Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10

I. CẤP TẾ BÀO.

-Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

-Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, bào quan, các yếu tố này tạo nên 3 thành

phần cấu trúc là: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.

1. Các phân tử

Các phân tử có trong tế bào gồm các chất vô cơ như muối vô cơ, nước và các chất hữu cơ.

2. Các đại phân tử

Chủ yếu là proteinvà axit nucleiclà các chất đa phân có vai trò quyết định sự sống của tế bào

nhưng chúng chỉ thực hiện được chứcnăng của mình trong tế bào.

3. Bào quan

Gồm các đại phân tử và các phức hợp trên phân tử.

pdf10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 7805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sơ, đơn bào, có thành TB là 
peptiđôglican. 
- MT sống: đất, nước, không khí, cơ thể SV 
- Phương thức dinh dưỡng: Hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng; hóa dị dưỡng, quang dị dưỡng. 
- VSV cổ được tách ra khỏi vi khuẩn vì chúng có đặc điểm khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo 
của thành tế bào, tổ chức bộ gen, sống môi trường khắc nghiệt. 
II. GIỚI NGUYÊN SINH 
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn 
 Trang 5 GV: Phan Mạnh Huỳnh 
- SV điển hình: Động vật nguyên sinh (Protozoa), thực vật nguyên sinh (Tảo-Algae), nấm 
nhầy (Myxomycota) 
- Cấu tạo: SV nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. 
- Phương thức dinh dưỡng rất đa dạng. 
III. GIỚI NẤM 
- SV điển hình: nấm men, nấm sợi. 
- Cấu tạo: tế bào nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, có thành kitin (một số ít có thành 
xeNLulôzơ), không có lục tạp. 
- Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng (hoại sinh,kí sinh, cộng sinh) 
- Sinh sản chủ yếu bằng bào tử 
IV. CÁC NHÓM VI SINH VẬT 
- Vi sinh vật: là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố 
rộng, thích ứng cao với môi trường 
- Vi sinh vật gồm: vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh,tảo đơn bào. 
- Virut cũng được xếp vào vi sinh vật 
- Đại diện: Nấm men, nấm sợi. 
BÀI 4. GIỚI THỰC VẬT 
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT 
1. Đặc điểm cấu tạo. 
Sinh vật vật đa bào nhân thực, cơ thể gồm nhiều tế bào được phân hoá thành nhiều mô và cơ 
quan khác nhau. 
Tế bào có thành xenlulôzơ, nhiều tế bào có chứa lục lạp. 
2. Đặc điểm dinh dưỡng. 
Tự dưỡng nhờ quang hợp (dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng) do tế bào lá có sắc tố 
clorophyl . 
* Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn của thực vật: 
+ Lá có lớp cutin bên ngoài có tác dụng chống mất nước, biểu bì lá có chứa khí khổng để trao 
đổi khí và thoát hơi nước. 
+ Hệ mạch dẫn phát triển để dẫn truyền nước và các chất. 
+ Thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Thực vật có hoa thụ tinh kép tạo hợp tử và nội nhủ. 
+ Sự tạo thành quả và hạt để bảo vệ nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ. 
II. CÁC NGÀNH THỰC VẬT 
* Thực vật có nguồn gốc từ tảo lục đa bào nguyên thủy 
- Rêu: Chưa có hệ mạch. Tinh trùng có roi. Thụ tinh nhờ nước. 
- Quyết: Có hệ mạch. Tinh trùng có roi. Thụ tinh nhờ nước. 
- Hạt trần: Có hệ mạch. Tinh trùng không roi. Thụ phấn nhờ gió. Hạt không được bảo vệ. 
- Hạt kín: Có hệ mạch. Tinh trùng không roi. Thụ phấn nhờ gió, côn trùng. Thụ tinh kép. Hạt 
được bảo vệ trong quả. 
III. ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT 
- Đa dạng loài: 290000 loài chia làm 4 ngành. 
- Đa dạng về cấu tạo cơ thể và hoạt động sống thích nghi với các môi trường sống khác nhau. 
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 6 
BÀI 5. GIỚI ĐỘNG VẬT. 
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT. 
1. Đặc điểm về cấu tạo: 
Sinh vật vật đa bào nhân thực, cơ thể gồm nhiều tế bào được phân hoá thành nhiều mô và cơ 
quan khác nhau. Đặc biệt có hệ vận động và hệ thần kinh. 
2. Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống: 
- Sống dị dưỡng. 
- Tự di chuyển được, tự tìm kiếm thức ăn. 
- Phản ứng nhanh, điều chỉnh được hoạt động của cơ thể, thích ứng cao với những biến đổi 
của môi trường. 
II. CÁC NHÀNH CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT. 
- Giới động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào trùng roi nguyên thuỷ. 
- Động vật được chia thành hai nhóm chủ yếu: 
* Động vật không xương sống, gồm các ngành: 
+ Ngành thân lỗ. 
+ Nành ruột khoang. 
+ Ngành giun dẹp 
+ Ngành giun tròn 
+ Ngành giun đốt. 
+ Ngành thên mềm. 
+ Ngành chân khớp 
+ Ngành da gai. 
* Động vật có xương sống. Chỉ có 1 ngành với các lớp: 
+ Nửa dây sống 
+ Cá (cá miệng tròn, cá sụn, cá xương) 
+ Lưỡng cư 
+ Bò sát. 
+ Chim 
+ Thú 
III. ĐA DẠNG GIỚI ĐỘNG VẬT. 
- Đa dạng loài, cấu tạo cơ thể về hoạt động sống thích nghi với môi trường sống khác nhau. 
- Có hơn một triệu loài. 
BÀI 7. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO. 
I. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC CẤU TẠO NÊN TẾ BÀO. 
1. Những nguyên tố hoá học của tế bào 
Trong 92 nguyên tố hoá học có trong tự nhiên, có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể 
sống. 
=> Ở cấp độ nguyên tử thì giới vô cơ và giới hữu cơ là đồng nhất. 
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào 
Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Người ta chia nguyên tố hóa học thành 2 nhóm 
cơ bản: 
a. Nguyên tố đa lượng: 
- Các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn hơn 10-4 (0,01%) 
Ví dụ: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Na,…. 
- Thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ (protein, lipit, axit nucleic, cacbohydrat) và 
vô cơ cấu tạo tế bào, tham gia hoạt động sinh lý của tế bào. 
b. Các nguyên tố vi lượng: 
- Các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể ít hơn 10-4 (0,01%) 
Ví dụ: Cu, Mn, Zn, Mo, Fe, B,... 
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn 
 Trang 7 GV: Phan Mạnh Huỳnh 
- là thành phần cấu tạo enzim, các hoocmon, điều tiết quá trình TĐC trong tế bào. 
II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI TẾ BÀO. 
1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước. 
- Gồm một nguyên tử oxy liên kết với hai nguyên tử hydro bằng liên kết cộng hoá trị. 
- Phân tử nước có tính phân cực (nghĩa là hai đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử bị kéo lệch 
về phía oxy) => hình thành liên kết hydro giữa các phân tử nước với nhau và với chất tan khác 
=> tạo cho nước có tính chất lý hoá đặc biệt như dẫn nhiệt, dẫn điện, tạo sức căng bề mặt,… 
2. Vai trò của nước đối với tế bào. 
- Là thành phần chủ yếu trong mọi cơ thể sống. 
- là dung môi hoà tan các chất. 
- là môi trường phản ứng, tham gia các phản ứng sinh hoá,…. 
- Điều hoà thân nhiệt. 
CÂU HỎI CUỐI BÀI 
Câu 1. Kể tên các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể và vỏ Trái đất mà em biết? Trong 
các nguyên tố đó, những nguyên tố nào đóng vai trò chính cấu tạo nên cơ thể sống? Vì sao? 
– Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong thế giới 
sống, các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống gồm: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg…Trong đó 
các nguyên tố C, H, O, N đóng vai trò chính, chúng chiếm khoảng 96 % khối lượng cơ thể sống. 
Vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohidrat, lipit, axit nuclêic 
là những chất hoá học chính cấu tạo nên tế bào. 
– Các nguyên tố khác mặc dù có thể chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không có nghĩa là chúng không 
có vai trò quan trọng đối với sự sống. 
Câu 2. Cacbon có vai trò gì với vật chất hữu cơ? Tại sao? 
Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại 
phân tử hữu cơ. Vì nguyên tử cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử, do vậy một 
nguyên tử cacbon có thể cùng một lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử cacbon và 
với nguyên tử của các nguyên tố khác tạo nên một số lượng rất lớn các phân tử hữu cơ khác nhau. 
Câu 3. Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố trong cơ thể, người ta chia các nguyên tố thành mấy loại? 
Vai trò của các nguyên tố đối với cơ thể sống? 
Tùy theo tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà các nhà khoa học chia các nguyên tố 
thành hai loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. 
Nguyên tố 
Đặc điểm 
Đa lượng Vi lượng 
Tỉ lệ 
Chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01% 
khối lượng cơ thể. 
Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối 
lượng cơ thể. 
Đại diện 
C, H, 0, N, Ca, P, K, S, Na, 
Cl,… 
F, Cu, Fe, Mn, Zn, Mo... 
Vai trò 
- Thành phần cấu tạo nên các 
đại phân tử hữu cơ như prôtên, 
cacbohiđrat, lipit, axit 
nuclêic,... là những chất hóa 
học chính cấu tạo nên tế bào. 
- Thành phần cấu tạo nên các enzim, 
hoocmôn, sắc tố, vitamin,... 
- Ảnh hưởng đến trao đỗi chất, điều 
hòa quá trình sinh trưởng, phát triển 
của sinh 
vật... 
Câu 4. Mô tả cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước? 
Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên 
kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có 
hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Hai đầu mang điện trái 
dấu của hai phân tử nước khác nhau có thể hút nhau cũng như hút các phân tử hoặc các phần của 
phân tử khác có tích điện trái dấu. Chính nhờ đặc tính này mà nước có vai trò đặc biệt đối với thế 
giới sống. 
Câu 5. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích 
THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 
GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 8 
các hiện tượng sau: 
+ Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước? 
+ Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được? 
– Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên 
kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có 
hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. 
– Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên 
mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. 
Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt 
động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước 
không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước. 
– Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước 
liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. 
Câu 6. Hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá lạnh? 
Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong nguyên sinh chất của tế bào đông thành đá, 
khoảng cách các phân tử xa nhau do đó không thực hiện được các quá trình trao đổi chất, thể tích 
tế bào tăng lên làm cho cấu trúc tế bào bị phá vỡ và tế bào bị chết. 
Câu 7. Vai trò của nước đối với tế bào? 
– Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh. Nước là dung môi phổ biến nhất, là 
môi trường khuếch tán và môi trường cho các phản ứng sinh hoá xảy ra. 
– Nước còn là ngu

File đính kèm:

  • pdfon tap HSG 10.pdf