Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Địa lý - THCS
1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á
Vị trí địa lí:
Điểm cực Bắc nằm ở 77044'B.
Điểm cực Nam ở vĩ độ 1016'B.
Điểm cực Tây ở 26010'Đ.
Điểm cực Đông ở 169040'T.
Về hình dạng: châu á có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh, nhiều bán đảo lớn, nhưng do diện tích lục địa rất rộng nên sự chia cắt lãnh thổ theo chiều ngang vẫn không đáng kể. Phần lục địa có dạng hình khối như vậy làm cho các vùng trung tâm của lục địa như Trung Á và nội Á nằm cách bờ biển rất xa, có nơi tới 2.500 km.
Về kích thước:
Diện tích: Phần đất liền: 41,5 triệu km2 (cả các đảo: 44,4 triệu Km2.
Châu á nằm trải dài trên một không gian rất rộng, khoảng cách từ cực Bắc xuống cực Nam tới gần 8.500 km và từ bờ tây sang bờ đông lên tới gần 9200 km.
*Như vậy: châu á có vị trí nằm kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, có kích thước khổng lồ và có bề mặt dạng khối vĩ đại. Đó là những điều kiện cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên.
2. Giới hạn của châu Á.
Châu á, trừ phần phía tây giáp với châu Âu bằng đất liền, phía tây nam nối liền với châu Phi bằng một eo đất nhỏ là eo Xuyê, còn 3 mặt giáp với các biển và đại dương rộng lớn.
Phía bắc giáp Bắc Băng D¬ương - Đây là đại dương nằm trên các vĩ độ cận cực và cực, thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi một lớp băng rất dày.
Phía đông giáp Thái Bình Dương
Phía đông nam - nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và ấn Độ Dương có một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ nhau rất phức tạp, đó là khu vực Đông Nam Á.
Phía nam, châu Á tiếp giáp với ấn Độ Dương. Bờ biển ở đây bị cắt xẻ mạnh, tạo thành 3 bán đảo lớn là Trung Ấn, Ấn Độ và Arabi.
mẽ, nhưng không phá vỡ kiến trúc cổ đã hình thành từ trước. - Nhiều quá trình tự nhiên xuất hiện trong giai đoạn tân kiến tạo còn kéo dài đến hiệ nay như: + Quá trình nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽ. + Quá trình hình thành các cao nguyên Badan và các đồng bằng phù sa trẻ. + Quá trình mở rộng Biển Đông và thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu Thổ. + Quá trình tiến hóa của giới sinh vật, đặc biệt là sự xuất hiện của con người. *Tóm lại: Sau hàng triệu năm lãnh thổ nước ta đã được xác lập và phát triển hoàn chỉnh. ĐỊA LÍ 9 ĐỊA LÍ DÂN CƯ - XÃ HỘI BÀI 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Sự đa dạng về các cộng động dân tộc ở Việt Nam: Việt Nam là nước đông dân có nhiều thành phần dân tộc: Năm 2003, số dân nước ta là 80,9 triệu người, với 54 dân tộc anh em cùng chung sống gắn bó, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi một dân tộc có những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, phong tục tập quán. Làm cho nền văn hóa nước ta thêm phung phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong 54 dân tộc, dân tộc Việt (kinh) chiếm số dân đông nhất 86,2% số dân cả nước năm 1999, Các dân tộc ít người chiểm số dân ít hơn: 13,8%. Theo các nhóm ngữ hệ: + Việt - Mường: 87,8% + Thái - Ka đai: 5,0% + Môn - Khơ me: 2,8% + Nam đảo: 1,2% + Hmông - Dao: 1,8% + Hán - Tạng: 1,5% 1. Dân tộc Việt (Kinh): - Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công tinh xảo. - Là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế và nghiên cứu khoa học. - Định cư rộng khắp các địa bàn trên cả nước, song tập trung đông hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và vùng ven biển. 2. Các dân tộc ít người: - Có số dân và trình độ phát triển kinh tế rất khác nhau. - Mỗi một dân tộc có những kinh nghiệm riêng về trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề thủ công mỹ nghệ. Tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Sinh sống chủ yếu ở trung du và vùng núi, nơi có những tiểm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng. 3. Người Việt định cư ở nước ngoài: - Đây là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Đa số kiều bao ta có lòng yêu nước đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia xây dựng đất nước. BÀI 2. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I> Việt Nam là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc. Năm 2002 số dân nước ta là: 79,7 triệu người Năm 2003 số dân nước ta là: 80,9 triệu người - Với số dân này, nước ta đưng thứ 3 KV ĐNA, thứ 8 châu á và thứ 14 TG về DS. - Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống gắn bó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ảnh hưởng: Thuận lợi : Dân cư đông nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài Khó khăn: Giải quyết việc làm cho người lao động, chất lượng cuộc sống thấp, các vấn đề: văn hoá, y tế, giáo dục, các tệ nạn xã hội nảy sinh... II> Gia tăng số dân 1) Tình hình gia tăng số dân * Trong nhiều thời kỳ của thế kỉ XX tình hình gia tăng số dân ở nước ta nhanh và rơi vào tình trạng "Bùng nổ dân số". "Bùng nổ dân số " đã thực sự xảy ra vào những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX. * Từ năm 1954 đến năm 2003, trong vòng 49 năm dân số nước ta tăng thêm 46,7 triệu người. * Thời gian để dân số tăng gấp đôi liên tục bị rút ngắn: + Từ năm 1921-1960 DS nước ta tăng gấp đôi trong vòng 40 năm. + Từ năm 1960-1985 DS nước ta tăng gấp đôi chỉ mất 25 năm. * Hiện nay do thực hiện CSDS - KHHGĐ, tình hình gia tăng số dân có chậm lại, nhưng trong vòng 10 năm (1989-1999) Ds nước ta lại tăng thêm 11,9 triệu người nữa. Với số dân tăng thêm trong vòng 10 năm này đã bằng số dân của một nước TB trên TG. * Mỗi năm dân số nước ta lại tăng thêm khoảng 1,2 triệu người nữa. Với số dân tăng thêm mỗi năm này đã bằng số dân của một tỉnh TB ở nước ta như Cao Bằng, Bắc Kạn... 2) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên a. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên không giống nhau giữa các thời kì Thời kỳ: 1979-1989 Là 2,13% Thời kỳ: 1989-1999 Là 1.70 % Năm 1999 Là 1,43% Nguyên nhân: + Số người trong độ tổi sinh đẻ lớn + Là hệ quả của nền sản xuất nông nghiệp. + Quy luật bù trừ sau chiến tranh. + Quan niệm lạc hậu : "trọng nam khinh nữ"," lắm của không bằng nhiều con"... b. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên không giống nhau giữa các vùng miền. Cả nước (năm 1999 ) 1,43 % Thành thị 1,12 % Nông thôn 1,52 % Tây Bắc 2,19 % Tây Nguyên 2,11% Đồng bằng sông Hồng 1,11% Nguyên nhân: Do trình độ dân trí có sự khác nhau c. Hậu quả: * Đối với kinh tế: + Tích luỹ để phát triển kinh tế thấp, chậm cải thiện + Giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn. * Đối với giáo dục- văn hoá y tế: - Tình trạng thất học của trẻ em lớn. Tái mù chữ trong nhân dân tăng. - Trẻ em suy dinh dưỡng cao (Đb ở những vùng sâu, vùng xa). * Đối với xã hội: Giải phóng phụ nữ và các tệ nan xã hội gia tăng. * Đối với môi trường: Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường gia tăng. d. Giải pháp: + Thực hiện CSDS-KHHGĐ + Phát triển KTế tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. III> Dân số - một vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta. 1. Dân số là một nguồn lực để phát triển KT-XH. + Lực lượng lao động là một bộ phận của dân cư, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. + Là lực lượng tiêu dùng của xã hội. 2. Số dân nước ta đông. 3. Gia tăng dân só nhanh. 4. Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Theo tính toán : Nếu tốc độ tăng dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đạt 3-4%. Riêng lương thực- thực phẩm phải đạt 6 -7%. + Mà trên thực tế ở nước ta còn chưa phù hợp. Chất lượng cuộc sống của đại đa số người dân còn thấp. BÀI 3 SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ KẾT CẤU DÂN SỐ I> Mật độ dân số và sự phân bố dân cư. 1) Mật độ dân số Mật độ dân số nước ta thuộc loại cao và gia tăng nhanh Năm 1989 Mđ dân số nước ta là: 195người/ Km2 Năm 2003 Mđ dân số nước ta là: 246 người/ Km 2(trong khi đó con số trung bình của TG là 47 người/Km2) Nguyên nhân: Do dân số nước ta đã đông lại tăng nhanh. Trong khi diện tích lãnh thổ có hạn và không được mở rộng 2. Sự phân bố dân cư Dân cư nước ta phân bố không đều giữa: a. Trung du, miền núi với đồng bằng và vùng ven biển + Khoảng 80% dân cư nước ta tập trung ở vùng đồng bằng và vùng ven biển ĐBSH có Mđds cao nhất 1192 người/Km2 ĐBSCL có Mđds : 425 người/Km2 Tây Bắc có Mđds: 67 người/Km2 Tây Nguyên có Mđds: 84 người/Km2 b. Thành thị và nông thôn Ở thành thị dân cư tập trung rất đông: Hà Nội: 2830 người/km2, Tp.HCM: 2664 người/km2. ở nông thôn Mđ ds thấp hơn rất nhiều c. Không đều ngay trong một vùng miền Ví dụ. ở ĐBSH dân cư tập trung đông đúc nhất ở phần trung tâm và phía đông bắc ( Hà Nội 3085 người/Km2). Thưa thớt ở phía tây bắc * Nguyên nhân: ĐK tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, ĐK kinh tế- xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ * Hậu quả : + Thiếu việc làm ở vùng ĐBằng và thất nghiệp ở thành thị + Lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên ở TD và MN + Các vấn đề xã hội nảy sinh... * Giải pháp: + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước. + Tình hình phân bố lại dân cư ở nước ta từ 1975 đến nay: Giai đoạn 1. Trước 1984 mức độ chuyển cư cao, khoảng 30 vạn người chuyển đi xây dựng các vùng KTế mới. Giai đoạn 2. Sau 1984, mức độ chuyển cư thấp hơn, đến năm 1991 có 21 vạn người chuyển cư XD vùng KTế mới. + Tiếp tục thực hiện CSDS-KHHGĐ đẻ giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên. + Giải pháp khác : Phát triển KTế tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Hợp tác quốc tế về xuốt khẩu lao động. II> Cơ cấu dân số Các loại kết cấu dân số: Theo tuổi, theo giới tính, theo dân tộc, theo tôn giáo, theo nghề nghiệp.. Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ nhưng đang có xu hướng già đi Độ tuổi Năm 1989 Năm 1999 0 - 14Tuổi 39.0% 33.5% 15 - 59Tuổi 53.8% 58.4% Từ 60Tuổi trở lên 7.2% 8.1% * Ảnh hưởng + Thuận lợi : Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài + Khó khăn: Giải quyết việc làm cho người lao động, tỷ lệ phụ thuộc trong dân số lớn, các vấn đề xã hội nảy sinh : nhà ở, y tế, văn hoá, giáo dục,... BÀI 4 LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG A- Đặc điểm nguồn lao động Việt Nam I> Nguồn lao động nước ta dồi dào và gia tăng nhanh. Năm 2001 có 37,7 triệu lao động- Chiếm 47,9% dân số cả nước. Năm 2003 có 41,3 triệu lao động- Chiếm 51,1% dân số cả nứơc Tốc độ tăng nguồn lao động hiện nay khoảng 3%, hàng năm nguồn lao động nước ta được bổ sung khoảng 1,1 triệu lao động trẻ. II> Chất lượng nguồn lao động 1. Đặc điểm người lao động Việt Nam + Người VN có truyền thống cần cù, chịu khó,khéo tay, hay làm. + Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Nông- Lâm-Ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. + Có khả năng tiếp thu KH_KT nhanh. 2. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao + Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật khoảng 5 triệu người-Trong đó trình độ CĐ-ĐH trở lên chiếm 23%. + Tuy nhiên, do đi lên từ một nền SX nông nghiệp lạc hậu nên người lao động VN nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, tính kỉ luật trong lao động còn han chế. III> Sự phân bố nguồn lao động + Lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung chủ yếu ở ĐBSH và Đông Nam Bộ, nhất là trong các thành phố lớn như HN, Tp HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng... + Ở trung du và miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên...tài nguyên rất phong phú nhưng lại thiếu lao động nhất là lao động có tay nghề. IV> Sử dụng lao động Sử dụng lao động đang có sự chuyển biến tích cực theo hướng CNH-HĐH 1.Sử dụng lao động theo ngành kinh tế . Ngành KT Năm 1995 Năm 2007 Nông-Lâm- Ngư nghiệp 71,2% 53,9% Công nghiệp - Xây dựng 11,4% 20,0% Dịch vụ 17,4% 26,1% 2. Sử dụng lao động theo ngành kinh tế Năm 1985 KV Nhà nước chiếm 15% Năm 2002 Chỉ còn chiếm 9,6% V> Năng suất lao động xã hội Còn rất thấp. Phần lớn lao động nước ta có thu nhập thấp và việc phân công lao động chậm được cải thiện B- Vấn đề việc
File đính kèm:
- ON THI HSGNGA.doc