SKKN Sử dụng dạy học tích hợp và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy tiết 54, bài 36: "Nước" - Hóa học lớp 8 THCS

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Thực tiễn dạy học cho thấy, mỗi HS có đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, có nhu cầu nhận thức và khả năng phát triển trí tuệ khác nhau, có những phong cách học tập khác nhau. Để nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi GV phải có những giải pháp phù hợp đáp ứng sự phân hóa riêng biệt của HS. Trong những chiến lược giáo dục hiện nay ở nước ta thì dạy học tích hợp và dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS thể hiện rõ nét thế mạnh của dạy học phân hóa, góp phần đào tạo ra những con người phù hợp với yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên các quan điểm này còn khá mới mẻ với giáo dục Hải Dương.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

2.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến

 Hầu hết các nhà trường đều có thể áp dụng sáng kiến. Tuy nhiên để áp dụng sáng kiến đạt kết quả cao cần chú ý một số điều kiện sau: Nhà trường phải có phương tiện hỗ trợ dạy học như projecter, máy tính.; số lượng HS trong một lớp dưới 40 HS thì mới thuận tiện cho việc di chuyển các hoạt động nhóm; HS phải được làm quen với một số PPDH tích cực hiện nay như dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, bàn tay nặn bột . trước khi thực hiện tiết dạy; GV có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học tích cực .

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Sử dụng dạy học tích hợp và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy tiết 54, bài 36: "Nước" - Hóa học lớp 8 THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mình và của nhóm bạn. Việc tổ chức theo hình thức đánh giá này thực sự lôi cuốn HS; tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, chủ động, sáng tạo. 
	3.2. Phương pháp dạy học
- GV sử dụng lồng ghép các PPDH tích cực như: nêu và giải quyết vấn đề, BTNB, dạy học theo dự án, hoạt động nhóm HS.
	3.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Đề tài đã chú ý tới việc đổi mới phương pháp đánh giá, cụ thể tôi sử dụng chủ yếu hình thức tự đánh giá của HS và đánh giá đồng đẳng.
- Cách thức đánh giá kết quả học tập: Đánh giá kết quả học tập của HS dựa trên kết quả thí nghiệm thể hiện ở phiếu học tập, bản báo cáo và sản phẩm mà nhóm HS chuẩn bị theo sự phân công của GV thể hiện ở phiếu thông tin.
	3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập 
- Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HS là thông qua điểm số, cụ thể: 
Phiếu học tập và phiếu thông tin của HS được thiết kế theo thang điểm 10.
(Xem phụ lục 1 và 2)
Ví dụ: Mỗi mục ở phiếu học tập (Cách tiến hành, hiện tượng, dự đoán sản phẩm, kết luận, phương trình hóa học) nếu hoàn thành đúng, đủ nội dung thì đạt tối đa là 2 điểm.
Ở phiếu thông tin, mục (1) quy định tối đa 3 điểm với số môn học được tích hợp trong bài làm ít nhất là 5/8 môn; mục (2) tối đa 5 điểm với yêu cầu HS tìm hiểu đủ nội dung về: vai trò của nước, nêu rõ các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và chỉ ra các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước; mục (3) tối đa 2 điểm với yêu cầu có sản phẩm của nhóm theo đúng nhiệm vụ được giao.
	3.5. Giáo án minh họa
Bài 36 – Tiết 54: Nước 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS cần biết
- Vận dụng kiến thức môn Vật lí để biết được: tính chất vật lí của nước.
 	- Các tính chất hóa học của nước: Nước hoà tan được nhiều chất; nước phản ứng với nhiều chất ở điều kiện thường như: kim loại (Na, K, Ca, Ba), oxit bazơ (Na2O, K2O, CaO, BaO), oxit axit (P2O5, SO2).
 	- Vận dụng tích hợp kiến thức các môn học: Hóa học, Sinh học trong việc xác định được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất; biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã học trong một số môn học khác như Sinh học, Vật lí  trong việc tìm tòi, lĩnh hội, vận dụng và phát triển kiến thức.
- Rèn kĩ năng của môn Tin học qua việc sử dụng máy tính, máy chiếu.
- Rèn kĩ năng môn Mĩ thuật qua việc vẽ tranh.
- Rèn kĩ năng môn Âm nhạc thông qua một số bài hát.
 	- Rèn kĩ năng môn Hóa học thông qua yêu cầu HS viết được phương trình hóa học của phản ứng giữa nước với một số kim loại (Na, K, Ca, Ba), oxit bazơ, oxit axit; biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dd axit, bazơ cụ thể. Nhận biết dd axit hay bazơ bằng giấy quì tím; tiến hành các thí nghiệm an toàn và thành công.
 	- Trình bày kết quả đã thực hiện và đánh giá. 
3. Thái độ
 	- Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia vào các hoạt động.
 	- Có ý thức hợp tác, chủ động, sáng tạo trong học tập.
	- Liên hệ với bộ môn GDCD: HS có ý thức bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, tuyên truyền vì môi trường nước sạch và cuộc sống.
	4. Định hướng năng lực hình thành
- Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của các môn học: Hóa học, Sinh học, Vật lí,  để giải quyết yêu cầu bài học đã đặt ra.
	Hình thành và phát triển năng lực: quan sát, quản lí, tổng hợp, thực hành, phân tích
II. CHUẨN BỊ
 	*GV: 
	Giáo án.
	Video bài hát “Vì cuộc sống đẹp tươi”.
	Các slide bài giảng trên MicrosoftOffice PowerPoint.
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm:
- Phiếu học tập, bút dạ, máy chiếu, máy tính, camera vật thể, một số video minh họa...
 	- Hóa chất: H2O, Na, Fe, CaO, CuO, SiO2, P2O5, P, quỳ tím, phenolphtalein.
 	- Dụng cụ: Thìa thuỷ tinh, ống nghiệm, panh sắt, chậu thuỷ tinh, cốc thủy tinh, phễu thủy tinh, bát sứ. 
	*HS:
- SGK Hóa học 8; Vở ghi + bút + thước.
- Ôn tập lại các kiến thức đã học về nước trong chương trình các môn học: Vật lí, Sinh học, GDCD, Địa lí lớp 6, 7, 8; tìm hiểu thêm ở môn Sinh học 9. Cụ thể: 
Với môn Vật lí, Hóa học: HS nắm được các kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học của nước, các nguyên nhân do các tác nhân hóa học gây ô nhiễm nguồn nước.
	Với môn Sinh học: HS nắm được các nguyên nhân do các tác nhân sinh học gây ô nhiễm nguồn nước, các biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước. (Bài 54 - 55: Sinh học 9, Vai trò của nước đối với cơ thể (Bài 13- Sinh học 8)
	Với môn Địa lí: HS nắm được vị trí địa lí của nguồn nước ngọt ở nước ta và trên thế giới; các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.( Bài Sông và ngòi Địa lí 6; mục ô nhiễm nước: Bài 17 – Địa lí 7)
	Với môn GDCD: Giáo dục HS ý thức bảo vệ nguồn nước.(bài 14, GDCD 7)
	Với môn Âm nhạc: Các bài hát về môi trường nước sạch: (VD: Vì cuộc sống đẹp tươi)
- Ôn tập các kĩ năng của môn Tin học và Mĩ thuật.
- Tìm hiểu thêm thông tin qua sách báo, internet
- Phân công các nhóm HS chuẩn bị:
Nhóm 1: Sưu tầm tranh ảnh về nước, trình bày tranh sưu tầm và báo cáo kết quả nghiên cứu trên giấy A0.
Nhóm 2: Vẽ tranh, nghiên cứu thông tin, trình bày sản phẩm trên giấy A0.
Nhóm 3: Nghiên cứu thông tin trên internet, ứng dụng Microsoft Office PowerPoint.
Nhóm 4: Nghiên cứu thông tin trên internet, sưu tầm tranh ảnh, video, các bài hát...
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng phối hợp các PPDH: Bàn tay nặn bột; hợp tác theo nhóm; dạy học theo dự án; nêu và giải quyết vấn đề; ....
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
3. Bài mới
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
2ph
5ph
5ph
10ph
5ph
15ph
GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
GV chiếu một số hình ảnh.
Hoạt động 2: Ý kiến ban đầu của HS
Hình ảnh trên nói về chất nào mà em đã biết?
Dựa vào các kiến thức của bộ môn Hóa học, Vật lí, Sinh học, Địa lí em hãy nêu những hiểu biết của mình về nước?
GV chiếu các thông tin lên máy.
GV yêu cầu HS phân loại các hiểu biết trên: đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hóa học, đâu là ứng dụng của nước? 
Hoạt động 3: Đề xuất câu hỏi
GV: đó là các hiểu biết của các em về nước. Vậy ngoài các ý trên, em còn muốn biết thêm gì về nước nữa không? Em hãy đề xuất các câu hỏi?
Trong các câu hỏi trên, câu hỏi nào hỏi về tính chất vật lí? tính chất hóa học của nước?
GV cho HS tự trả lời, giải thích cho nhau những câu hỏi có thể trả lời được.
GV (chiếu máy): các tính chất vật lí của nước.
GV: Vậy với các câu hỏi còn lại, đa số thuộc tính chất hóa học thì làm thế nào để có thể trả lời được?
Hoạt động 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu
GV hướng dẫn và yêu cầu HS thảo luận nhóm đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu để trả lời một số câu hỏi mà các em đề xuất. Cụ thể: 
Nước có tác dụng với kim loại không?
Nước có tác dụng với oxit axit không?
Nước có tác dụng với oxit bazơ không?
Thông qua một số dụng cụ và hóa chất như sau:
- Hóa chất: H2O, Na, Fe, CaO, CuO, SiO2, P2O5; quỳ tím.
- Dụng cụ: Thìa thuỷ tinh, ống nghiệm, panh sắt, chậu thuỷ tinh.
(GV không mô tả trước cách tiến hành thí nghiệm cho HS làm theo). 
GV nhắc nhở HS phản ứng của nước với Na rất mãnh liệt nên khi làm thí nghiệm chỉ dùng một lượng nhỏ Na (hạt đỗ). Sau khi làm thí nghiệm xong không được vứt Na dư vào chậu nước hay thùng rác vì rất dễ gây nổ.
GV lưu ý HS lau khô dầu ở viên Na trước khi tiến hành thí nghiệm.
GV bao quát lớp, đi tới các nhóm hướng dẫn và điều chỉnh các sai lầm, giúp đỡ HS (nếu cần thiết).
Hoạt động 5: Kết luận, kiến thức mới
GV lưu ý HS bằng kết quả các thí nghiệm vừa làm và nghiên cứu tài liệu, các nhóm:
- Hoàn thành báo cáo kết quả của bài học. 
- Nếu có nhóm không thành công, nhóm khác nhận xét và chỉ ra nguyên nhân.
- So sánh ý kiến ban đầu của nhóm với kết quả thu được. để khắc sâu kiến thức, vận dụng để giải thích các câu hỏi đã đặt ra.
GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học.
GV nhận xét, chiếu đáp án đúng.
Phản ứng của Na, P2O5, CaO với H2O thuộc loại phản ứng nào đã học? vì sao?
GV ghi nhớ cho HS: - Phản ứng thế, phản ứng hóa hợp
GV lưu ý cho HS trong thực tế phản ứng của CaO với H2O còn được gọi là phản ứng tôi vôi, lưu ý đảm bảo an toàn khi tôi vôi do phản ứng tỏa nhiệt.
GV khắc sâu cho HS tên và cách nhận biết các sản phẩm tạo thành (NaOH hoặc Ca(OH)2, H3PO4)
GV ghi nhớ cho HS: H2O còn tác dụng với các kim loại khác như K, Ca, Ba ở điều kiện thường tạo thành dd bazơ và H2; tác dụng với nhiều oxit axit khác như: CO2, SO3, SO2, N2O5.tạo thành dd axit; tác dụng với oxit của K, Na, Ca, Ba tạo thành dd bazơ. (GV có thể yêu cầu HS viết phương trình hóa học của các phản ứng trên để củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS)
GV cho 3 HS khác lên bảng viết phương trình phản ứng của Ca, Na2O, SO3 với H2O.
? Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ không nhãn là: CaCO3; CaO và P2O5. Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất trên?
? Trong các oxit sau: SO3, Na2O, Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2. Oxit nào tác dụng với nước? Nếu có hãy viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành?
GV chiếu hình ảnh về vị trí địa lí của nguồn nước ngọt trên Trái đất và ở nước ta.
GV nêu vấn đề: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? 
GV nhấn mạnh: Vì nước là tài nguyên, vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. 
GV yêu cầu nhóm HS trình bày kết quả chuẩn bị trước ở nhà của nhóm mình về nước: nêu vai trò của nước, các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước. 
GV đồng thời yêu cầu các nhóm tự đánh giá và trao đổi chéo phiếu thông tin (xem phụ lục) để đánh giá đồng đẳng.
GV nhận xét sản phẩm của HS, nhận xét kết quả đánh giá đồng đẳng của HS, GV tổng kết.
GV chiếu một số slide củng cố cho HS về vai trò của nước, ô nhiễm nguồn nước, những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Em đã làm những gì để bảo vệ nguồn nước ở gia đình và nơi em sinh sống?
GV chiếu hình ảnh, phân tích cho HS
GV tổng kết và ghi nhớ cho HS.
HS quan sát.
HS thảo luận nhóm trả lời.
HS ghi các hiểu biết của mình về nước vào vở t

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_day_hoc_tich_hop_va_day_hoc_theo_dinh_huong_pha.doc
Giáo án liên quan