SKKN Sử dụng sơ đồ, lát cắt Địa lí góp phần hình thành năng lực chuyên biệt cho học sinh khối 8, 9

 Một trong những phương tiện dạy học Địa lí góp phần hình thành năng lực chuyên biệt cho học sinh phải kể đến các sơ đồ, lát cắt. Thực tế vẫn còn không ít giáo viên và học sinh xem nhẹ phương tiện này. Trong quá trình giảng dạy bộ môn cùng với các hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học trong tổ, nhóm chuyên môn tôi nhận thấy ý nghĩa, vai trò to lớn của các loại sơ đồ, lát cắt trong quá trình dạy học. Nó vừa cung cấp kiến thức vừa hình thành các năng lực cho người học kể cả năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt ở học sinh. Xuất phát từ ý tưởng trên tôi đã đưa ra sáng kiến "Sử dụng sơ đồ, lát cắt Địa lí góp phần hình thành năng lực chuyên biệt cho học sinh khối 8, 9".

doc30 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Sử dụng sơ đồ, lát cắt Địa lí góp phần hình thành năng lực chuyên biệt cho học sinh khối 8, 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bản đồ địa hình Việt Nam (Hình 30.1 Tr 109- sgk) có lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 1080Đ từ Bạch Mã đến Phan Thiết)
Hình 4: Lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 1080Đ từ Bạch Mã đến Phan Thiết (Địa8)
4.3. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, LÁT CẮT:
4.3.1. Yêu cầu chung và các bước tiến hành:
 	 Để dễ dàng khai thác các thông tin, kiến thức, rèn luyện kỹ năng Địa lí thông qua các sơ đồ, lát cắt, giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích-phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
 	 Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ đối với các sơ đồ cấu trúc; mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức đối với sơ đồ lôgic; nghiên cứu về phân tầng độ cao dựa vào bảng phân tầng màu trên lát cắt địa hình, đọc từ trái sang phải, đọc khu vực trước rồi đọc từng yếu tố thể hiện trên lát cắt đối với loại lát cắt địa hình.
 	Các sơ đồ, lát cắt có thể được dùng ở các bước của quá trình lên lớp: kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, củng cố kiến thức hay khai thác, hình thành kiến thức mới... Có thể cụ thể hoá bằng các bước sau đây:
Bước 1: Đọc tên sơ đồ, lát cắt
Bước 2: Xác định đường cắt (Đối với lát cắt địa hình)
Bước 3: Xác định các đối tượng được thể hiện và cách thức thể hiện trên sơ đồ, lát cắt
Bước 4: Phát hiện đặc điểm, tính chất của từng đối tượng trên sơ đồ, lát cắt
Bước 5: Nhận xét chung và khái quát kiến thức
4.3.2. Thực hành vào trường hợp cụ thể:
 	Trường hợp 1: Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ hoặc sự chuẩn bị bài mới của học sinh vào đầu giờ học. 
 Chẳng hạn trước khi dạy bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp( Địa lí 9). Nếu giáo viên muốn nắm bắt và đánh giá chính xác việc học sịnh chuẩn bị bài trước khi đến lớp đối với môn học thì có thể cho học sinh hoàn thành thông tin còn thiếu trong một sơ đồ cấu trúc sau:
Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
Các nhân tố tự nhiên
Cơ sở vật chất-kt
Tài nguyên đất
TN nước
Nếu có sự chuẩn bị trước học sinh dễ dàng hoàn thành các thông tin còn trống. Giáo viên sử dụng sơ đồ này trong việc định hướng nhận thức của học sinh-dùng vào lúc mở đầu bài học để cho học sinh hiểu được cấu trúc và nội dung chính của bài Địa lí, có thể sử dụng sơ đồ trong khâu mở bài, giới thiệu cho học sinh biết các nội dung chính sẽ nghiên cứu trong bài học (Địa lí 9- Bài 7, 8, 11, 12, 13, 14)
Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
Bài 14: GTVT và bưu chính viễn thông
 Nếu muốn kiểm tra bài cũ trước khi sang bài mới thì cũng có thể dùng sơ đồ cấu trúc này. Chẳng hạn trước khi chuyển sang bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp, yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ cấu trúc thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta và phân tích vai trò của từng nhân tố. 
 Sơ đồ: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
Các nhân tố kinh tế-xã hội
 Các nhân tố tự nhiên
Tài nguyên đất
TN khí hậu
TN nước
TN sinh vật
Dân cư, lao đông
Chính sách
Cơ sở vật chất-kt
Thị trường tiêu thụ
 Qua sơ đồ đã vẽ học sinh sẽ nắm được nội dung chính của tiết học, từ đó dễ dàng nắm được kiến thức và tiếp thu bài mới có hiệu quả hơn. Như vậy ngay từ ban đầu học sinh đã dễ dàng nhận thấy 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp là các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội. Từ đó cụ thể hơn các nhân tố. Các nhân tố tự nhiên gồm: tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật; còn các nhân tố kinh tế xã hội gồm: dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách phát triển và thị trường tiêu thụ.
Trường hợp 2: Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới
 	Giáo viên có sẵn sơ đồ (vẽ ở trước, bản in sẵn) để học sinh dựa vào đó, kết hợp với các phương tiện khác (bản đồ, tranh ảnh) phân tích, so sánh rút ra kết luận, nhận xét khái quát.
 	Trong Địa lí 9, áp dụng đối với các bài 7,8,11,12...
 	Căn cứ vào các sơ đồ cấu trúc cho biết các ngành nông nghiệp, công nghiệp phát triển phụ thuộc vào mấy nhân tố? nhân tố nào là nhân tố quyết định? Có thể vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển từng ngành..., vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hay giao thông vận tải...
 	Ví dụ: Khi học bài: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển- đảo (Địa lí 9) giáo viên đưa ra sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam (hoặc học sinh quan sát trực tiếp sơ đồ trong sách giáo khoa trang 135- Địa lí 9) để học sinh xác định, chỉ rõ giới hạn vùng biển Việt Nam, giới hạn từng vùng cụ thể để học sinh có những hiểu biết cơ bản và ý thức hơn về chủ quyền của vùng biển nước ta. 
 Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
 Đây là bài học khá trừu tượng, học sinh không thể tham quan thực địa mà chỉ có thể hình dung qua lát cắt. Vì vậy khi học sinh quan sát và nhận biết về giới hạn từng bộ phận thì giáo viên phải giới thiệu cho học sinh hiểu về vai trò, ý nghĩa của từng bộ phận trên vùng biển thuộc chủ quyền nước ta.
 Qua sơ đồ học sinh nêu được giới hạn của từng bộ phận thuộc vùng biển Việt Nam, gồm có 5 bộ phận: vùng nội thủy (từ đường cơ sở vào đất liền - đường cơ sở là đường nối liền tất cả các đảo gần bờ nhất), vùng lãnh hải (rộng 12 hải lí), vùng tiếp giáp lãnh hải (12 hải lí), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở), thềm lục địa. Học sinh sẽ hiểu hơn về ranh giới và chủ quyền biển Việt Nam. Từ đó giáo dục cho học sinh có ý thức và trách nhiệm muốn bảo bệ chủ quyền vùng biển của nước ta.
 Trường hợp 3: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài
Giáo viên đưa ra một sơ đồ cấu trúc chưa hoàn chỉnh, yêu cầu học sinh tìm các kiến thức cần thiết điền vào chỗ trống và hoàn chỉnh sơ đồ.
 	Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (Địa 9). Giáo viên đưa ra sơ đồ để củng cố bằng cách: Kẻ một mạch khái quát rồi yêu cầu học sinh hoàn thành các mạch nhánh thể hiện được các nhân tố theo một chỉnh thể phụ thuộc.
Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
 Học sinh vận dụng kiến thức từ bài học để vẽ tiếp các nhánh và hoàn thành thông tin trong từng mạch nhánh theo chỉnh thể phụ thuộc (sơ đồ trong trường hợp 1)
 	 Hoặc cho học sinh lập sơ đồ cấu trúc thể hiện mối quan hệ giữa tài nguyên biển với sự phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta....( Địa lí 9)
 Trường hợp 4: Sử dụng sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của học sinh
 	Sau bài học trên lớp, có thể yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập dùng mũi tên nối các ô của sơ đồ một cách hợp lí thể hiện đặc điểm của một đối tượng địa lí.
VD: Khi dạy xong Tiết 4- Địa lí 9 "Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống", giáo viên giao bài về nhà: 
 - Em có nhận xét gì về chất lượng cuộc sống nước ta hiện nay? (trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành sơ đồ cấu trúc sau)
Nguồn lao động
(năm 2003)
Mặt mạnh
...........................
Hạn chế
...........................
Vấn đề việc làm
................................
Biện pháp
........................
(Giáo viên vẽ sơ đồ cấu trúc, bỏ khuyết một số thông tin để học sinh điền tiếp và vẽ mũi tên thể hiện mối quan hệ trong sơ đồ)
 Trường hợp 5: Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh. Để kiểm tra kiến thức của học sinh sau bài học, giáo viên có thể soạn đề kiểm tra, yêu cầu học sinh điền vào ô trống sơ đồ các kiến thức cần thiết.
 Dựa vào nội dung sách giáo khoa, em hãy điền tiếp nội dung thích hợp vào chỗ chấm () của sơ đồ sau:
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
 Vùng biển
+ Nước biển:........
+ Ngư trường:..........
+ Tài nguyên:..........
........
 Đất liền
+ Các loại đất: .......................................... .................................
+ Khí hậu:............
+ Khoáng sản:.....................
........
 Hoặc, cho sẵn các cụm từ, yêu cầu học sinh lập một sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Cho các cụm từ: Than-Quảng Ninh; Nhiệt điện (Phả Lại, Uông Bí); Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Cu Ba...; Xuất khẩu; Xuất than tiêu dùng trong nước
 	Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo mục đích của ngành than tại Quảng Ninh. 
- Yêu cầu sơ đồ hoàn chỉnh như sau:
Than -Quảng Ninh
Nhiệt điện (Phả Lại, Uông Bí) 
Xuất than tiêu dùng trong nước
Xuất khẩu
Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Cu Ba...
 Ngoài ra sơ đồ còn được sử dụng trong các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp như: trò chơi, đố vui, khảo sát địa phương. Hình thức sử dụng cũng tương tự như bài học trên lớp.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
 	Qua giảng dạy bộ môn ở khối lớp 8, 9 trong năm học 2014- 2015, tôi thấy đa số học sinh hiểu bài, hào hứng. Nắm chắc các mối liên hệ địa lí một cách trực quan và hệ thống, khắc sâu kiến thức, say mê khám phá và có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả như sau:
 Trước khi thực nghiệm: tôi sử dụng sơ đồ, lát cắt chỉ mang tính minh họa, học sinh ghi nhớ máy móc theo hướng giáo viên khai thác kiến thức cho học sinh.
Khối
Lớp
 Sĩ số
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
8A
40
8
20,0
15,0
37,5
15
37,5
2
5,0
0
0
8B
37
0
0
10
27,0
17
45,9
8
21,7
2
5,4
9
9A
36
8
22,2
10
27,8
15
41,7
3
8,3
0
0
9B
33
3
9,1
8
24,2
15
45,4
5
15,2
2
6,1
9C
32
1
3,1
6
18,8
17
53,0
6
18,8
2
6,3
 Sau khi thực nghiệm: tôi sử dụng sơ đồ, lát cắt làm phương tiện trực quan sinh động, học sinh chủ động khám phá những kiến thức địa lí dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên trong những tình huống cụ thể. Tôi nhận thấy đa số học sinh hào hứng, bước đầu hình thành các năng lực chuyên biệt trong học tập bộ môn như năng lực vẽ sơ đồ, phân tích sơ đồ, lát

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_lat_cat_dia_li_gop_phan_hinh_thanh_nang_l.doc