Sử dụng kĩ thuật tư duy 5W1H trong dạy học lịch sử thế giới lớp 10
Học sinh sẽ có học được phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả và tăng tính chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Sử dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học lịch sử bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai.
Việc vận dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học lịch sử ở trường THPT sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sơ đồ 5W1H kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, xem phim minh họa có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học
ng và phạm vi nghiên cứu - Tiến hành nghiên cứu ở học sinh 10A1 và 10A4 - Chương trình cơ bản - Các bài học có nội dung về: diễn biến của chiến tranh, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, các cuộc phát kiến Địa lí, các tổ chức chính trị cách mạng. 5. Các giải pháp cụ thể 5.1/ Nghiên cứu thực trạng - Trong quá trình dạy những tuần đầu tiên, tôi tiến hành thăm dò khảo sát hiểu biết của học sinh về Sơ đồ 5W1H, kết quả là 100% học sinh cho hay chưa từng tiếp xúc với dạng sơ đồ này ở cấp THCS. - Sau khi dạy xong bài số 2 – Xã hội nguyên thủy (tiết PPCT-2), tôi dành thời gian khoảng 5 phút giới thiệu về Kỹ thuật tư duy 5W1H và ra một bài tập cho học sinh về nhà tìm hiểu trước về một nội dung trong bài số 3 – Các quốc gia cổ đại phương Đông như sau: Hãy viết bài giới thiệu ngắn gọn về Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon hoặc Kim tự tháp bất kì ở Ai Cập thời cổ đại bằng Sơ đồ 5W1H với 6 gợi ý: Xây dựng khi nào? Xây dựng ở đâu? Ai là người cho xây dựng? Xây dựng để làm gì? Được xây dựng như thế nào? Tại sao có thể xây dựng được công trình đó? Sau khi học xong bài số 3, tôi yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm của mình thì hầu hết các em chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Vậy trước tình hình đó, để các em học sinh được làm quên với kĩ thuật dạy học mới ngay từ đầu cấp học và góp phần tăng hứng thú học tập bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và trường THPT Phan Bội Châu nói riêng tôi đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp như dưới đây. 5.2/ Áp dụng các giải pháp 5.2.1. Các biện pháp chung - Giáo viên có thể áp dụng đề tài này trong các bước khác nhau và ở những dạng nội dung bài học khác nhau: có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và củng cố kiến thức và giao bài tập về nhà; giáo viên cũng có thể sử dụng đề tài ở những dạng nội dung bài học khác nhau, như: diễn biến của chiến tranh, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, các cuộc phát kiến Địa lí. - Giáo viến có thể sử dụng Sơ đồ 5W1H theo nhiều cách khác nhau: + Yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ bằng cách vẽ Sơ đồ 5W1H, theo các gợi ý sau đó kiểm tra bài cũ bằng sơ đồ. + Sử dụng Sơ đồ 5W1H để khai thác trực tiếp nội dung bài học ở trên lớp. + Dùng Sơ đồ 5W1H để minh họa cho nội dung. + Sử dụng Sơ đồ 5W1H với mục đích củng cố kiến thức. - Có thể tóm tắt một số bước dạy học trên lớp với Sơ đồ 5W1H: Bước 1: Học sinh lập Sơ đồ 5W1H theo gợi ý của giáo viên. Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về Sơ đồ 5W1H mà nhóm mình đã thiết lập. Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung để hoàn thành Sơ đồ 5W1H về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một Sơ đồ 5W1H mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một Sơ đồ 5W1H mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. - Cho học sinh làm quen với Sơ đồ 5W1H, đây là bước rất quan trọng với học sinh khối 10 trường THPT Phan Bội Châu, bởi lẽ hầu như các em chưa được tiếp xúc với Sơ đồ này. Trong quá trình dạy học các bài học đầu tiên, giáo viên nêu 6 sẽ là người vẽ Sơ đồ 5W1H với 6 dạng câu hỏi tương ứng 6 từ viết tắt tiếng Anh. Ví dụ: Khi tìm hiểu về Bài 4- Các quốc gia cổ đại phương Tây, giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước về Đền Pác-tê-nông và Đấu trường ở Rô-ma theo các câu hỏi sau: Công trình đó được xây dựng khi nào (When)? Ở đâu (Where)? Do ai (Who)? Được xây dựng như thế nào (How)? Đặc điểm nổi bật là gì (What)? Vì sao lại xây dựng (Why)? Qua việc tìm hiểu và trả lời về các câu hỏi trên có nghĩa là học sinh đã tìm hiểu được những nét cơ bản nhất về các công trình này. Mặt khác, qua đó khi học bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời 6 câu hỏi cho trước và giáo viên kết hợp vẽ Sơ đồ 5W1H lên bảng để các em làm quen với kĩ thuật dạy học này. - Sau những bài đầu tiên chỉ yêu cầu học sinh trả lời 6 dạng câu hỏi kết hợp với viêc vẽ Sơ đồ 5W1H tương ứng, ở những bài tiếp theo có nội dung có thể sử dụng sơ đồ, giáo viên sẽ cho học sinh hoạt động vẽ sơ đồ. 5.2.2. Các nội dung bài cụ thể a/ Vương quốc Campuchia và Lào: Khi dạy bài 9-Vương quốc Campuchia và Lào, giáo viên cũng có thể sử dụng Sơ đồ 5W1H để khai thác nội dung của bài. Tùy theo mục đích khai thác của giáo viên mà có thể sử dụng ở những thời điểm khác nhau. Cách 1: Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ Sơ đồ 5W1H trả lời cho các câu hỏi: Chủ nhân là ai? Địa bàn sinh sống ở đâu? Bắt đầu dựng nước từ khi nào? Quá trình phát triển của VQ diễn ra như thế nào? Tại sao lại trở thành thuộc địa của TD Pháp vào cuối thế kỉ XIX? Đặc trưng văn hóa là gì? (Phụ lục 1) Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị trước để trả lời 6 câu hỏi như trên. Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ Sơ đồ 5W1H theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh. b/ Các cuộc phát kiến Địa lí Đối với dạng bài về các cuộc phát kiến địa lí, trong chương trình Lịch sử lớp 10 chỉ có bài duy nhất có nội dung này là “Bài số 11- Tây Âu thời hậu kì trung đại”. Khi dạy bài này, GV khai thác Sơ đồ 5W1H theo các cách như sau: Cách 1: Hướng dẫn cho học sinh về nhà vẽ sẵn Sơ đồ 5W1H để trả lời các câu hỏi như sau: Tại sao thự hiện các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến diễn ra ở đâu ? Bắt đầu từ khi nào? Ai là người thực hiện các cuộc phát kiến? Các cuộc phát kiến diễn ra như thế nào? Các cuộc phát kiến để lại hệ quả gì ?(Phụ lục 2) Trong quá trình dạy bài mới, GV có thể chia lớp hoạt động theo nhóm, thảo luận và hoàn thành sơ đồ chung, sau đó dán (hoặc chiếu) sơ đồ của nhóm, yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày; các nhóm có thể thảo luận bổ sung. Cuối cùng giáo viên dán (hoặc chiếu) sơ đồ đã chuẩn bị trước để củng cố kiến thức học sinh. Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị trước để trả lời 6 câu hỏi như trên. Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ sơ đồ 5W1H theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh. c/ Các cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Đối với dạng nội dung bài dạy này, trong chương trình Lịch sử lớp 10 thì tương đối nhiều và nhìn chung tất cảc các nội dung như trên đều có thể thực hiện được bằng Sơ đồ 5W1H và tương đối hiệu quả. Khi dạy về dạng bài này giáo viên định hướng cho các em học sinh về 6 câu hỏi cần phải trả lời đó là: Tại sao cách mạng bùng nổ? Cuộc cách mạng bắt đầu từ đâu? Cuộc cách mạng bùng nổ khi nào? Ai là người lãnh đạo? Cuộc cách mạng diễn ra như thế nào? Cuộc cách mạng có ý nghĩa gì? Có thể tùy vào thời lượng chương trình, nội dung chương trình và mục đích sử dụng của giáo viên, giáo viên có thể khai thác Sơ đồ 5W1H ở các khâu lên lớp khác nhau thời điểm (yêu cầu học sinh vẽ tại lớp hoặc bài tập về nhà hoặc giáo viên vẽ sẵn và chỉ giới thiệu cho học sinh). Cứ như vậy, khi nhắc tới nội dung về các cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng tư sản, các em học sinh sẽ liên tưởng ngay tới 6 câu hỏi với 6 chữ cái tiếng Anh. Ví dụ: Khi dạy bài 29- Cách mạng Tư sản Anh (Phụ lục 3) Do nội dung của bài ngắn, giáo viên có thể khai thác bằng Sơ đồ 5W1H như sau: Bước 1: yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và lập Sơ đồ 5W1H để trả lời được các câu hỏi như sau: Tại sao cuộc cách mạng tư sản lại bùng nổ sớm ở nước Anh? Cuộc cách mạng bùng nổ khi nào? Bắt đầu từ đâu? Ai là người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh? Cách mạng diễn ra như thế nào? Cuộc cách mạng có ý nghĩa gì đối với nước Anh? Bước 2: Yêu cầu đại diện một số tổ lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. Bước 3: Các tổ thảo luận và cho ý kiến bổ sung để sơ đồ được hoàn chỉnh. Bước 4: Giáo viên củng cố kiến thức bằng sơ đồ đã chuẩn bị sẵn và kết hợp giới thiệu một số kiến thức cần thiết. d/ Các tổ chức chính trị, cách mạng Khi dạy về các dạng bài có nội dung này (Đồng minh những người cộng sản, Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai), giáo viên phải hình thành cho học sinh 6 câu hỏi cần phải trả lời khi các em vẽ Sơ đồ 5W1H: Tại sao được thành lập? Thành lập khi nào? Thành lập ở đâu? Ai là người thành lập? Hoạt động như thế nào? Có vai trò, ý nghĩa gì? Như vậy, khi yêu cầu các em trả lời về một tổ chức nào đó thì trong đầu các em sẽ hình dung sẽ có 6 câu hỏi hiện ra cần được giải quyết. Ví dụ: Khi dạy bài 37- Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ 5W1H tương tự như tìm hiểu về cuộc cách mạng tư sản: Cách 1: Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ Sơ đồ 5W1H trả lời cho các câu hỏi: Tại sao tổ chức Đồng minh những người Cộng sản được thành lập? Thành lập ở đâu? Thành lập khi nào? Ai là người chủ trương thành lập? Hoạt động như thế nào? Sự thành lập và hoạt động của tôt chức có vai trò, ý nghĩa gì? Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị trước để trả lời 6 câu hỏi như trên. Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ Sơ đồ 5W1H theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh. e/ Một số nội dung khác Ngoài các nội dung đã trình bày ở trên, trong quá trình dạy môn Lịch sử thế giới lớp 10, giáo viên cũng có thể sử dụng Sơ đồ này để khai thác một số nội dung khác, như: tìm hiểu về về một nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc một thành tựu nào đó Tuy nhiên với những nội dung này, chủ yếu là giáo viên chỉ yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu theo sơ đồ dưới dạng bài tập về nhà. Ví dụ: Trước khi dạy bài 5- Trung Quốc thời phong kiến, giáo viên có thể ra bài tập về nhà cho học sinh tìm hiểu về Lăng mộ Tần Thủy Hoàng theo Sơ đồ 5W1H theo các câu hỏi: Tại sao được xây dựng? Được xây dựng khi nào? Ở đâu? Ai là người chủ trương xây dựng? Được xây dựng như thế nào? Lăng mộ được xây dựng có ý nghĩa gì đối với Lịch sử Trung Quốc? III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ Kết quả đạt được 1.1. Kết quả chung Qua sử dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và lịch sử thế giới lớp 10 nói riêng, tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu qu
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem Lich su.doc