Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Sinh Học Lớp 9
I/ Tóm tắt kiến thức cơ bản
1. Các kí hiệu thường dùng:
- P: thế hệ bố, mẹ
- F: thế hệ con lai
- FB: thế hệ con lai phân tích
- G: giao tử
- Dấu x: phép lai
2. Nội dung định luật đồng tính và phân tính của Menđen:
a/ Định luật đồng tính: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ nhất (F1) đều đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ (nghĩa là đồng loạt mang tính trạng giống bố hay giống mẹ)
b/ Định luật phân tính (định luật phân ly): Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ hai (F2) có sự phân li kiểu hình với tỉ lệ xấp xỉ 3 trội: 1 lặn.
3. Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính và định luật phân tính:
a/ Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính:
- Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai
- Mỗi gen quy định một tính trạng
- Tính trội phải là trội hoàn toàn
b/ Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân tính:
- Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai
- Mỗi gen quy định một tính trạng
- Tính trội phải là trội hoàn toàn
- Số lượng cá thể thu được ở F2 phải đủ lớn thì tỉ lệ phân tính mới gần đúng với 3 trội: 1 lặn
1 và F2 có gì khác so với trường hợp trên? c/ Hãy cho biết kết quả khi giao phấn cây cà chua F1 nói trên với cây cà chua có quả vàng, bầu dục. Bài 6: ở bí, quả tròn và hoa vàng là hai tính trạng trội so với quả dài và hoa trắng. Mỗi tính trạng do 1 gen quy định và các gen nằm trên các NST khác nhau. Trong một phép lai phân tích của cây F1 người ta thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau là 1 quả tròn, hoa vàng: 1quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1 quả dài, hoa trắng. a/ Xác định kiểu gen và kiểu hình của F1. b/ Cây F1 nói trên có thể được tạo ra từ những phép lai P như thế nào? Bài 7: ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám, gen a quy định thân đen; gen B quy định lông ngắn, b quy định lông dài. Các gen phân li độc lập. a/ Lập sơ đồ lai khi cho ruồi giấm thân xám, lông dài giao phối với ruồi thân đen lông ngắn. b/ Ruồi cái P thân đen, lông dài. Để tạo ra ruồi con có thân xám, lông ngắn có thể cho giao phối với ruồi đực có kiểu gen như thế nào? C. DI TRUYềN GIớI TíNH Và LIÊN KếT GIớI TíNH I. Tóm tắt kiến thức cơ bản: 1. Nhiễm sắc thể giới tính: Trong tế bào sinh dưỡng của các loài động vật phân tính, bên cạnh các đôi NST thường còn có một đôi NSt giới tính. Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính được tóm tắt như sau: NST thường NST giới tính Luôn sắp xếp thành từng cặp tương đồng Có nhiều cặp trong tế bào Không xác định giới tính Chứa gen quy định tính trạng thường Có thể xếp thàng cặp tương đồng hay không tương đồng Chỉ có một cặp trong tế bào Xác định giới tính Chứa gen quy định tính trạng thường nhưng có liên quan đến giới tính. 2. Một số hiện tượng phân hoá giới tính ở động vật: Loài Cặp NST giới tính Đực Cái Đa số loài (thú, ruồi giấm) Một số loài (chim, bướm, bò sát, cá) Bọ xít, châu chấu, rệp Bọ nhậy XY XX XO XX XX XY XX XO 3. Cơ chế xác định giới tính ở động vật: Do phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân kết hợp với sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh Thí dụ: ở đa số các loài động vật, cá thể cái mang cặp NST giới tính XX, cá thể đực mang cặp NST giới tính XY. Trong giảm phân: Cá thể cái (XX) tạo ra một loại trứng duy nhất mang 1 NST giới tính X. Cá thể đực (XY) tạo ra hai loại tinh trùng là 1 loại mang NST giới tính X và 1 loại mang NST giới tính Y với tỉ lệ xấp xỉ nhau. Trong thụ tinh: Trứng mang NST giới tính X kết hợp với tinh trùng mang NST giới tính X tạo thành hợp tử mang cặp NST giới tính XX phát triển thành cá thể cái. Trứng mang NST giới tính X kết hợp với tinh trùng mang NST giới tính Y tạo thành hợp tử mang cặp NST giới tính XY phát triển thành cá thể đực. Sơ đồ giải thích: P: XX (cái) x XY (đực) G: X , X: Y F1: XX (cái): XY (đực) Tỉ lệ đực cái trong mỗi loài luôn xấp xỉ 1: 1 II. Phương pháp giải bài tập Đối với bài tập lai cặp một tính trạng với gen nằm trên NST giới tính. Nói chung ở hai dạng toán thuận và toán nghịch, cách giải cũng tương tự như ở các dạng tương ứng thuộc định luật Menđen (xem lại phần hướng dẫn ở lai một cặp tính trạng theo định luật Menđen). III. Bài tập Bài 1: ở loài bướm tằm, cá thể đực mang cặp NST giới tính XX; cá thể cái mang cặp NST giới tính XY. a/ Trình bày cơ chế xác định giới tính của bướm tằm kèm theo sơ đồ minh hoạ. b/ Tỉ lệ đực: cái ở loài bướm tằm có xấp xỉ 1: 1 hay không? Tại sao? Bài 2: ở ruồi giấm, gen A quy định màu mắt đỏ và gen a quy định màu mắt trắng. Các gen nằm trên NST giới tính X. a/ Hãy viết kiểu gen quy định màu mắt đỏ và màu mắt trắng ở ruồi giấm đực và ruồi giấm cái. b/ Xác định kiểu gen và kiểu hình của con lai F1 khi: + Bố mắt đỏ và mẹ mắt trắng + Bố mắt trắng và mẹ mắt đỏ c/ Nếu con lai F1 có mắt đỏ được sinh ra từ ruồi mẹ mắt trắng thì kiểu gen và kiểu hình của ruồi bố như thế nào? Ruồi F1 đã cho thuộc giới tính nào? Bài 3: ở người, bệnh teo cơ do gen d nằm trên NST giới tính X quy định; gen trội D quy định cơ phát triển bình thường. a/ Nếu mẹ có kiểu gen dị hợp và bố bình thường thì các con sinh ra sẽ như thế nào? b/ Nếu các con trong một gia đình có con trai bình thường, có con trai teo cơ, có con gái bình thường, có con gái teo cơ thì kiểu gen và kiểu hình của bố và mẹ như thế nào? Lập sơ đồ lai minh hoạ. / Bài 4: ở người, bệnh dính ngón tay thứ 2 và thứ 3 được quy định bởi gen nằm trên NSt giới tính Y. a/ Bệnh này có thể có ở nữ không? Giải thích. b/ Viết sơ đồ lai biểu thị sự biểu hiện của bệnh. Bài 5: ở người, gen A quy định nhìn màu bình thường, gen a quy định mù màu. Các gen nằm trên NST giới tính X. a/ Viết các kiểu gen quy định các kiểu hình tương ứng có thể có ở nam và nữ. b/ Lập sơ đồ lai và xác định kiểu gen, kiểu hình của con khi: Bố bình thường và mẹ mù màu Bố mù màu và mẹ bình thường Bài 6: Bệnh máu khó đông ở người do gen a nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội A quy định máu đông bình thường. a/ Một cặp vợ chồng sinh được một đứa con gái bị bệnh máu khó đông thì kiểu gen và kiểu hình của họ như thế nào? b/ Một cặp vợ chồng khác sinh được một đứa con trai bình thường thì kiểu gen và kiểu hình của họ như thế nào? Phần 2: DI TRUYềN HọC Tế BàO A. NGUYÊN PHÂN I. Tóm tắt kiến thức cơ bản: 1. ý nghĩa của nguyên phân: Nguyên phân là hình thức phân bào xảy ra ở tế bào sinh dưỡng; qua đó, mỗi tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con đều chứa bộ NST 2n giống như tế bào mẹ. Nguyên phân giúp cho sự lơn lên của cơ thểhoặc tạo ra các tế bào mới thay thế cho tế bào già đã chết 2. Hoạt động của NST trong nguyên phân: Kì trung gian (giai đoạn chuẩn bị): các NST duỗi xoắn cực đại, có dạng sợi mãnh và xảy ra hiện tượng tự nhân đôi tạo các NST kép. Kì đầu (kì trước): các NST kép đóng xoắn, co ngắn lại Kì giữa: các NST kép đóng xoắn cực đại, có dạng đặc trưng và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Kì sau: từng NST kép chẻ dọc ở tâm động hình thành 2 NST đơn và di chuyển đồng đều về 2 cực của tế bào. Kì cuối: các NST đơn trong các tế bào con duỗi trở lại dạng sợi mãnh. Trong nguyên phân, sự tự nhân đôi kết hợp với phân li đồng đều của các NST là cơ chế giúp ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào khác nhau. II. Các dạng bài tập và phương pháp giải: Dạng : Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra sau nguyên phân: 1. Hướng dẫn – công thức: Giả sử 1 tế bào thực hiện nguyên phân: Số lần nguyên phân: 1 2 3 x Số tế bào con: 2 = 21 4 = 22 8 = 23 ... = 2x 2. Bài tập và hướng dẫn giải: Bài 1: Một hợp tử đã nguyên phân một số lần và đã tạo ra 64 tế bào con. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử. Bài 2: Có 4 tế bào của một loài nguyên phân 3 lần bằng nhau. Xác định số tế bào con được tạo ra. Bài 3 Có 3 hợp tử nguyên phân số lần không bằng nhau và đã tạo ra tất cả 28 tế bào con. Biết theo thứ tự các hợp tử I, II, III thì lần lượt có số lần nguyên phân hơn nhau 1 lần. Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con của mỗi hợp tử. / Bài 4: Có 3 tế bào: Tế bào A nguyên phân liên tiếp 3 lần Tế bào B nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng phân nữa số tế bào con do tế bào 1 tạo ra. Tế bào C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng số tế bào con của tế bào A và của tế bào B cộng lại. Xác định tổng số tế bào con được tạo ra từ 3 tế bào trên. Bài 5: Ba hợp tử nguyên phân số lần bằng nhau và đã tạo ra tổng số 96 tế bào con. Xác định số làn nguyên phân của mỗi hợp tử. Bài 6: Hai tế bào nguyên phân một số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 40 tế bào con. Xác định số làn nguyên phân của mỗi tế bào, biết rằng tế bào I nguyên phân nhiều hơn tế bào II. Dạng 2: Tính thời gian và chu kì nguyên phân: 1. Hướng dẫn: Chu kì nguyên phân là thời gian để tế bào hoàn tất một lần nguyên phân, bao gồm kì trung gian (còn gọi là giai đoạn chuẩn bị) và 4 kì phân bào chính thức (gồm: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối) ở dạng này, có thể gặp những bài toán từ chu kì nguyên phân, yêu cầu xác định thời gian của quá trình nguyên phân hoặc người lại; hoặc tính thời gian của từng giai đoạn trong một chu kì nguyên phân 2. Bài tập và hướng dẫn giải: Bài 7: Một tế bào nguyên phân trong 42 phút và đã tạo ra tổng số 8 tế bào con. Trong một lần nguyên phân, kì trung gian có thời gian gấp 3 lần so với mỗi kì còn lại và tốc độ nguyên phân của tế bào không đổi. Xác định thời gian của mmõi kì trong một lần nguyên phân. Bài 8: Mỗi chu kì nguyên phân của một hợp tử giả sử luôn không đổi là 20 phút; thời gian của kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối lần lượt theo tỉ lệ 4: 1: 2: 1: 2 a/ Tính thời gian của mỗi kì trong một chu kì nguyên phân b/ Sau khi hợp tử nguyên phân được 65 phút thì ở thời điểm này là lần nguyên phân thứ mấy của hợp tử và đã có bao nhiêu tế bào con được tạo ra? Bài 9: trong một chu kì nguyên phân của tế bào, người ta nhận thấy thời gian của giai đoạn chuẩn bị bằngthời gian của cả 4 kì chính thức và mỗi kì chính thức đều có thời gian giống nhau là 1, 5 phút. Sau khi tạo ra được 16 tế bào con thì quá trình nguyên phân của một tế bào mẹ ban đầu dứng lại. Hãy xác định thời gian của quá trình nguyên phân từ một tế bào mẹ nói trên. Biết rằng tốc độ nguyên phân luôn không đổi. Bài 10: Ba hợp tử tiến hành nguyên phân đồng loạt với tốc độ bằng nhau không đổi trong 36 phút và đã tạo ra tổng số 24 tế bào con. Biết rằng trong mỗi chu kì nguyên phân của mỗi hợp tử đều có giai đoạn chuẩn bị dài gấp đôi thời gian của cá kì còn lại và 4 kì phân bào chính thức dài bằng nhau. Xác định: a/ Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử b/ Thời gian của mỗi chu kì nguyên phân c/ Thời gian của mỗi kì trong một chu kì nguyên phân Bài 11: Một tế bào có tỉ lệ thời gian giữa các giai đoạn trong một chu kì nguyên phân là: kì trung gian: kì đầu: kì giữa: kì sau: kì cuối lần lượt là: 3: 1, 5: 1, 5: 2: 2. Tế bào nguyên phân 1 lần mất 20 phút. a/ Tính thời gian của mỗi kì trong một chu kì nguyên phân b/ Nếu tế bào đó nguyên phân liên tục trong 54 phút. Tính số tế bào con có ở thời điểm trên và cho biết lúc đó là lần nguyên phân thứ mấy của hợp tử. Dạng 3: Xác định số NST môi trường cung cấp cho tế bào nguyên phân – số NST và số tâm động trong các tế bào con 1. Hướng dẫn – công thức: Một tế bào có bộ NST thẻ 2n thực
File đính kèm:
- chuyen de boi duong HSgioi 9.doc