Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Lịch sử

MỤC LỤC

 

Phần 1. Mở đầu Trang 1

1. Lý do chọn đề tài Trang 1

2. Mục đích nghiên cứu Trang 1

3. Phạm vi nghiên cứu Trang 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 2

5. Phương pháp nghiên cứu Trang 2

Phần 2. Nội dung Trang 3

I. Cơ sở lý luận của đề tài Trang 3

II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trang 3

1. Thuận lợi Trang 4

2. Khó khăn Trang 4

III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trang 4

1. Các nội dung tiến hành. Trang 4

2. Biện pháp tiến hành Trang 5

2.1. Bài 17 Ôn tập chương II và chương III Trang 5

2.2. Bài 21 Ôn tập chương IV Trang 7

2.3. Ôn tập chương V và chương VI Trang 9

IV. Hiệu quả của đề tài Trang 10

Phần 3. Kết luận chung Trang 11

 

doc12 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 5313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phạm vi nghiên cứu.
- Về quy mô: Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi các bài học về môn Lịch sử THCS đặc biệt chú trọng khối lớp 7 với các bài ôn tập.
- Về không gian: Đề tài này nghiên cứu trong không gian trường THCS Hoàng Nông.
- Về thời gian: Đề tài này tôi nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2011 – 2012.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu và áp dụng thực tế giảng dạy tại nhà trường để nâng cao hơn nữa tay nghề của giáo viên, từ đó có thêm nhiều phương pháp giảng dạy mới phong phú, linh hoạt giúp học sinh tiếp cận bài học một cách dễ hiểu và sâu sắc.
- Nghiên cứu đề tài để khẳng định bản đồ tư duy thực sự là một công cụ trong phương pháp dạy học mới – phương pháp dạy học tích cực.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Căn cứ vào tình hình học tập thực tế của học sinh địa phương và phân phối chương trình môn Lịch sử lớp 7, tôi lựa chọn các bài ôn tập để thiết kế các bản đồ tư duy vì bản đồ tư duy là một dạng biểu đồ, là một phương pháp đồ họa được sắp xếp theo hướng phân nhánh, nó đem lại một cách tiếp cận mới. Sau khi lựa chọn được bài tôi tiến hành thiết kế bài theo hướng của bài ôn tập : Hệ thống hóa, khái quát hóa và nâng cao...
- Điều tra, khảo sát sau khi dạy một bài học bằng sơ đồ tư duy.
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của đề tài. 
 Lịch sử là những gì đã trải qua trong quá khứ. Do vậy, bộ môn cung cấp một lượng kiến thức rất lớn trong một khoảng thời gian hạn hẹp. Vì thế, mô hình hoá kiến thức lịch sử sẽ  giúp các em dễ học dễ nhớ, khắc sâu kiến thức.
 Giờ học ôn tập là một giờ học khó bởi lượng kiến thức nhiều làm sao để ôn lại một cách có hệ thống, ngắn gọn và dễ hiểu là một điều không đơn giản. những bài ôn tập thường không có kiến thức mới nên không thu hút được sự yêu thích khám phá của học sinh, kể cả giáo viên cũng rất ngại với những giờ học ôn tập vì thường giáo viên phải làm việc rất nhiều và nếu thiết kế không khéo những bài ôn tập thường rất buồn và nặng điều này dễ gây nên sự ‘‘học cho qua’’ như vậy chất lượng của giờ học là không cao.
 Bản đồ tư duy là một công cụ ghi nhớ tối ưu, học bằng sơ đồ tư duy sẽ tiết kiệm thời gian rất nhiều bởi sơ đồ tư duy chỉ bao gồm những từ khóa, các ý được trình bày có hệ thống nên việc ôn tập chỉ là chuyện nhỏ, học kiểu truyền thống thì việc ôn tập mất khá nhiều thời gian, bao nhiêu lần ôn tập là bấy nhiêu lần học bài và dễ rơi vào tình trạng “học trước quên sau” .
 Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Cơ chế hoạt động của Bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Bản đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng Bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,... 
 Vì thế, vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh có phương pháp học hợp lý.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1. Thuận lợi.
- Lịch sử là một môn học nhằm cung cấp cho người học một tập hợp thông tin có hệ thống về những sự việc về con người, gia đình và xã hội đã xảy ra trong quá khứ. Do đó, môn học lịch sử đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo dục.
- Bản thân giáo viên cũng rất yêu thích môn lịch sử và những câu chuyện lịch sử dân tộc.
- Thời buổi công nghệ thông tin học sinh sẵn sàng vào mạng tìm những thông tin cần biết về lịch sử.
Khó khăn.
- Thực tế nhiều năm gần đây kết quả các cuộc thi đặc biệt là các kì thi tốt nghiệp PTTH môn lịch sử số lượng điểm không là rất nhiều. 
- Học sinh nói chung chưa thực sự yêu thích học môn lịch sử bởi lịch sử thường rất dài, khô khan, nhiều sự kiện, thời gian khó nhớ, dẫn đến việc lười học cũng như lười đọc của học sinh. Bên cạnh đó môn Lịch sử lại không có vị trí như những môn Văn, Toán, Ngoại ngữ ...
- Những câu chuyện, bộ phim lịch sử Việt Nam đã được quan tâm đầu tư cũng đã có chất lượng tuy nhiên chưa thực sự hấp dẫn, ấn tượng bằng những câu chuyện và phim lịch sử Trung Quốc – một đất nước ngay cạnh chúng ta, sự bùng phát và lan tràn phim, truyện vào Việt Nam rất lớn. Trong khi văn hóa đọc đang bị chèn ép khá mạnh của văn hóa nghe, nhìn trong thời buổi của công nghệ thông tin.
III. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Các nội dung tiến hành.
Các bài học sẽ sử dung sơ đồ tư duy:
+ Bài 17 Ôn tập chương II và chương III;
+ Bài 21 Ôn tập chương IV;
+ Bài 29 Ôn tập chương V và chương VI.
Biện pháp tiến hành.
2.1. Bài 17 Ôn tập chương II và chương III. (chỉ đề cập đến phần nội dung có sử dụng Bản đồ tư duy).
a. Với mục tiêu 1 của bài ôn tập: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ với những cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân Mông - Nguyên đầy oanh liệt và lập được nhiều chiến công vang dội, bảo vệ được trọn vẹn chủ quyền của dân tộc. Từ đó củng cố, nâng cao hơn lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương học tập, rèn kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy. 
Tôi đã nghiên cứu và thiết kế sơ đồ như sau :
b. Các bản đồ đã sử dụng:
b.1. Lịch sử Việt Nam từ 1909 – 1047 (sơ đồ hệ thống các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm) :
* Hệ thống câu hỏi dẫn dắt, khai thác, xây dựng bản đồ: 
- Lịch sử Việt Nam từ năm 1009 đến 1407 đã trải qua những thời kì nào?
 - Thời nhà Lý – Trần nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? (thời gian ? lực lượng quân xâm lược ?)
b.2. Bản đồ tư duy diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý:
* Hệ thống câu hỏi dẫn dắt, khai thác, xây dựng bản đồ:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống là khi nào?
- Nhà Lý có đường lối kháng chiến đối với nhà Tống như thế nào ?
- Hãy kể những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước bất khuất trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống? 
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống là gì?
b.3. Bản đồ tư duy diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần :
* Hệ thống câu hỏi:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên là tháng năm nào?
- Đường lối kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần như thế nào ?
- Hãy kể những tấm gương tiêu biểu và một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc và lòng yêu nước bất khuất trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên? 
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông -Nguyên là gì?
* Bản đồ tư duy :
Trong quá trình lên lớp bằng hệ thống câu hỏi cho học sinh xây dựng bài, sau khi hoàn thiện thành sơ đồ như trên tôi cho học sinh vẽ lại ở phần củng cố làm bài tập.
2.2. Bài 21 Ôn tập chương IV. (nội dung sử dung bản đồ tư duy ở phần đầu hệ thống hóa kiến thức).
a. Với các mục tiêu : - Giúp học sinh hệ thống kiến thức cơ bản cũng như các thành tựu của một thời đại lịch sử. Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV. So sánh điểm giống và khác nhau giữa thời thịnh trị nhất (thời Lê sơ) với thời Lý - Trần. Từ đó bồi dưỡng lòng tự hào tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỉ XV cũng như rèn kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy.
b. Bản đồ tư duy :
Bằng hệ thống câu hỏi để học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương IV sau đó vẽ Bản đồ tư duy.
* Hệ thống câu hỏi :
- Chương IV nước Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI) bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhà Hồ diễn ra như thế nào? kết quả ra sao?
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do ai lãnh đạo? trải qua những thời kì như thế nào? Kết quả của cuộc khởi nghĩa?
- Nước Đại Việt thời Lê Sơ có gì đáng ghi nhớ?
* Bản đồ tư duy :
Kết bài học ở phần củng cố kiến thức cho học sinh vẽ lại sơ đồ theo ý hiểu của học sinh.
2.3. Bài 29 Ôn tập chương V và chương VI.
a. Với mục tiêu: Học sinh khái quát, hệ thống được kiến thức cơ bản của 2 chương là: Từ thế kỉ XVIII- XVI tình hình chính trị có nhiều biến động, nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê Sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn, sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài. Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ lần lượt đánh đổ các tập đoàn phong kiến mục nát Nguyễn ,Trịnh, Lê, đánh tan quân Xiêm - Thanh. Mặc dù tình hình chính trị đất nước có nhiều biến động nhưng tình hình kinh tế, văn hoá vẫn có những bước phát triển mạnh. Từ đó giáo dục học sinh: Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Tự hào về truyền thống dân tộc với thắng lợi trong kháng chiến chống xâm lược. Rèn kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy.
b. Bản đồ tư duy.
* Hệ thống câu hỏi để xây dựng bản đồ:
- Chương IV và chương V chúng ta tìm hiểu về lịch sử Việt Nam ở thời kì nào?
- Tình hình nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII diễn ra như thế nào?
- Điều gì chứng tỏ sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền?
- Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu nông dân tiêu biểu thời kì đó? cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất và đã mang lại kết quả gì?
- Nước việt Nam nửa sau thế kỉ XIX có những biến đổi như thế nào? Cuộc sống nhân dân dưới triều Nguyễn ra sao?
- Tình hình kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn có những nét nổi bật nào đáng kể?...
* Bản đồ tư duy :
IV. Hiệu quả của đề tài.
Trong năm học vừa qua cùng với nhiều phương pháp giảng dạy khác tôi đã kết hợp sử dụng phương pháp dùng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức trong các bài ôn tập của môn lịch sử lớp 7 gồm 2 lớp 7A, 7B gồm 62 học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy, so sánh với kết quả của năm học trước kết quả khả quan hơn rõ rệt cụ thể :
Tên các bài
kiểm tra
Chất lượng bài kiểm tra từ Trung bình trở nên
Năm học 2010 - 2011
Năm học 2011 - 2012
Bài kiểm tra viết sau bài ôn tập ở học kì 1
65 / 72 bài = 83 %

File đính kèm:

  • docSKKN Moi Ban do tu duy day su 7.doc
Giáo án liên quan