Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Hóa 9 _ Huỳnh Chánh Trung

Câu 4: ( Trang 172 sách Bd dày ) Chỉ từ quặng pirit FeS2, O2 và H2O, có chất xúc tác thích hợp. Hãy viết phương trình phản ứng điều chế muối sắt (III) sunfat.

Câu 5: ( Trang 172 sách Bd dày ) Chỉ từ Cu, NaCl và H2O, hãy nêu cách điều chế để thu được Cu(OH)2. Viết các PTHH xảy ra.

Câu 6: ( trang 40 sách PD)Từ các chất NaCl, MnO2, H2SO4đ, H2O. Có thể điều chế được bao nhiêu khí?

Câu 7: ( Trang 173 sách Bd dày ) Phân đạm 2 lá có công thức NH4NO3, phân đạm urê có công thức (NH2)2CO. Viết các phương trình điều chế 2 loại phân đạm trên từ không khí, nước và đá vôi.

Câu 8: ( Trang 174 sách Bd dày ) Hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3. Chỉ dùng Al và HCl hãy nêu 3 cách điều chế Cu nguyên chất.

Câu 9: ( Tr53 sách Toán khó) Viết 12 phương pháp điều chế các muối khác nhau.

Câu 10: ( Trang 165 sách Bd dày ) Tìm 4 chất khử thỏa mãn X trong sơ đồ sau:

 

doc23 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Hóa 9 _ Huỳnh Chánh Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nước.	ĐS: x=10
Dạng 6: PHA CHẾ DUNG DỊCH – PHA TRỘN DUNG DỊCH
* Hướng dẫn :
	1. Khi pha loãng hay cô đặc thì lượng chất tan trong dd không thay đổi ( lượng chất tan trong dd1 đầu và dd2 cuối bằng nhau) nên : 
	mdd1. C1% = mdd2.C2% ; V1.CM1 = V2.CM2
	2. Khi pha trộn dung dịch:
	2.1 Sử dụng phương pháp đường chéo:
	@ Trộn m1 gam dung dịch có nồng độ C1% với m2 gam dung dịch có nồng độ C2%, dung dịch thu được có nồng độ C% là:
	 gam dung dịch 	 
	 gam dung dịch 	 
	@ Trộn V1 ml dung dịch có nồng độ C1 mol/l với V2 ml dung dịch có nồng độ C2 mol/l thì thu được dung dịch có nồng độ C (mol/l), với Vdd = V1 + V2.
	 ml dung dịch 	 
	 ml dung dịch 	 
	@ Trộn V1 ml dung dịch có khối lượng riêng D1 với V2 ml dung dịch có khối lượng riêng D2, thu được dung dịch có khối lượng riêng D.
	 ml dung dịch 	 
	 ml dung dịch 	 	
	2.2 Có thể sử dụng phương pháp đại số:
	(1)
	, là khối lượng của dung dịch 1 và dung dịch 2.
	, là nồng độ % của dung dịch 1 và dung dịch 2.
	 là nồng độ % của dung dịch mới.
	(1) 
	* Bài tập: Sách 108 bài nâng cao
1.Cho sẵn 70g dd HCl 20%. Tính C% của dd thu được khi:
a. Pha thêm 30g nước.
b. Cơ đặc đến khi dd cịn lại 40g.
ĐS:14%;35%
2.Tính khối lượng NaOH cần cho vào 225g nước để thu được dd cĩ nồng độ 10%. ĐS :25g.
3.Tính thể tích nước thêm vào 500ml dd H2SO4 1,25M để tạo thành dd H2SO4 0,5M. ĐS:0,75l
4. Trộn 60g dd NaOH 20% với 40g dd NaOH 15% ta thu được dd cĩ nồng độ bao nhiêu%? ĐS: 18%
5. Dd HCl 36% và ddHCl 12%. Tính khối lượng mỗi dd để pha chế thành 2l dd Hcl 20% ( D= 1,10g/ml).
ĐS: 733,3g và 1466,7g
6.Trộn 300ml ddNaOH 1,5M với 400ml dd NaOH 2,5M. tính CM dd thu được. ĐS: 2,07M
7.Cần bao nhiêu ml dd HCl 2,5M và bao nhiêu ml dd HCl 1M, để khi pha trộn với nhau được 600ml dd HCl 1,5M. 	ĐS: 200ml; 400ml
8.Cần bao nhiêu ml dd H2SO4 ( D=1,64g/ml) và bao nhiêu ml dd H2SO4 ( D=1,28g/ml) để được 600ml dd H2SO4 ( D=1,40g/ml).	 ĐS: 200ml; 400ml
9.X là dd H2SO4 0,2M, Y là dd H2SO4 0,5M.
a. Nếu trộn X và Y theo tỉ lệ 2:3 về thể tích thì thu được dd Z cĩ nồng độ bao nhiêu m?
b. Trộn X và Y theo tỉ lệ như thế nào về thể tích thì được dd Z cĩ nồng độ 0,3M?
10.( Tr25 TK) Ứng với 1 dd nhất định, khối lượng riêng của dd sẽ thay đổi như thế nào khi ta pha lỗng dd bằng nước. Biết nước cĩ khối lượng riêng bằng 1g/ml.
------------------------------
Dạng 7: BÀI TOÁN VỀ LƯỢNG CHẤT DƯ
	* Hướng dẫn : 
- Khi trường hợp gặp bài toán cho biết lượng của hai chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong số hai chất tham gia phản ứng sẽ có một chất tham gia phản ứng hết. Chất kia có thể phản ứng hết hoặc dư. Lượng chất tạo thành tính theo lượng chất nào phản ứng hết, do đó phải tìm xem trong hai chất cho biết, chất nào phản ứng hết. 
	C Lưu ý: Cách tính khối lượng dung dịch sau phản ứng.
Nếu sản phẩm không có chất bay hơi hay kết tủa.
Nếu sản phẩm tạọ thành có chất bay hơi hay kết tủa.
Nếu sản phẩm vừa có kết tủa và bay hơi.
BÀI TẬP:
Câu 1: (Tr233 sách BD) Đun nóng 16,8 gam bột sắt và 6,4 gam bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng HCl dư thoát ra khí B. Cho khí B đi chậm qua dung dịch Pb(NO3)2 tách ra kết tủa D màu đen. Các phản ứng đều xảy ra 100%.
Viết phương trình phản ứng để cho biết A, B, D là gì?
Tính thể tích khí B (đktc) và khối lượng kết tủa D.
Cần bao nhiêu thể tích O2 (đktc) để đốt hoàn toàn khí B.
ĐS: 6,72l;47,8g;7,84l
Câu 2: (Tr234 sách BD) Đun nóng hỗn hợp Fe, S (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng axit HCl dư thoát ra 6,72 dm3 khí D (đktc) và còn nhận được dung dịch B cùng chất rắn E. Cho khí D đi chậm qua dung dịch CuSO4 tách ra 19,2 gam kết tủa đen.
Viết phương trình phản ứng.
Tính lượng riêng phần Fe, S ban đầu biết lượng E bằng 3,2 gam.
ĐS: 16,6g;9,6g
Câu3: (Tr234 sách BD) Trộn 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1,5M với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn D. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E.
Viết phưong trình phản ứng. Tính D và E.
Tính nồng độ mol chất tan trong dung dịch B (coi thể tích thay đổi không đáng kể khi xảy ra phản ứng).
	ĐS: 85,9g;34,95g;0,2M
4.Cho 1,6g CuO t/d với 100gdd H2SO420%. Tính C% các chất trong dd sau khi PƯ kết thúc.
	ĐS: 17,76%;3,15%
5.Cho 69,6g MnO2 + dd HCl đặc dư thu được khí X. Dẫn khí X vào 500ml dd NaOH 4M thu được dd A. Tính CM các chất trong dd A (coi thể tích thay đổi không đáng kể khi xảy ra phản ứng).
	ĐS:1,6M;1,6M=1,6M
6.Cho 240g dd BaCl2 1M t/d với 400g dd Na2SO4 14,2% thu được ddA. Tính C% các chất trong dd A.
	ĐS: 4,78%;3,94%
------------------------------
Dạng 8: ÔXIT AXIT VÀ DD KIỀM
1. SO2,CO2 và NaOH, KOH: Tùy tỉ lệ số mol sản phẩm sẽ khác nhau:
	* Các pư có thể xãy ra:
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O 	(1)
CO2 dư + Na2CO3 + H2O	 NaHCO3	(2)
CO2 + NaOH	NaHCO3	(3)
	* Để xác định sản phẩm pư: Đặt T = n –OH / n CO2 nếu:
- Nếu T ≤ 1 xãy ra phản ứng tạo muối axit (3) 
- Nếu T ≥ 2 phản ứng tạo muối trung hòa (1)	
- Nếu 1 < T < 2 : phản ứng tạo hai muối, theo thứ tự muối axit trước (2)và muối trung hòa sau (1) 
	* Dạng toán liên quan: xác định muối tạo thành
	- Cách 1: Gọi x,y lần lượt là số mol của hai muối tạo thành, viết các pư xãy ra, từ tỉ lệ số mol lập hệ phương trình tìm x,y 	lượng muối tạo thành.
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O 	(1)
 x 2x x
CO2 dư + Na2CO3 + H2O NaHCO3	(2)
y	y	y
nCO2 = x + y
nNaOH = 2x + y
	- Cách 2: từ số mol NaOH số mol CO2 pư và dư; số mol Na2CO3 tạo thành
 từ số mol CO2 dư số mol Na2CO3 bị tan 1 phần và NaHCO3 tạo thành.	
2. SO2,CO2 và Ca(OH)2, Ba(OH)2 
* Các pư có thể xãy ra:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 	(1)
CO2 dư + CaCO3 + H2O	 Ca(HCO3)2	(2)
2CO2 + Ca(OH)2 	Ca(HCO3)2	(3)
	* Để xác định sản phẩm pư: Đặt T = n CO2 / n –OH nếu:
- Nếu T ≤ 1 xãy ra phản ứng tạo muối trung hòa (1) 
- Nếu T ≥ 2 phản ứng tạo muối axit (3)	
- Nếu 1 < T < 2 : phản ứng tạo hai muối (1) và (2) 
BÀI TẬP:
1.( Tr52 PD) Cho 8,8g khí CO2 vào 200g dd NaOH 10% thu được dd A. Tính C% các chất trong dd A.
	ĐS: 1,91%;10,15% 
2. (Tr172 sách NC) Dẫn khí CO2 điều chế được bằn cách cho 100g CaCO3 tác dụng với dd HCl dư, đi qua dd chứa 60g NaOH.
a. Viết các PTPƯ xãy ra.
b. Tính khối lượng muối natri điều chế được.	ĐS: 5,04g;1,06g
3. (Tr173 sách NC)Cho 1,568l khí CO2 (đkc) qua dd cĩ hịa tan 3,2g NaOH. Hãy xác định thành phần định tính và định lượng chất được sinh ra sau phản ứng.
	ĐS: 42g;53g
4.( Tr51 PD) Dẫn 112ml khí SO2 (đkc) qua 700ml dd Ca(OH)2 cĩ nồng độ 0,01M. tính khối lượng các chất sau PƯ.
ĐS: CaSO3 0,6g; Ca(OH)2 0,148g
5. (Tr179 sách NC)Cho 16,9g H3PO4 tác dụng với 200g dd KOH 8,4% (D=1,08g/cm3). Tính C% các muối cĩ trong dd sau PƯ.
ĐS: KH2PO4 5,77%; K2HPO4 7,38%
6.Hấp thụ hồn tồn 3,36l khí CO2 (đkc) vào 200ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng mỗi chất tạo thành sau pư.
Dạng 9: BÀI TOÁN TĂNG, GIẢM KHỐI LƯỢNG
Trường hợp 1: Kim loại phản ứng với muối của kim loại yếu hơn.
	* Hướng giải: - Gọi x (g) là khối lượng của kim loại mạnh.
	- Lập phương trình hoá học.
	- Dựa vào dữ kiện đề bài và PTHH để tìm lượng kim loại tham gia.
	- Từ đó suy ra lượng các chất khác.
 * Lưu ý: Khi cho miếng kim loại vào dung dịch muối, Sau phản ứng thanh kim loại tăng hay giảm:
	- Nếu thanh kim loại tăng: 
	- Nếu khối lượng thanh kim loại giảm: 
	- Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng a% hay giảm b% thì nên đặt thanh kim 
	loại ban đầu là m gam. Vậy khối lượng thanh kim loại tăng a% m hay b% m.
 BÀI TẬP
Câu 1: ( Tr71 Sách 108)Cho một lá Zn vào dung dịch chứa 6,4g AgNO3. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân thấy tăng 4%. Tính khối lượng Zn ban đầu.	ĐS: 80g
Câu 2: ( Tr71 Sách 108) Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 5g trong 250 gam dung dịch AgNO3 8%. Sau một thời gian ngắn, lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dd ban đầu giảm 85%.
Tính khối lượng vật lấy ra sau khi lau khô.
Tính C% các chất trong dd sau PƯ.
	ĐS: 12,6g;1,18%;3,71%
Câu 3: ( Tr69 Sách108)Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 4%. 
Xác định lượng Cu thoát ra. Giả sử đồng thoát ra đều bám vào thanh sắt.
Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
	ĐS: 16g;0,625M
4. ( Tr29 CĐBD) Nhúng lá Al trong dd CuSO4. sau một thời gian lấy lá Al khỏi dd thì thấy khối lượng dd giảm 1,38g. Tính khối lượng Al đã phản ứng.
	ĐS: 0,54g
5.( Tr92 NC) Ngâm 12g hh kim loại Fe và Cu trong dd đồng sunfat dư.PƯ xong được chất rắn cĩ khối lượng 12,8g. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hh ban đầu.
	Trường hợp 2: Tăng giảm khối lượng của chất kết tủa hay khối lượng dung dịch sau phản ứng
	1) Khi gặp bài toán cho a gam muối clorua (của kim loại Ba, Ca, Mg) tác dụng với dung dịch cacbonat tạo muối kết tủa có khối lượng b gam. Hãy tìm công thức muối clorua.
	- Muốn tìm công thức muối clorua phải tìm số mol (n) muối.
	Độ giảm khối lượng muối clorua = a – b là do thay Cl2 (M = 71) bằng CO3 (M = 60).
	Xác định công thức phân tử muối: 
	Từ đó xác định công thức phân tử muối.
2) Khi gặp bài toán cho m gam muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được n gam muối sunfat. Hãy tìm công thức phân tử muối cacbonat.
	Muốn tìm công thức phân tử muối cacbonat phải tìm số mol muối.
 (do thay muo

File đính kèm:

  • docCác dạng bài tập bồi dưỡng HSG - lớp 9.doc
Giáo án liên quan