SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM VÀO DẠY CÁC BÀI VỀ CHẤT NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP HOÁ HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 8C TRƯỜNG THCS PHƯỚC THẠNH

MỤC LỤC

Mục lục 1

I.Tóm tắt đế tài 2

II.Giới thiệu 2

 1.Hiện trạng 2

 2.Giải pháp thay thế 3

 3.Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài 3

 4.Vấn đề nghiên cứu 3

 5.Giả thuyết nghiên cứu 3

III.Phương pháp 3

 1.Khách thể nghiên cứu 3

 2.Thiết kế 4

 3.Qui trình nghiên cứu 5

 4.Đo lường 5

IV.Phân tích dữ liệu và kết quả 6

V.Bàn luận 7

VI.Kết luận và khuyến nghị 7

 1.Kết luận 7

 2.Khuyến nghị 7

VII.Tài liệu tham khảo 8

VIII.Phụ lục 9

 1.Kế hoạch bài dạy 9

 1.1.Kế hoạch bài dạy trước tác động 9-12

 1.2.Kế hoạch bài dạy sau tác động 12-15

 2.Đề và kiểm tra trước tác động 15-16

 3.Đề và kiểm tra sau tác động 16-18

 4.Bảng điểm 19-21

IX.Phiếu đánh giá 22-23

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM VÀO DẠY CÁC BÀI VỀ CHẤT NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP HOÁ HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 8C TRƯỜNG THCS PHƯỚC THẠNH, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Đỗ Tất Hiển, Sách giáo viên hoá 8, 2004.
Thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông - Trần Quốc Đắc, 2005.
Sách thí nghiệm hoá học ở trường THCS - BGD, 2004.
Giáo trình lý luận dạy học hoá học đại cương - Nguyễn Thị Kim Cúc, 2002.
Chuyên đề: Các bước dạy một tiết thực hành - Lê Thị Phương, 2011.
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá ở lớp 8B trường THCS Phước Thạnh- Nguyễn Thái Bình- Năm 2010.
VIII. Phụ lục đề tài:
I.Kế hoạch bài học:
1.Kế hoạch bài học trước tác động:
PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tt)
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
HS biết: Nhận biết khi nào có phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu để nhận ra có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra.
HS hiểu: Tại sao khi các chất phản ứng tiếp xúc, có trường hợp cần đun nóng hay có mặt chất xúc tác(là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi) thì có phản ứng xảy ra.
2.Kĩ năng:
HS thực hiện được: Nhận biết được các dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra.
HS thực hiện thành thạo: Các điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra.
3.Thái độ:
Thói quen: Viết đúng các điều kiện của các phản ứng hoá học.
Tính cách: Có ý thức cẩn thận trong thí nghiệm hoá học.
II.Nội dung học tập:
Điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Tranh, phiếu học tập.
2.Học sinh:
Học bài, làm bài tập 1 - 4/ 50,51 SGK.
Xem bài “Phản ứng hoá học (tt) phần III, IV”. Soạn câu hỏi sau: 
1.Em hãy quan sát lọ nuôi vôi của Bà các em? Em thấy hiện tượng gì? Em hãy nêu một vài hiện tượng khác. Vậy khi nào phản ứng hóa học xãy ra?
2.Hãy nhớ lại các thí nghiệm ở bài học trước. Em hãy cho biết làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xãy ra?
IV.Tổ chức các hoạt động học tập:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : KD
2.Kiểm tra miệng:
a.Thế nào là phản ứng hóa học? Cách viết phương trình chữ? VD. (9đ)
Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Tên các chất tham gia " Tên các chất tạo thành. VD: khí oxi + khí hiđro " nước
b.Nêu một trong những điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra? (1đ)
Các chất tham gia phải tiếp xúc nhau.
3.Tiến trình học tập:
Hoạt động 1: Vào bài.
Làm như thế nào để phản ứng hóa học xảy ra? Và dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra? Bài học hôm nay giúp các em hiểu được vấn đề trên.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khi nào phản ứng hoá học xảy ra.( 15 phút)
1.Mục tiêu:
a. Kiến thức: Giúp HS nắm được phản ứng hoá học xảy ra khi nào?
b. Kỹ năng: Biết phản ứng nào cần có điều kiện nào.
2.Phương pháp, phương tiện dạy học:
a.Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.
b.Phương tiện dạy học: Tranh.
3.Các bước của hoạt động:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
1.GV cho HS quan sát tranh thí nghiệm: Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.HS nhận xét.
Nếu cho Zn và H2SO4 ở hai ống nghiệm riêng lẻ thì bọt khí bay lên không?Vậy muốn phản ứng xãy ra thì các chất tham gia cần phải như thế nào?
Cây nến muốn cháy thì cần gì? 
Muốn bếp than cháy và cháy hồng thì cần phải làm gì? 
2.Hãy nêu một phản ứng xãy ra mà không cần nung.
Muốn nấu rượu từ cơm gạo thì cần phải có gì?
Qua các VD trên em hãy cho biết khi nào có phản ứng hoá học xảy ra?
III.Khi nào phản ứng hóa học xãy ra.
Có bọt khí xuất hiện.
Không có bọt bay lên. Để phản ứng xảy ra Zn phải tiếp xúc với dung dịch H2SO4.
Cần đốt nến.
Cần nhóm bếp than bằng củi.
Kẽm và dd axit ở trên.
Rượu nấu từ gạo + men( men là chất xúc tác)
Phản ứng hóa học xãy ra khi các chất tham gia tiếp xúc nhau, có khi phải đun nóng hoặc có khi cần chất xúc tác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xãy ra.(15 phút)
1.Mục tiêu:
a. Kiến thức: Giúp HS nắm được làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
b. Kỹ năng: Xác định được các dấu hiệu này.
2.Phương pháp, phương tiện dạy học:
a.Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.
b.Phương tiện dạy học: Tranh.
3.Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV nhắc lại phản ứng cho Zn tác dụng với axit sunfuric loãng có sũi bọt khí . Vậy có phản ứng hóa học xãy ra.
GV thuyết minh về thí nghiệm:
Dd BaCl2 + dd CuSO4 
Dd NaOH + phenophtalein 
Đốt nến
HS nhận xét hiện tượng ghi lại kết quả bằng phiếu học tập do giáo viên phát.
HS báo cáo kết quả các hiện tượng chuẩn bị ở tiết học trước.
HS nhận xét, rút ra kết luận về dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xãy ra.
HS làm bài tập số 5 SGK/51
IV.Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xãy ra?
Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xãy ra gồm: có khí thoát ra, có kết tủa, thay đổi màu sắc. Ngoài ra còn có toả nhiệt và phát sáng.
Có bọt khí xuất hiện 
Canxicacbonat + a.clohidric ¦ Canxiclorua + nước
V.Tổng kết và hướng dẫn học tập:
1.Tổng kết:
Các nhận định sau đậy nhận định nào đúng:
1.Trong phản ứng hóa học, khi chất biến đổi làm các nguyên tử biến đổi theo.
2.Trong phản ứng hóahọc, nguyên tử không được bảo toàn.
3.Dựa vào dấu hiệu có sự thay đổi về trạng thái để nhận biết có phản ứng xãy ra.
4.Dựa vào sự thay đổi màu sắc, kết tủa hoặc có khí sinh ra thì phản ứng hóa học xãy ra.
a. 2,4	b.3,4	c. 1,2	d. 4
Qua bài học này HS cần nhớ: các điều kiện khi nào phản ứng hoá học xảy ra, dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá xảy ra.
2.Hướng dẫn học tập:
a.Đối với bài học ở tiết học này: 
Học bài, làm bài tập 5,6 SGK/51.
 b.Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Xem bài thực hành: “Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học”
1.Hoà tan thuốc tím thành dung dịch thuốc tím là hiện tượng gì? Khi đun nóng thuốc tím sinh ra một chất khí làm cho que đóm bùng cháy đó là hiện tượng gì?
2.Khi thổi hơi thở vào nước vôi trong quan sát thấy gì? Nó thuộc hiện tượng nào? Tương tự như thế khi cho Natricacbonat vào nước vôi trong.
VI.Phụ lục: không
2.Kế hoạch bài học sau tác động:
	ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
HS biết: Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (hai cách thu khí oxi). Khái niệm phản ứng phân huỷ.
HS hiểu: Cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
2.Kĩ năng:
HS thực được: Thí nghiệm điều chế oxi và thu khí oxi.
HS thực hiện thành thạo: Viết được PTHH điều chế oxi từ KClO3, KMnO4, tính được thể tích khí oxi ở đktc được điều chế từ PTN, nhận biết được phản ứng phân huỷ hay hoá hợp.
3.Thái độ:
Thói quen: Giáo dục tính cẩn thận chính xác trong học tâp.
Tính cách: Độc lập tư duy.
II.Nội dung học tập:
Cách điều chế oxi trong PTN. Khái niệm phản ứng phân huỷ.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Dụng cụ: Ống nghiệm, giá sắt, kẹp gỗ, đèn cồn, chậu thủy tinh, ống dẫn khí.
 Hoá chất: KMnO4,KClO3,MnO2.
2.Học sinh: 
Học bài: học các khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ, cách gọi tên oxit. Làm bài tập 2 – 5 SGK/91.
Xem bài “Điều chế khí oxi. Phản ứng phân hủy( phần II chỉ đọc thêm)”. Soạn các câu hỏi sau: 
1.Hoá chất điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ chất gì?
2.Dụng cụ điều chế oxi cần có những gì? Cần chú ý gì khi thí nghiệm? Thu khí oxi bằng mấy cách?
3.Trả lời câu hỏi 1 SGK/93. Rút ra định nghĩa phản ứng phân huỷ?
IV.Tổ chức các hoạt động học tập:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KD
2.Kiểm tra miệng:
a.Nêu định nghĩa oxit? oxit axit? oxit bazơ? Lập CTHH của Fe(II) với Oxi. Đọc tên? 10đ
Oxit là hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.
Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. Oxit bazơ là của kim loại và tương ứng với một bazơ. FeO: Sắt (II)oxit.
b.Viết phương trình điều chế oxit nhôm Al2O3. Cho biết đây là phản ứng gì? 8đ
4Al + 3O2 2Al2O3 phản ứng hóa hợp.
c.Nêu cách thu khí oxi? 2đ ( đẩy nước và đẩy không khí)
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Vào bài.
Khí oxi có rất nhiều ứng dụng, làm sao để điều chế nó, thu bằng cách nào? Loại phản ứng điều chế oxi được gọi là phản ứng gì? Định nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay giúp các em biết được các vấn đề trên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.( 20 phút)
1.Mục tiêu:
a. Kiến thức: Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
b. Kỹ năng: Thao tác thí nghiệm thực hành.
2.Phương pháp, phương tiện dạy học:
a.Phương pháp: Thí nghiệm, quan sát, đàm thoại.
b.Phương tiện dạy học: Dụng cụ thí nghiệm.
3.Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung bài học 
1.Hoá chất điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ chất gì?
2.Dụng cụ điều chế oxi cần có những gì? Cần chú ý gì khi thí nghiệm? Thu khí oxi bằng mấy cách?
TN1: Lấy một lượng thuốc tím vào ống nghiệm khô, dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun trên ngọn lửa đèn cồn. Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. Nhận xét hiện tượng và giải thích.
GV lưu ý trong quá trình thí nghiệm ống nghiệm phải khô, đun xung quanh ống nghiệm rồi mới tập trung đun ở phần có thuốc tím.
Đun KClO3 có thêm MnO2. Cách làm tương tự thí nghiệm trên. Tiết thực hành thí nghiệm sau.
GV hướng dẫn học sinh TN thu khí oxi.
Vì sao có thể thu khí bằng cách đẩy không khí, đẩy nước?
Qua TN học sinh rút ra kết luận về việc điều chế oxi.GV cung cấp chất tạo thành HS viết PTHH.
GDHN: Rèn luyện kĩ năng tính toán theo PTHH và cách tính toán để nâng cao hiệu suất phản ứng trong quá trình điều chế oxi.
HS đọc thêm phần điều chế khí oxi trong công nghiệp ở SGK.
I.Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm:
1.Thí nghiệm:Điều chế oxi
Chất khí sinh ra trong ống nghiệm làm que đóm bùng cháy thành ngọn lửa chính là khí oxi.
 Điều chế O2
Thu khí oxi bằng cách: đẩy nước và đẩy không khí.
Thu khí O2 bằng cách đẩy nước
2.Kết luận: Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3 .. .
PTHH: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
 2KClO3 2KCl + 3O2
Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng phân huỷ.( 13 phút)
1.Mục tiêu:
a. Kiến thức: Định nghĩa phản ứng phân huỷ.
b. Kỹ năng: Viết PTHH, nhận biết.
2.Phương pháp, phương tiện dạy học:
a.Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
b.Phương tiện dạy học: Bảng phụ.
3.Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
1.Học sinh 

File đính kèm:

  • docNCKHSPUD.doc