Tài liệu bồi dưỡng Sinh học - Biến dị và ứng dụng di truyền học vào chọn giống

Câu 1:

Khi một phân tử Acriđin chèn vào vị trí giữa hai nucleotit trong mạch khuôn ADN trong quá trình tự sao thì gây nên đột biến:

A. Mất 1 cặp nucleotit.

B. Thêm 1 cặp nucleotit.

C. Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác.

D. Đảo vị trí 1 cặp nucleotit.

E. Vừa thêm vừa thay thế 1 cặp nucleotit.

 

Câu 2:

 Căn cứ để phân đột biến thành đột biến tự nhiên, đột biến nhân tạo là:

A. Sự biểu hiện của đột biến có lợi hay có hại.

B. Nguồn gốc sinh ra các đột biến.

C. Tác nhân gây ra đột biến.

D. Mức độ đột biến cao hay thấp.

E. Hướng của đột biến thuận hay nghịch.

 

Câu 3:

 Căn cứ phân biệt đột biến trội, đột biến lặn là:

A. Đối tượng xuất hiện đột biến.

B. Mức độ sống của cơ thể.

C. Hướng biểu hiện kiểu hình của cơ thể.

D. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp theo.

E. Cơ quan xuất hiện đột biến.

 

doc40 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng Sinh học - Biến dị và ứng dụng di truyền học vào chọn giống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bị cho việc tạo ưu thế lai, tạo giống mới.
 E. Tất cả đều đúng. 
Câu 86: 
 Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:
 	 A. AA = aa= (1-(1/2)n-1)/2 ; Aa = (1/2)n-1
 B. AA = aa = (1/2)n ; Aa = 1-2(1/2)n 
 C. AA = aa = (1/2)n+1 ; Aa = 1 - 2(1/2)n+1
 	 D. AA = aa = (1-(1/2)n+1)/2 ; Aa = (1/2)n+1
 	 E. AA=aa=(1-(1/2)n)/2 ; Aa=(1/2)n
Câu 87: 
 Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Khi n tiến tới vô tận, kết quả về sự phân bố kiểu gen trong quần thể sẽ là:
 A. Toàn kiểu gen Aa.
 B. AA=Aa=aa=1/3.
 C. AA=aa=1/2.
 D. AA=1/4 ; aa=3/4.
 E. AA=3/4 ; aa=1/4.
Câu 88:
Chọn lọc tự nhiên không tác động trực tiếp lên:
A. Đặc điểm di truyền.
B. Kiểu gen.
C. Kiểu hình.
D. Tính trạng.
Câu 89:
Câu nào dưới đây là đúng?
A. Có 2 phương pháp chọn lọc là chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
B. Chọn lọc hàng loạt có thể kiểm tra được kiểu gen nên hiệu quả cao hơn.
C. Tính trạng có hệ số di truyền cao nên áp dụng chọn lọc cá thể.
D. Các phương pháp chọn lọc chỉ áp dụng đối với thực vật, không thể áp dụng đối với động vật.
Câu 90:
Gen C-D liên kết với nhau và cách nhau 15 đơn vị. Các cá thể 
dị hợp của cả 2 gen được giao phối với các cá thể đồng hợp tử 
lặn. Nếu tổ hợp lai trên cho 1000 cá thể con thì sẽ có bao nhiêu 
con có kiểu hình tái tổ hợp?
A.15
B. 30
C.150
D. 300
Câu 91:
Phần lớn sự đa dạng di truyền ở những quần thể tự nhiên xuất 
hiện do:
A. Sự huỷ diệt có chọn lọc của kẻ thù.
B. Sự di cư hay nhập cư của các cá thể.
C. Các đột biến mới.
D. Tái tổ hợp do sinh sản hữu tính.
Câu 92:
Nhân tố nào dưới đây không tạo ra nguồn biến dị di truyền được:
A. Quá trình đột biến.
B. Chọn lọc tự nhiên.
 C. Thụ tinh.
 D. Giảm phân.
 E. Trao đổi chéo.
Câu 93:
Hai cặp nhiễm sắc thể có sơ đồ cấu trúc như sau:
 	A B C D E F G 	NST A1 
A B C D E F G H NST A2
W X Y Z 	 NST A3 
 	P Q R S T 	 NST A4
1. Đột biến mất đoạn đã xảy ra ở NST nào dưới đây?
A.- A B C D E F G.
B.- W X Y.
C.- A B C D E F G E F G.
D.- W X Y Z P Q.
E.- P Q R S T.
2. Đột biến chuyển đoạn đã xảy ra ở NST nào?
 A. A B C D E F G.
B. A B C A B C D E F G.
C. A B C W X Y Z.
D. W X Y Z.
E. P Q R S.
Câu 94:
 Các hóa chất được sử dụng để gây đột biến gen là:
	A. EMS, 5BU.
B. Etilic.
C. Axit amin.
D. Consixin.
Câu 95:
Alen là gì?
A. Trạng thái khác nhau của 1 gen hoặc trội hoặc lặn.
B. Biểu hiện khác nhau của cùng 1 tính trạng.
C. Trạng thái khác nhau của cùng 1 gen, alen này khác alen kia ở 1 hoặc 1 vài cặp nucleotit, qui định sự biểu hiện khác nhau của cùng 1 tính trạng.
Câu 96:
Giới hạn năng suất 1 giống cây trồng do yếu tố nào quy định?
A. Kỹ thuật canh tác.
B. Giống.
C. Đất, phân.
D. Nước.
Câu97:
Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết để:
A. Kiểm tra độ thuần chủng của giống.
B. Tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm.
C. Tạo ưu thế lai.
D. Tạo biến dị tổ hợp.
E. Tăng sức sống.	
Câu 98:
Những thể truyền trong kĩ thuật cấy gen
Plasmit.
E.coli.
Thể thực khuẩn.
A và C.
Câu 99:
Phương pháp đột biến bằng tia tử ngoại phù hợp với đối tượng nào ở thực vật?
Hạt khô.
Hạt phấn.
Noãn trong bầu nhụy.
Mô phân sinh trung gian.
Mô phân sinh rễ.
Câu 100:
Sự biểu hiện một đột biến trội trên kiểu hình cơ thể đòi hỏi điều kiện:
Nếu là đột biến giao tử, nó sẽ đi vào hợp tử và biểu hiện trên cơ thể phát triển từ hợp tử đó.
Nếu là đột biến soma, sẽ được nhân lên ở một mô và biểu hiện một phần cơ thể tạo nên thể khảm.
Nếu là đột biến tiền phôi, sẽ đi vào giao tử và biểu hiện ở thế hệ sau.
Đó không phải là đột biến lớn gây chết.
Tất cả các điều kiện trên.
Câu101:
Để tạo ưu thế lai trong chọn giống vật nuôi người ta dùng phương pháp chủ yếu:
Lai khác nòi.
Lai kinh tế.
Lai cải tiến giống.
Lai xa.
Câu 102:
Mục đích của kĩ thuật di truyền là:
Gây đột biến gen.
Gây đột biến NST.
Tạo ADN tái tổ hợp.
Tạo biến dị tổ hợp.
Câu103:
Khâu nào dưới đây không thuộc kỹ thuật cấy gen?
Tách 1 đoạn ADN trên NST của tế bào cho.
Gây đột biến trên gen đã tách.
Tách plasmit, nối AND của TB cho với ADN plasmit.
Chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận.
ADN tái tổ hợp tự nhân lên cùng với sự phân bào của E.coli và tổng hợp 1 lượng lớn chất tương ứng với gen đã ghép vào plasmit.
Câu 104:
Trong nghiên cứu di truyền người, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện ít nhất qua mấy thế hệ?
2.
3.
4.
5.
Câu 105:
Trong chọn giống đại gia súc, phương pháp chọn lọc nào đem lại nhiều hiệu quả?
Chọn lọc hàng loạt 1 lần.
Chọn lọc hàng loạt nhiều lần.
Chọn lọc cá thể để kiểm tra kiểu gen.
Câu 106:
Nghiên cứu vai trò của kiểu gen, môi trường đối với kiểu hình ở cơ thể người, phương pháp nào sau đây là phù hợp?
A. Nghiên cứu cặp sinh đôi khác trứng.
B. Nghiên cứu cặp sinh đôi cùng trứng.
C. Nghiên cứu tế bào.
D. Nghiên cứu phả hệ.
Câu107:
Loại đột biến nào thường có lợi cho sinh vật?
A. Đột biến gen.
B. Đa bội thể.	
C. Dị bội thể.
D. Đột biến cấu trúc NST.
Câu 108
Phương pháp tạo ra thể lưỡng bội đồng hợp về tất cả các cặp gen:
A. Gây đột biến nhân tạo.
B. Cho tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
C. Cho giao phối gần.
D. Lưỡng bội hoá thể đơn bội.
E. Gây đột biến thể đơn bội.
Câu109
Đặc điểm cấu trúc di truyền của 1 quần thể giao phối:
A. Cá thể trong quần thể giao phối tự do với nhau.
B. Quần thể là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong thiên nhiên.
C. Các cá thể trong quần thể rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. Mỗi quần thể có khu phân bố xác định.
E. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên cơ sở sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu110
Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối:
A. Cấu trúc di truyền ổn định.
 	B. Thể dị hợp chiếm đa số.
C. Phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp.
D. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng nhất.
Câu111:
Vì sao đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?
A. Phổ biến hơn đột biến NST.
B. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống, sự sinh sản của thể đột biến.
C. Tuy đa số đột biến gen có hại cho cơ thể nhưng khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp thì chúng có thể thay đổi giá trị thích nghi.
D. A, B.
E. A, B, C.
Câu 112
Một số sinh vật có NST giới tính bất thường ở người là: XO, XXY, XXX nguyên nhân chủ yếu là do:
Sai sót trong quá trình nguyên phân của trứng được thụ tinh.
Đột biến gen.
Rối loạn trong giảm phân tạo giao tử.
Các NST giới tính của giao tử bị mất hay thêm trong quá trình thụ tinh.
Câu 113
Mức ngoại hiện không hoàn toàn các tính trạng bị hạn chế bởi giới tính, tính trạng bị ảnh hưởng bởi giới tính, tính trạng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, tính trạng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ đều là ví dụ về:
Liên kết gen.
Sự biểu hiện gen có điều kiện.
Át chế.
Đa alen.
Trội không hoàn toàn.
Câu 114:
Sự biến dị di truyền là rất quan trọng đối với quần thể, vì:
Nhờ nó mà các con đực và con cái của loài trinh sản có thể phân biệt được.
Nhờ nó mà sự tiến hoá được định hướng.
Chúng cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc.
Nhờ nó chúng ta có thể phân loại được các động vật.
Chúng mới là đối tượng lí thú để nghiên cứu.
Câu 115:
Các cơ chế làm xuất hiện biến dị tổ hợp:
Hoán vị gen.
Tương tác gen.
Liên kết gen.
Phân li độc lập.
Di truyền qua TB chất.
A, B, C.
A, B, D.
Câu116:
Đột biến đồng nghĩa là gì?
Mã di truyền bình thường mã hoá 1 axit amin.
Axit amin bị thay đổi.
Thêm hay mất 1 axit amin.
Mã di truyền thay đổi nhưng axit amin không thay đổi.
Câu 117:
Các dạng đột biến cấu trúc NST:
Mất - đảo - thay thế - chuyển một đoạn NST.
Lặp - đảo - mất - thêm một đoạn NST.
Mất - đảo - chuyển - lặp một đoạn NST.
Mất - thêm - thay thế - chuyển một đoạn NST.
Câu 118:
Giống táo má hồng được xử lí đột biến từ giống táo Gia Lộc do tác nhân:
5BU.
EMS.
Acridin.
NMU.
Consixin.
Câu 119:
Trong giao phối cận huyết thì:
Tỉ lệ dị hợp tăng dần, đồng hợp giảm.
Tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng.
Tỉ lệ đồng hợp dị hợp không thay đổi.
Câu 120:
Đột biến NST gồm các dạng:
A. Đa bội và dị bội.
B. Thêm đoạn và đảo đoạn.
C. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
D. Đột biến số lượng và cấu trúc NST.
E. Đa bội chẵn và đa bội lẻ.
Câu 121:
Sự tiếp hợp và trao đổi không cân đối giữa các crômatit trong cặp tương đồng ở kì đầu 1 phân bào giảm nhiễm dẫn đến xuất hiện đột biến:
A. Mất đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Mất đoạn và lặp đoạn NST.
D. Đảo đoạn NST.
Câu 122:
Hội chứng nào sau đây là do đột biến cấu trúc NST?
A. Hội chứng Đao.
B. Hội chứng mèo kêu.
C. Tơcnơ.
D. Claiphentơ.
E. Bệnh dính ngón tay.
Câu 123:
Tác nhân gây ra đột biến là:
A. Các tác nhân vật lý như X, tia cực tím....
B. Các tác nhân hoá học như conxixin, nicotin.....
C. Các rối loạn sinh lý, sinh hoá tế bào.
D. A và B đúng.
E. Tất cả đều đúng.
Câu 124:
Những đột biến cấu trúc nào sau đây làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền?
A. Mất đoạn.
B. Thêm đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Chuyển đoạn.
E. Tất cả đột biến trên.
Câu 125:
Những đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST của cặp NST tương đồng:
A. Chuyển đoạn tương hỗ
B. Chuyển đoạn không tương hỗ
C. Mất đoạn
D. Lặp đoạn
E. Đảo đoạn
(Sách giáo khoa 12CCGD chỉ đề cập đến sự chuyển đoạn trong 1 NST hoặc giữa 2 NST không tương đồng)
Câu 126: 
 Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Cơ thể mang đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn có thể không có biểu hiện trên kiểu hình nhưng gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ sau do kết quả của sự tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường ở tế bào sinh dục của cơ thể mang đột biến .
B. Cơ thể mạng đột biến đảo đoạn có những biểu hiện nghiêm trọng trên kiểu hình mặc dù không có sự mất hay thêm chất liệu di truyền. 
C. Đột biến mất đoạn ở các đầu mút nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nặng nền hơn trường hợp mất đoạn giữa đầu mút và tâm động.
D. Đột biến lặp đoạn xảy ra do sự trao đổi chéo bất thường giữa các NST thuộc các cặp đồng dạng khác nhau. 
E. Tất cả các đột biến cấu trúc NST

File đính kèm:

  • doctai lieu boi duong HSG.doc