Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn: Lịch sử THCS

 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.

Có nhiều khái niệm về “Đánh giá”, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh:

- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.

 - “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.

 

doc189 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn: Lịch sử THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thống tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 1945 - 1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), 3/4 trữ lượng vàng của thế giới. 
- Nguyên nhân kinh tế Mĩ phát triển : (1 điểm)
Mĩ có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
Ở xa chiến trường, không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, nước Mĩ được yên ổn phát triển kinh tế, làm giàu nhờ bán vũ khí cho các nước tham chiến.
 Mĩ đã áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất và điều chỉnh hợp lí cơ cấu nền kinh tế.
Kinh tế Mĩ tập trung sản xuất và tư bản cao.
Có sự điều tiết của nhà nước. 
Nguyên nhân quan trọng nhất để kinh tế Mĩ phát triển: (1 điểm) 
 HS phải lựa chọn nguyên nhân nào là quan trọng nhất; đồng thời lý giải được tại sao chọn nguyên nhân đó.
Câu 3 (4 điểm)
 	Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã đạt những thành tựu kì diệu như thế nào? Hãy phân tích những tác động của nó đối với đời sống con người.
- Những thành tựu : (2 điểm)
 Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhay vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành toán, lí, hoá, sinh, nghiên cứu thành công phương pháp sinh sản vô tính, giải mã bản đồ gien người,
 Trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã có những phát minh lớn: 
 Sản xuất được những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là sự ra đời của máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động
Đã tìm ra những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời.
Đã sáng chế ra những vật liệu mới như pôlime
Công nghệ sinh học có những đột phá giúp con người thực hiện thành công cuộc Cách mạng xanh khắc phục được nạn đói ăn, thiếu thực phẩm
Đạt được những tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thành tựu chinh phục vũ trụ.
Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ: (1 điểm)
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để phân tích các nội dung sau:
+ Tích cực : (0,5)
Nâng cao năng xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người. 
Tạo nên sự thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.
Hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu.
+ Hạn chế : (0,5)
 cách mạng khoa học - công nghệ cung có những mặt hạn chế như tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất dần nóng lên, các bệnh dịch mới xuất hiện và rất nguy hiểm, các loại vũ khí có sức hủy diệt lớn...
ĐỀ KIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT (học kì II) LỚP 9
I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong học kì II, lớp 9 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
- Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
- Về kiến thức :
 	Trình bày hoàn cảnh nổ ra, diễn biến và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960), cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965).
	So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ.
Sơ lược âm mưu của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh. Trình bày những nét chính của cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ
	- Về kĩ năng : 
	Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
Hình thức : tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
- Trình bày hoàn cảnh, diễn biến của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960).
- Nêu rõ âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- Vì sao nói phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng miền Nam.
- Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965) như thế nào?
So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
66,67 x6 = 4điểm
33,33x 6 =2 điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
6 điểm=60 % 
2. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)
 - Trình bày âm mưu của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ đã diễn ra như thế nào? 
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
50 % x 4=2 điểm
50 % x 4 =2 điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
4 điểm=40% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1/2
Số điểm:2
20 %
Số câu:1 +1/3+ 1/2
Số điểm: 6
60 %
Số câu: 2/3
Số điểm: 2
20 %
Số câu: 3
Số điểm: 10
100%
IV . BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS .............
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 9
MÔN : LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1 (3 điểm)
	Trình bày hoàn cảnh, diễn biến của phong trào ”Đồng khởi” (1959 - 1960). Vì sao nói phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng miền Nam?
Câu 2 (3 điểm)
Mĩ đã tiến hành chiến lược ”Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam như thế nào? So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược ”Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược ”Chiến tranh cục bộ”.
Câu 3 (4 điểm)
Nêu rõ âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh” ? Phân tích những thắng lợi của quân và dân ta chống chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh”.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS .............
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 9
MÔN : LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1 (3 điểm)
	Phong trào ”Đồng khởi” diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Trình bày diễn biến và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960).
	-Hoàn cảnh phong trào ”Đồng khởi” : (0,75 điểm)
 Trong những năm 1957 - 1959, Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam ; ra sắc lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật", thực hiện "đạo luật 10-59" công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam... 
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
- Diễn biến : (1, 5 điểm)
Dưới ánh sáng của nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quần chúng lúc đầu lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh - Bình Định, Trà Bồng Quảng Ngãi,... sau đã lan rộng ra khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với cuộc "Đồng khởi", tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.
Ngày 17 - 1 - 1960, "Đồng khởi" nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã. 
"Đồng khởi" như nước vỡ bờ nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ. 
-Vì sao nói phong trào “Đồng khởi”...: (0,75)
Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam : chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 
Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (ngày 20 - 12 - 1960).
Câu 2 (3 điểm)
Mĩ đã tiến hành “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam như thế nào? So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Mĩ đã tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1 điểm)
Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do "cố vấn" Mĩ chỉ huy cùng với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ. 
Được sự hỗ trợ của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược", nhằm tách dân khỏi cách mạng, tiến tới bình định miền Nam. 
 Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới nhằm ngăn chặn mọi sự chi viện cho miền Nam.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” : (2 điểm)
 Giống nhau : 
	Cả hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đều là chiến lược thực dân kiểu mới của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam.
	Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
	Đều gây đau thương, tan tóc cho nhân dân ta.
Khác nhau :
	Chiến lược “Chiến tranh tranh đặc” biệt lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ.
	Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” lực lượng chủ yếu tham chiến là quân đội Mĩ, đội đội đồng minh và sự phối hợp hỗ trợ của quân đội Sài Gòn
	Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” qui mô mở rộng ra cả miền Bắc bằng cuộc “Chiến tranh phá hoại” bằng không quân và hải quân.
	Mức độ của “Chiến tranh cục bộ” là ác liệt hơn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Câu 3 ( 4 điểm)
Nêu âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh” ? Trình những thắng lợi của quân và dân ta chống chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh”.
-Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh”: (2 điểm)
Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện "Đông Dương hoá chiến tranh". 
Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn 
quân sự.
Quân đội Sài Gòn được sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia năm 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương¢¢.
	- Những thắng lợi củ

File đính kèm:

  • docTai lieu boi duong bien soan de kiem tra.doc