SKKN Một số biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh Lớp 5

 Trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến 2020. Với việc dạy môn Tiếng Việt lớp 5, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu nói riêng, trong nhiều năm, tôi thường nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa cũng không mấy vất vả, tuy nhiên khi học xong từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt các từ đồng âm với từ nhiều nghĩa của học sinh không được như mong đợi của cô giáo. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành bài tập nghiên cứu khoa học: "Một số biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5".

doc30 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư vậy từ “ăn” là một từ nhiều nghĩa.
 Trong chương trình môn Tập đọc lớp 5 từ “trông” trong bài ca dao “đi cấy” là một từ nhiều nghĩa.
 Phân môn Luyện từ và câu không đề cập tới nghĩa đen và nghĩa bóng của từ nhiều nghĩa mà đề cập tới nghĩa chuyển và nghĩa gốc. Nghĩa đen chính là nghĩa gốc của từ còn được gọi là nghĩa trực tiếp, là nghĩa đầu tiên của từ, là cơ sở để tạo ra các nghĩa khác. Trong từ điển, nghĩa đen dược nói tới đầu tiên. Nghĩa bóng cũng chính là nghĩa chuyển, là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa đen (hoặc nghĩa chuyển này được hình thành từ nghĩa chuyển khác), có mối liên hệ mật thiết với nghĩa đen. Nghĩa bóng (nghĩa chuyển) là sản phẩm của hoạt động chuyển nghĩa của từ theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ  Trong từ điển, nghĩa bóng được nói đến sau nghĩa đen. Nghĩa bóng (nghĩa chuyển) cũng mang tính cố định, ổn định, bền vững, tính xã hội và tính dân tộc như nghĩa đen.
4.1.2. Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
 Bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm. Giáo viên tổ chức các hình thức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần Nhận xét, giúp học sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được những kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bước tiếp theo giáo viên tổng hợp và chốt kiến thức như nội dung phần ghi nhớ. Đến đây, nếu là học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp các em nắm sâu và chắc phần ghi nhớ. Chuyển sang phần luyện tập, giáo viên tiếp tục tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần Luyện tập. Sau mỗi bài tập giáo viên lại cũng cố, khắc sâu kiến thức liên quan đến nội dung bài học, liên hệ thực tế và liên hệ tới các kiến thức đã học của phân môn Luyện từ và câu nói riêng và tất cả các môn học nói chung.
 Tóm lại, khi dạy khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện theo quy trình các bước sau:
 - Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
 - Học sinh rút ra các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nêu định nghĩa.
 - Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới.
 Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy Luyện từ và câu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như:
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Hình thức học cá nhân
- Thảo luận nhóm 
- Tổ chức trò chơi
 Ngoài ra, giáo viên có thể vận dụng cách liên tưởng, liên hệ trong từng bài tập cụ thể.
VD: Bài tập 2 - SGK/Tiếng Việt 5- trang 67: yêu cầu học sinh tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
 Giáo viên gợi ý bằng cách đưa ra một số câu hỏi gợi ý có nội dung liên tưởng như: lưỡi của những đồ vật gì có tính sắc, sáng (học sinh dễ tìm được: lưỡi dao, lưỡi kiếm, lưỡi gươm, lưỡi lê, lưỡi lam, lưỡi hái). Các từ còn lại giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, trình bày bằng trò chơi ai nhanh hơn.
* Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên chủ yếu thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh cũng cố, nắm vững kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa.
4.2. Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
4.2.1. Yêu cầu học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức ghi nhớ 
 Học sinh thường có tâm lí thích làm những bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại học thuộc lòng, ngại viết các đoạn, bài cần yếu tố tư duy. Vì vậy, tôi thường cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ cho đọc nối tiếp, rồi ghép lại cho đọc toàn phần, đọc theo nhóm đôi, có lúc thi đua xem ai nhanh nhất, ai đọc tốt. Cách làm này tôi đã cho các em thực hiện ở các tiết học trước đó (về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) do đó dạy đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa các em cứ sẵn cách tổ chức như trước mà thực hiện. Và kết quả có tới 18/20 học sinh thuộc ghi nhớ một cách trôi chảy tại lớp, chỉ còn hai em có thuộc song còn ấp úng, ngắc ngứ.
4.2.2. Giúp học sinh học sinh hiểu đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau
 Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau (nói đọc giống nhau, viết cũng giống nhau). Ta thấy rõ ràng là “đường” (1) trong “đường rất ngọt”, “đường” (2) trong “đường dây điện thoại” và “đường”(3) trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp” đều phát âm, viết giống nhau. Vậy mà “đường” (1) với “đường” (2) và “đường” (1) với “đường” (3) lại có quan hệ đồng âm, còn “đường” (2) với “đường” (3) lại có quan hệ nhiều nghĩa.
 Để có được kết luận trên đây, trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của các từ “đường” (1), “đường” (2), “đường” (3) là gì?
- Đường (1): (đường rất ngọt): chỉ một chất có vị ngọt.
- Đường (2): (đường dây điện thoại) chỉ dây dẫn,truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc.
- Đường (3): (ngoài đường, xe cộ đi lại nhộn nhịp) chỉ lối đi cho các phương tiện, người, động vật.
 Để có thể giải nghĩa chính xác các từ “đường” như trên, các em phải có vốn từ phong phú. có vốn sống. Vì vậy, trong dạy học tất cả các môn, giáo viên luôn chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức tích lũy cho mình vốn sống và yêu cầu mỗi học sinh phải có được một cuốn Từ điển Tiếng Việt, biết cách tra Từ điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số biện pháp giải nghĩa từ.
 Tiếp đó, học sinh căn cứ vào định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để xác định mối quan hệ giữa các từ “đường”.
 Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy:
 Từ “đường” (1) và từ “đường” (2) có nghĩa hoàn toàn khác nhau không liên quan đến nhau - kết luận: hai từ “đường” này có quan hệ đồng âm. Tương tự như trên, từ “đường” (2) và từ “đường” (3) cũng có mối quan hệ đồng âm.
 Từ “đường” (2) và từ “đường” (3) có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ sở của từ “đường” (3) - chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ “đường” (2) (truyền đi) theo vệt dài (dây dẫn). Như vậy, từ “đường” (3) là nghĩa gốc, còn từ “đường” (2) là nghĩa chuyển - kết luận: từ “đường” (2) và từ “đường” (3) có quan hệ nhiều nghĩa với nhau.
4.2.3. Dựa vào yếu tố từ loại cũng có thể giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Biện pháp này thực ra ít khi tôi vận dụng bởi nếu học sinh đã hiểu đúng nghĩa của từ, thuộc được ghi nhớ thì không cần thiết phải dùng đến cách dựa vào yếu tố từ loại, tuy nhiên đối với một số học sinh trung bình và yếu giáo viên có thể kết hợp cả 3 biện pháp.
Nếu trong thực tế đời sống hàng ngày học sinh có thể bắt gặp hiện tượng một từ nào đó phát âm gần nhau nhưng xét về từ loại khác nhau thì kết luận đó là hiện tượng đồng âm. Chẳng hạn khi chơi đùa, học sinh hò reo đồng thanh để cổ vũ cho một học sinh được mệnh danh là “cụ cố” vì em này nhỏ, yếu:
- “Cố lên cụ cố ơi!”
 Từ “cố” thứ nhất là tính từ, từ “cố” thứ 2 là danh từ 	 đây là hiện tượng đồng âm dễ nhận diện.
 Tùy trường hợp những từ phát âm giống nhau nhưng cùng từ loại (cùng loaị danh từ, động từ, tính từ) thì phải vận dụng biện pháp giải nghĩa từ trong văn cảnh đồng thời xét xem các từ đó có mối quan hệ về nghĩa hay không để tránh nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa hoặc quan hệ đồng nghĩa nếu có. Trong trường hợp này, thông thường ta dựa vào ngữ cảnh để nhận biết nghĩa của từ đồng âm, nói cách khác là dựa vào các từ cùng đi với nó trong câu. Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hóa nghĩa của từ và giúp con người sử dụng ngôn ngữ tránh sự nhầm lẫn.
 VD: - đồng tiền - cánh đồng
 - vạc dầu - con vạc
 - con cò - cò súng
 - xe đạp - con xe (quân cờ)
 Xét câu văn sau: “Hôm nay tôi đánh rơi mười nghìn đồng ngay đoạn cánh đồng làng”.
 Các từ trong câu có mối quan hệ với từ “đồng” thứ nhất gồm “đánh rơi”, 
“mười nghìn”, nếu chỉ dừng lại ở đánh rơi 10 nghìn đồng thì người đọc chưa rõ mười nghìn đồng tiền Việt Nam hay tiền nước nào và chưa xác định rõ giá trị số tiền đánh rơi. Có từ “đồng” ngay sau cụm từ “đánh rơi mười nghìn đồng” thì ta hiểu rõ số tiền đánh rơi ở đây là tiền Việt và xác định được giá trị của nó.Vậy từ “đồng” thứ nhất là đơn vị tiền Việt Nam, từ “đồng” thứ 2 nằm trong mối quan hệ với từ “qua”, “cánh”, “làng”. Từ “đồng” trong “cánh đồng” là khoảng đất rộng bằng phẳng trồng lúa hoặc hoa màu.
 Hiện tượng đồng âm cùng từ loại như trên học sinh rất dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa hầu hết các từ nhiều nghĩa đều có cùng từ loại. Trong quá trình dạy học, tôi gặp phần lớn các từ nhiều nghĩa đều có cùng từ loại. Từ “đi” trong các trường hợp sau đều là động từ:
 đi bộ
 VD: đi:	đi chơi
	đi ngủ
 đi máy bay
 Vì vậy, khi gặp những từ có cùng vỏ âm thanh giống nhau thì học sinh không được vội vàng phán quyết ngay hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa mà phải suy nghĩ thật kĩ; giải nghĩa chính xác các từ đó trong văn cảnh tìm ra điểm khác nhau hoàn toàn hay giữa chúng có sự liên hệ với nhau về nghĩa. Trong một số bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi, có một số trường hợp giống nhau về âm thanh nhưng khó phân biệt hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa. 
 VD: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ như thế nào?
a) đánh cờ, đánh giặc, đánh trống
b) trong veo, trong vắt, trong xanh
c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành
 Xét về từ loại thì nhóm c các từ “đậu” có quan hệ đồng âm với nhau vì “đậu” trong “thi đậu” là tính từ (đỗ, trúng tuyển); “đậu” trong “xôi đậu” là danh từ (gạo nếp trộn với đậu ngâm muối để ráo rồi đồ lên), “đậu” trong “chim đậu trên cành” là động từ (nghĩ tạm dừng lại).
 Ở nhóm a, các từ “đánh” đều là động từ nhưng xét về nghĩa các từ “đánh cờ” (một trò chơi), “đánh giặc” (chiến đấu với kẻ thù bằng nhiều cách) và “đánh trống” (dùng đùi hoăc tay đánh vào mặt trống cho phát ra âm thanh) thì nghĩa của chúng có liên qua đến nhau, đều tác động đến một sự vật khác, làm cho sự vật đó có sự thay đổi, vì vậy các từ “đánh” ở nhóm a có quan hệ nhiều nghĩa.
 Tuy nhiên các từ “trong” ở nhóm b cũng là các từ có cùng từ loại (tính từ). Song chúng lại có quan hệ đồng nghĩa với nhau.
 Trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để giúp học sinh làm tốt các bài tập như trên, giáo viên yêu cầu các em luôn n

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phan_biet_tu_dong_am_va_tu_nhieu_nghia.doc
Giáo án liên quan