SKKN Vận dụng dạy học dự án và dạy học tích hợp trong giảng dạy tiết 62 - Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Sinh học 9 THCS

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

 Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều bài thuộc chương IV: Bảo vệ môi trường - phần Sinh vật và môi trường – Sinh học 9, có rất nhiều phần kiến thức liên quan đến thực tiễn và liên quan đến những môn học khác. Vì vậy, khi dạy phần này, đòi hỏi có những phương pháp phù hợp, để có thể giúp HS hình thành, khắc sâu các kiến thức một cách chủ động, phát huy khả năng tự học, tư duy, sáng tạo của HS. Xuất phát từ đặc điểm nội dung của chương trình, cùng với sự nghiên cứu các PPDH tích cực, tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến “Vận dụng dạy học dự án và dạy học tích hợp trong giảng dạy tiết 62 - bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên – Sinh học 9 THCS”.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

 - Điều kiện: điều kiện cơ bản về phòng học, lớp học theo quy định, sự chuẩn bị của GV và HS, các thiết bị dạy học như: máy chiếu projecter, camera vật thể, .

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Vận dụng dạy học dự án và dạy học tích hợp trong giảng dạy tiết 62 - Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Sinh học 9 THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nguồn tài nguyên thiên nhiên.
	- Năng lực giải quyết vấn đề:
	HS nhận thức được các tình huống học tập: nếu như không sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến hậu quả gì; Tại sao nên sử dụng năng lượng vĩnh cửu; Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có tác dụng như thế nào đối với các dạng tài nguyên khác?; Thiếu nước sẽ gây tác hại gì?,........
	- Năng lực giao tiếp:
HS khiêm tốn, tích cực, tự tin khi diễn đạt ý tưởng, trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp,
	- Năng lực hợp tác: 
HS nhận thức được trách nhiệm và tự hoàn thành nhiệm vụ cần thực hiện trong nhóm.
	- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
HS ứng dụng thành thạo kĩ năng của môn Tin học: biết tra cứu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, biết chọn lọc và sử dụng thông tin phù hợp, biết trình bày thiết kế PP, word, download nhạc, tài liệu,.....
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS thuyết trình sản phẩm của nhóm
* Năng lực chuyên biệt
	- Quan sát: quan sát bằng mắt thường tranh hình, video.
	- Đưa ra các tiên đoán/ đề xuất giả thuyết: Nếu không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó thì điều gì sẽ xảy ra?
 5. Phương pháp dạy học
	- Vấn đáp – thuyết trình
	- Dạy học theo dự án
	- Thảo luận nhóm
	-...........................
B. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên
* Lập kế hoạch thực hiện dự án học tập và cách thức tổ chức dạy học
Kế hoạch thực hiện dự án học tập
	- Do dự án là nội dung tiết học quy định trong PPCT nên việc xác định chủ đề được GV đưa ra. Nội dung các kiến thức GV đưa ra trong chủ đề, những kiến thức tích hợp liên môn chính là những nội dung kiến thức, câu hỏi cần trả lời trong bài.
	- GV nghiên cứu tìm hiểu kiến thức các môn học có liên quan đến chủ đề, xác định nội dung kiến thức cần tích hợp trong bài học sao cho hiệu quả.
	- Thời lượng bài học trong 1 tiết, vì vậy không có tiết dành cho chuẩn bị dự án, nên việc chuẩn bị triển khai dự án tôi đã dành thời gian hướng dẫn về nhà của 2 bài thực hành: Hệ sinh thái để hướng dẫn HS.
	- Trong các tiết học tiếp theo, tôi dành thời gian ra chơi sau tiết học để hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, khó khăn mà HS mắc phải để HS thực hiện dự án đạt kết quả cao nhất.
	- Thời gian 1 tiết học 45 phút, phần các nhóm báo cáo sản phẩm và đánh giá mỗi nhóm được thực hiện trong 5 phút.
	+ Đánh giá cá nhân trong nhóm được cá nhân HS và nhóm đánh giá trong quá trình thực hiện dự án.
	+ Đánh giá giữa các nhóm, được thực hiện trong quá trình các nhóm báo cáo.
Các bước thực hiện dự án
Các bước chính
Thời gian
Mô tả bước thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuẩn bị dự án
 10 phút 
15 phút
- Thông qua mục đích dự án
Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
 - Tổ chức thảo luận để thống nhất kế hoạch hoạt động
- Báo cáo bằng văn bản sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. 
- Xây dựng khung kế hoạch công việc cần thực hiện. Báo cáo dự kiến thời gian hoàn thành của nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ
10 ngày
- Theo dõi tiến trình thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm. 
- Hướng dẫn HS cách khai thác thông tin cho hiệu quả.
- Cá nhân tiến hành thu thập thông tin, điều tra tìm hiểu, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm
Trình bày sản phẩm
 4 ngày
Hướng dẫn HS trình bày thành sản phẩm sao cho khoa học, sinh động, dễ hiểu trên cơ sở ý tưởng của các em đã có.
Sắp xếp các thông tin thu thập được, trình bày theo ý tưởng của nhóm. Phát huy tối đa tính sáng tạo, sự lôgic giữa các nội dụng của sản phẩm. Sản phẩm được tạo ra là các bài thuyết trình, các câu chuyện hình ảnh ..
- Đánh giá hoạt động của từng cá nhân
Đánh giá
5 phút 
Nghe báo cáo sản phẩm và đánh giá
Nghe báo cáo sản phẩm của các nhóm, thực hiện đánh giá hoạt động các nhóm khác bằng phiếu đánh giá
	- Chuẩn bị phiếu đánh giá (phần phụ lục)
Cách thức tổ chức dạy học
	Nội dung bài học có hai phần:
	- Phần I: Các dạng tài nguyên chủ yếu GV sử dụng phương pháp vấn đáp – thuyết trình, thảo luận nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” để tìm hiểu nội dung kiến thức.
	- Phần II: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên có ba nội dung, GV dùng PPDH theo dự án và dạy học tích hợp, sản phẩm của HS lần lượt được trình bày dưới dạng trình chiếu. GV và HS cùng tham gia đánh giá sản phẩm. Từ kết quả sản phẩm của các nhóm, HS rút ra kiến thức của bài.
 * Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS 
 - Thông tin về các nhóm tham gia dự án
	- HS lớp 9A: 32 em.
- Chia 3 nhóm: Mỗi nhóm 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
- Bảng phân công nhiệm vụ, công việc của mỗi nhóm
Nhóm
Nội dung công việc
Dự kiến kết quả
Công cụ hỗ trợ
Môn học tích hợp
1
Sử dụng hợp lí tài nguyên đất: 
- Vai trò của đất
- Thực trạng sử dụng đất 
- Nguyên nhân gây thoái hóa đất
- Các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất
- Bản word
- PP
- Sơ đồ tư duy
- Video
Word
 PP eMaindmap
 Mail
 Internet
- Địa lý
- Tin học
- GDCD 
- Công nghệ 
2
Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: 
- Phân bố nước trên thế giới
- Vai trò của nước
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
- Hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- Biện pháp bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước hợp lí
- Bản word
- PP
- Sơ đồ tư duy 
- Video 
- Bài hát 
 Word
 PP
eMaindmap
Skype
Mail internet..
- Địa lý
- Sinh học 
- Hóa học
- Tin học
- Âm nhạc
- GDCD
3
Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng:
- Vai trò của rừng
- Thực trạng rừng hiện nay
- Nguyên nhân và hậu quả của việc suy giảm về diện tích rừng
- Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên rừng 
Trình bày trên giấy A0
- Sưu tầm hình ảnh trên sách, báo, tạp chí,....
- Bút dạ
- Kéo, keo dán
- Giấy A0
- Công nghệ
- Địa lý
- GDCD
- Mĩ thuật
Thiết bị dạy học
Máy chiếu projecter, camera vật thể.
Giấy A4, giấy A0
Phiếu học tập 
Bút dạ
 2. Chuẩn bị của Học sinh
	- Tìm hiểu nội dung bài học.
	- Tìm hiểu nội dung dự án học tập trên sách báo, internet, ..
	- Ôn tập, tìm các kiến thức môn học có liên quan: công nghệ, địa lí, hóa học, GDCD; 
	- Rèn kĩ năng trình bày PP, word, vẽ,.
C. Tiến trình dạy học
 I. Tổ chức (1 phút)
Ngày dạy:.................... Lớp 9A. Sĩ số 32. Vắng...........................................
Ngày dạy:.................... Lớp 9B. Sĩ số 30. Vắng...........................................
II. Bài mới
Mở bài: (2 phút)
	GV: Nêu những hoạt động của con người tác động đến môi trường ở địa phương em? 
→ HS trả lời (yêu cầu nêu được những hoạt động tích cực, hoạt động tiêu cực) 
→ GV: Con người có mối quan hệ không thể tách rời với môi trường, ngày nay môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta thì cần phải bảo vệ môi trường. Vậy phải bảo vệ môi trường như thế nào cô và các em cùng tìm hiểu chương IV: Bảo vệ môi trường.
	GV giới thiệu các bài trong chương theo sơ đồ tư duy
	→ vào bài: sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tìm hiểu khái niệm tài nguyên thiên nhiên (2 phút)
	GV đưa tình huống: Hàng ngày, gia đình các em đun nấu bằng gì? → HS: than tổ ong, củi, ga,....
→ GV: Chiếu một số hình ảnh
→ đó là các tài nguyên thiên nhiên, vậy tài nguyên thiên nhiên là gì? 
→ HS: trả lời
- GV: Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết? → HS: trả lời
- GV: Tài nguyên thiên nhiên có phải là vô tận? → HS: trả lời
→ Vậy có những dạng tài nguyên thiên nhiên nào là chủ yếu và sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào là hợp lý, cô và các em sẽ cùng lần lượt trả lời trong bài học này.
Hoạt động 1 (11 phút)
CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, làm việc theo nhóm, chia 4 nhóm mỗi nhóm 8 em, phát giấy A4,, sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để hoàn thành bảng 58.1. Thời gian hoạt động nhóm 3 phút
- GV thu phiếu của 2 nhóm, chiếu phiếu của nhóm trên camera vật thể, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, GV chữa vào phiếu của HS (nếu sai)
→ GV nhận xét, thông báo đáp án đúng bảng 58.1:
1- b, c, g
2- a, e. i
3- d, h, k, l.
- GV đặt câu hỏi: Có mấy dạng tài nguyên thiên nhiên? Nêu đặc điểm của mỗi dạng tài nguyên? Cho ví dụ?
- GV chiếu một số hình ảnh ba dạng tài nguyên thiên nhiên.
- Trong các dạng tài nguyên trên dạng tài nguyên nào có ưu điểm nhất? Vì sao?
GV: Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu còn gọi là năng lượng sạch hiện nay được sử dụng rộng rãi và thân thiện với môi trường. 
Hãy kể tên những thiết bị sử dụng năng lượng vĩnh cửu mà em biết?
- GV chiếu hình ảnh một số thiết bị sử dụng năng lượng vĩnh cửu
- GV yêu cầu HS thực hiện s SGK trang 174: 
+ Nêu tên các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta?
+ Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao?
- GV giới thiệu: Than, khí đốt thiên nhiên, dầu lửa,... khi cháy đều tỏa nhiệt và phát sáng người ta gọi là chất đốt hay nhiên liệu. Các nhiên liệu thông thường là các vật liệu có sẵn trong tự nhiên: than, dầu mỏ,... hoặc điều chế từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên: cồn đốt, khí ga,.....Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất (Hóa học 9)
+ Chiếu bản đồ khoáng sản khu vực Châu Á (Địa lý 8) Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú:, khí đốt, dầu mỏ,... 
- GV yêu cầu HS phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh?
- HS cử đại diện viết kiểu khăn trải bàn của nhóm.
- HS nghiên cứu thông tin mục I SGK ghi ý kiến của cá nhân, cả nhóm trao đổi thống nhất viết ý kiến chung của nhóm hoàn thành bảng 58.1.
- HS quan sát, nêu ý kiến nhận xét
- Các nhóm nghe, tự sửa.
- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức bảng 58.1.
- HS dựa vào thông tin và bảng 58.1 để trả lời, rút ra kết luận, đưa ví dụ.
- HS quan sát các hình ảnh.
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời dạng tài nguyên có ưu điểm nhất là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu vì là nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
- HS dựa vào hiểu biết kể được: xe ôtô sử dụng năng lượng mặt trời, bình nóng sử dụng năng lượng mặt trời, xây dựng nhà máy thủy điện,...
- HS quan sát hình ảnh.
- HS dựa vào kiến thức thực tiễn, trả lời: 
+ Than đá, dầu mỏ, đá vôi,......
+ Rừng là tài nguyên tái sinh vì bảo vệ và khai thác hợp lí thì có thể phụ

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_day_hoc_du_an_va_day_hoc_tich_hop_trong_giang.doc