SKKN Phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ trong các giờ nói tiếng Anh của học sinh Tiểu học

Trong thời kì mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay thì ngoại ngữ đã trở nên vô cùng quan trọng. Nó được coi là phương tiện chính để giao tiếp. Muốn giao lưu và học hỏi bạn bè quốc tế thì chúng ta phải biết ngoại ngữ và sử dụng nó một cách thành thạo. Chính vì vậy mà tôi nhận thấy rằng việc dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường, đặc biệt là trường Tiểu học là một nhu cầu thiết yếu và bắt buộc. Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ khá phổ biến hiện nay ở các trường Tiểu học. Các kỹ năng nghe - nói – đọc – viết cần được luyện tập phối hợp với nhau giúp học sinh phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện. Tuy nhiên theo quan điểm chủ đạo của việc dạy học ngoại ngữ theo “ Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020” là theo đường hướng giao tiếp. Chính vì vậy mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng học sinh vào nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ mà giúp người học sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp. Đặt trên cơ bản của phương pháp dạy học ngoại ngữ mới là hoạt động tự lập, tích cực chủ động của học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ.

 Chính vì lẽ đó tôi đã nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm:”Phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ trong các giờ nói tiếng Anh của học sinh Tiểu học”

 

doc44 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Phát huy tính tích cực sử dụng ngôn ngữ trong các giờ nói tiếng Anh của học sinh Tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghe và ngắt lời học sinh đó nếu thấy thông tin sai, đồng thời với việc sửa và đưa ra những thông tin đúng. 
Example: 
 A. Mai: Do you like toys?
 Nam: No, I don’t. (wrong) à Yes, I do.
 B. Mai: What toys do you like?
 Nam: I like kites. (wrong) à I like ships.
4.1.3. Phỏng vấn ( Interviews), đóng kịch (Role play): 
Tên của hoạt động đã chỉ ra rõ cách làm này. Một học sinh sẽ lên phía trước để đóng vai một bác sĩ, một người bán hàng, một vị khách và những học sinh khác đưa ra các câu hỏi.
Học sinh làm việc theo cặp, trong đó một học sinh đóng vai người được phỏng vấn sẽ hỏi đáp theo nội dung cụ thể được ghi trong yêu cầu và theo sự hướng dẫn của giáo viên. Để sử dụng cho hoạt động phỏng vấn, giáo viên có thể khai thác một số tình huống tự tạo có liên quan đến nội dung bài học như :
My school
You and me
My family
The world around us
Ngoài ra, giáo viên có thể khai thác các tình huống thật trên lớp, trong trường như: Phỏng vấn các nhân vật trong lớp về cuộc sống hay các sự kiện bạn mình vừa trải qua, các dự định kế hoạch của bạn , sở trường, khả năng, sở thích, thói quen, ...
Ví dụ 1: SGK tiếng Anh 4, Unit 11: What time is it?- Lesson 2: Part 1, 2, 3
Giáo viên mời một học sinh lên bảng và các học sinh khác sẽ hỏi những câu hỏi về những việc mà bạn học sinh đó thường làm hàng ngày. Một số câu hỏi gợi ý như sau: - What’s your name?
 - How old are you?
 - What’s the name of your school?
 - What class are you in?
 - What time do you get up?
 - What time do you have breakfast?
 - What do you do after school?
 - Do you like watching TV?
 - What time do you have dinner?
 - Do you go to bed at 10 o’clock?
 .........................................................
Ví dụ 2: SGK tiếng Anh 4, Unit 2: I’m from Japan- Lesson 2: Part 1, 2, 3
 Sau khi học sinh nắm được mẫu câu chính trong bài thì tôi đã định hướng cho các em tham gia vào hoạt động cặp đôi thực hành về một cuộc phỏng vấn. Bao gồm các các thông tin:
Greeting. 	
Name	
Age	
Country	
Nationality	
Family	
School
..................................
Example :	A: Good afternoon, I am working for Thanh nien Newspaper.
I’d like to ask you some questions. Is it O.K ?
B: Good afternoon. That’s fine. 
A: May I know your name please?
B:	
4.1.4. Find someone who (Tìm người  ): 
Học sinh sẽ đưa ra thông tin hoặc hỏi thông tin từ bạn bè và sau đó báo cáo trước lớp. Sau đó giáo viên (có thể là học sinh) sẽ hỏi “Who?”(Ai vậy? ) và các học sinh khác sẽ trả lời đó là ai. Hoạt động này rất thú vị vì nó giúp học sinh phát triển phản xạ và rèn luyện kĩ năng.
Ví dụ 1: SGK tiếng Anh 4, Unit 5: Can you swim?- Lesson 1: Part 1, 2, 3
- Bước 1 : Học sinh chuẩn bị bảng sau:
Mai
Phong
Nam
.....
draw a cat
x
dance
 x
x
sing
x
.......
Bước 2: Học sinh đi quanh lớp, hỏi và thu thập thông tin về bạn của mình và điền vào bảng
Bước 3 : Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày trước lớp.
Example : - Mai can draw a cat.
 - Phong can sing and dance.
 - Nam can dance.
 Bước 4 : Giáo viên hỏi học sinh :
- T : Find someone who can dance.
 S : Nam and Phong can dance.
- T : Find someone who can draw a cat.
S : Mai can draw a cat.
- T : Find someone who can sing.
 S : Phong can sing.
Ví dụ 2: SGK tiếng Anh Let’s learn English book 3, Unit 3: The date of birth- Section B 1, 2, 3
Bước 1: Học sinh chuẩn bị bảng sau: 
Nam
Hoa
Mai
Date of birth.
5/10/2005
10/9/2005
1/5/2005
Place of birth.
Lien Mac
Cam Che
Thanh An
Favourite subject subjects.
Maths
English
Music
Favourite sport
 Football
 Dance
 Sing
Example:	- Nam was born on the fifth of October 2005 in Lien Mac.
His favourite subject is Maths.
 His favourite sport is football
...............................................
 à T:	 Find someone who was born in Cam Che.
 S : Hoa
 T:	 Find someone whose favourite subject is Music.
 S: Mai .............
4.1.5. Given dialogue frame (Khung hội thoại cho sẵn):
Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tự mình tạo các đoạn hội thoại và sau đó luyện tập, luyện tập thay thế. Hoạt động này khá dễ và quen thuộc nên học sinh sẽ hứng thú khi học.
Ví dụ: SGK Let’s learn English book 3, Unit 10: Seasons and weather- Section B- 1 , 2, 3
 It’s a hot day. Plan the day with your friend, follow the frame below.
 You 	Your friend
Say goodbye
Express agreement with the comment
Suggest something to do
Disagree. Make another suggestion
Agree. Suggest a time and place to meet
Agree. Say goodbye
Comment on the weather
 Example: A: Today’s really hot. 
 B: Yes. It’s very hot.
	 A: Do you want to go swimming? 
	.............
4.1.6. Twenty questions (Hỏi):
 Hoạt động này thường được tiến hành trong phần Warm-up, cụ thể như sau: 
	- Trước tiên giáo viên cho một từ hay một cụm từ về đề tài nào đó( tên của một thành phố, tên của một tổ chức, một người nổi tiếng họăc một cá nhân nào đó trong lớp học)
- Nhiệm vụ của học sinh là tìm ra đáp án bằng cách đưa ra các câu hỏi Yes- No. Giáo viên có thể giới hạn số lượng các câu hỏi tùy vào độ khó của đề tài đưa ra.
Ví dụ: SGK tiếng Anh 4, Unit 2: I’m from Japan- Lesson 1: Part 1, 2, 3
Bước 1: Giáo viên chọn tên một thành phố nổi tiếng và một bức ảnh đặc trưng của thành phố đó.
NEW YORK
 Bước 2: Theo nhóm, học sinh sẽ lần lượt đặt các câu hỏi Yes-No để tìm ra tên thành phố đó 
Suggested questions:
Is the city big?	YES
Is it located in Asia?	NO
Is its population big?	MAYBE
Is it famous for high buildings ?	YES
Does it have many old buildings?	NO
Is it the home of the United Nations ?	YES
4.1.7. Discussions and Reporting a presentation (Thảo luận và báo cáo, thuyết trình): 
Học sinh sẽ thảo luận và cho ý kiến về một chủ đề được đưa ra dựa trên kiến thức vừa mới học, kết hợp với vốn từ vựng sẵn có. Trong phần này, giáo viên nên khuyến khích học sinh sử dụng bản đồ tư duy để nêu ý tưởng và thể hiện sự liên quan giữa các ý tưởng đó. Giáo viên có thể cung cấp bảng phụ hoặc giấy A0 cho các nhóm và yêu cầu các nhóm viết các ý tưởng thảo luận theo bản đồ tư duy vào bảng.
Tiếp theo đó, học sinh sẽ báo cáo, thuyết trình lại những gì họ đã học, đã đọc và đã thảo luận thông qua bản đồ tư duy của nhóm mình. Rõ ràng đây là một hoạt động khó, vì thế học sinh phải chuẩn bị kĩ và có thể báo cáo theo nhóm hoặc thay phiên nhau báo cáo.
Ví dụ 1: SGK Tiếng Anh 4, Unit 16: Let’s go to the bookshop
	- Dicussion (Thảo luận): Học sinh thảo luận theo nhóm, lập bản đồ tư duy về bốn địa điểm được nêu trong bài.
Buy some food buy clothes buy some books buy some pictures
supermarket
bookshop
 su
Places
 zoo
 bakery
See animals meet friends buy some bread make a cake
	Reporting a presentation (Báo cáo, thuyết trình): Giáo viên yêu cầu các học sinh thành viên trong mỗi nhóm thay phiên nhau nói về một địa điểm muốn đến và lí do vì sao, tránh trường hợp chỉ có những em khá giỏi trong mỗi nhóm báo cáo, còn những học sinh khác không có cơ hội được nói hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. 
	Example: 	
	Student 1: Let’s go to the supermarket because I want to buy some food.
	Student 2: Let’s go to the bookshop because I want to buy some books
 .
 Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống được kiến thức một cách logic đầy đủ, mở rộng thêm vốn từ , biết vận dụng kiến thức ngoài thực tế vào trong học tập, đồng thời phát triển tư duy, nâng cao kĩ năng nói.
4.1.8. Questionaire(Câu hỏi thăm dò)
Giáo viên sẽ chuẩn bị cho học sinh một phiếu thăm dò. Học sinh đọc thông tin, đánh dấu, hoàn thành các nội dung theo yêu cầu và báo cáo.
Ví dụ 1: SGK tiếng Anh 3, Unit 17: What toys do you like?- Lesson 2: Part 1, 2, 3
Giáo viên phát cho học sinh một bản câu hỏi và yêu cầu học sinh hoàn thành. 
 QUESTIONNAIRE
Name : 	School:..
Class : 	Age : 
Do you have any pets?
a. Yes, I do b. No, I don’t
2. What pets do you have?
a. dog b. cat c. __________ 
3. How many dogs/ cats/____ do you have?
a. 1 b. 2 c. __________
4. What colour is it/ are they?
a. black b. yellow c.__________
Giáo viên thu lại các câu trả lời của học sinh A giao cho học sinh B và yêu cầu học sinh B thuyết trình lại trước lớp nội dung mà học sinh A đã trả lời. Sau khi học sinh B trình bày xong, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi liên quan để kiểm tra mức độ chú ý, độ nghe hiểu và phản ứng của các học sinh khác. 
Example: Nam is eight years old. He is a pupil in class 3C at Lien Mac primary school. He has a cat. It’s yellow.
	Question: 1. What is his name?
 2. How old is he?
 3. Does he have two cats?
 4. What colour is the cat?
4.1.9. Games (Trò chơi)
Games là hoạt động phổ biến mà các giáo viên thường dùng. Bất kì một hoạt động nào cũng được xem là Games khi chúng ta muốn học sinh thực hiện và muốn tìm ra người chiến thắng. Rõ ràng Games rất tích cực và mang tính thúc đẩy cao. Giáo viên có thể thiết kế các trò chơi phù hợp với từng lớp học cụ thể, từng đối tượng cụ thể nhằm lôi kéo nhiều học sinh tham gia.
a- Lucky number
	* Mục đích: 
	- Kiểm tra từ vựng của học sinh.
	- Tạo cho học sinh phản xạ nghe, nói chính xác, lưu loát 
	* Cách tổ chức:
	- Cho học sinh một bảng kẻ gồm một dãy chữ số trong đó có các con số may mắn.Ví dụ: (số 5,7,8)
Nếu bạn chọn được con số may mắn, bạn được cộng 2 điểm.
Nếu bạn chọn được con số khác ngoài con số may mắn trên bạn phải đặt câu hỏi theo chủ đề đã cho trước.
Nếu bạn đạt yêu cầu ( Nói đúng, nhanh, lưu loát) bạn sẽ được cộng 2 điểm. Nếu không đạt bị trừ 2 điểm.
Mỗi đội có số lượt bằng nhau.
Kết thúc đội nào được nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng.
Ví dụ: SGK tiếng Anh 4, Unit 8: What subjects do you have today?
Đây có thể được coi là một phần khó vì học sinh phải học và ôn lại một lượng lớn từ vựng. Các từ vừa dài, vừa khó đọc. Giáo viên thiết kế trò chơi này nhằm tạo không khí thực hành nhẹ nhàng và vui vẻ trong lớp học. 
Trong phần này, giáo viên sẽ cho học sinh một vài tấm thẻ có ghi những con số kèm theo có thể là những dòng chữ ghi một món quà, một lời yêu cầu nào đó hay một câu trong bài tập cần hoàn thành. 
Example : 
1. You are lucky. Your present is a pen.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_su_dung_ngon_ngu_trong_cac_gio_n.doc
Giáo án liên quan