của HS cần đưa vào 
những văn bản mới có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với văn bản đã học trong 
chương trình; yêu cầu HS vận dụng kiến thức và kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu 
văn bản mới, các câu hỏi này được thiết kế theo cách làm của PISA với các dạng 
câu hỏi: 
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản 
- Câu hỏi Đúng/Sai hoặc Có/Không phức hợp 
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn 
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài 
- Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời ngắn 
- Câu hỏi yêu cầu học sinh dùng lập luận để thể hiện việc đồng tình hay 
phản đối 
- Câu hỏi yêu cầu học sinh lập luận và suy nghĩ một cách logic dựa trên 
tình huống thực tế… 
4.3.2. Kiểm tra đánh giá kĩ năng viết của HS: 

File đính kèm:

  • pdfTAI LIEU BDTX NGU VAN THCS 2014.pdf