SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Vân Hà-Đông Anh-Hà Nội

Lý do chọn đề tài:

Xã hội hoá không phải là một hiện tượng mới đối với giáo dục. Trước khi đặt ra chính sách xã hội hoá thì bản thân nó đã tồn tại trong thực tế làm giáo dục ngay từ trong lịch sử xa xưa đến những năm đầu lập nước (phong trào diệt giặc dốt, xoá nạn mù chữ .) và ngay cả trong chiến tranh, dưới bom đạn, chính quyền và người dân vẫn duy trì sự phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn. Đến ngày nay xã hội hóa giáo dục đã trở thành một nội dung quan trọng của cải cách giáo dục. Xã hội hóa giáo dục không chỉ là những đóng góp vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc góp phần hiện đại hoá giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 Thực tế ở trường mầm non Vân Hà trong thời gian qua, công tác xã hội hóa có nhiều chuyển biến đáng kể. Đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của địa phương. Nhà trường đã chủ động đề xuất biện pháp với cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường. Đã đề ra các biện pháp giáo dục trẻ em và quan tâm giúp đỡ những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mặt khác nhà trường phối hợp tốt với các tổ chức chính trị- xã hội và cá nhân có liên quan để tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em. Huy động rất nhiều nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Vân Hà-Đông Anh-Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững việc chúng tôi đã làm chỉ là một trong nhiều "kênh" thông tin góp phần nâng cao nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về giáo dục. Nhưng không thể phủ nhận những kết quả mà chúng tôi nhận được từ những biện pháp đã tiến hành. Trong nhiều năm trở lại đây, môi trường giáo dục ở Vân Hà đã có sự "thay da đổi thịt" (nói như cách nói của một số người khi nhận xét về giáo dục Vân Hà); cán bộ, các lực lượng xã hội và nhân dân đều nhận thức được rằng chỉ có thể làm tốt xã hội hoá giáo dục mới có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của gia đình, của xã hội, nhằm mục đích xây dựng con người mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng đều tham gia vào một số việc nhất định phù hợp với khả năng và điều kiện của mình góp phần thiết thực vào công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương mình đang sinh sống, mọi người thấy rằng, chỉ có thể làm tốt xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mới có thể tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội; Giáo dục- đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và cuả toàn dân, kết hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục: nhà trường- gia đình- xã hội sẽ tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất ở mọi nơi, mọi lúc, trong từng gia đình, từng tập thể, cộng đồng và có như vậy mới có thể có kết quả giáo dục như mong muốn.
 Từ những tham mưu, tuyên truyền tích cực như vậy, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, cũng đã có nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, họ đã hiểu rằng xã hội hoá giáo dục là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trước nhân dân. Từ đó phát huy vai trò lãnh chỉ đạo trong thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục (Bởi chỉ có họ mới có đủ vài trò và tư cách để tập hợp các ngành, các lực lượng xã hội liên kết, hợp tác với nhau trong công tác xã hội hoá giáo dục).
3.2. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục.
Như chúng ta đã biết, xã hội hoá giáo dục là huy động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. Từ đó tạo ra cho được phong trào mọi người học tập suốt đời, cả địa phương thành một“ xã hội học tập”.
Thực hiện liên kết các lực lượng xã hội hưởng ứng tích cực đối với giáo dục, tập hợp các lực lượng xã hội đóng góp, ủng hộ, tham gia xây dựng môi trường nhà trường từ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, nền nếp giáo dục chăm sóc trẻ đến các mối quan hệ bên trong nhà trường, quan hệ nhà trường với xã hội để nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh.
Thực chất, xã hội hoá giáo dục là tổ chức một hệ thống các hoạt động của một quá trình phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệpđể vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đắc lực có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục.
Các hình thức phối hợp làm công tác xã hội hoá giáo dục cũng có những khía cạnh, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ, sự tự nguyện, tự giác, khả năng điều kiện riêng của các lực lượng xã hội và tính chất của từng hoạt động xã hội.
Như vậy, người hiệu trưởng cần ý thức rõ được yêu cầu phù hợp để điều hành các hoạt động ở đơn vị mình, có sự liên kết, thoả thuận, hợp đồng trách nhiệm để cụ thể hoá từng công việc sao cho đạt được hiệu quả cao. Xây dựng các mối quan hệ cụ thể, phù hợp với nhiều tầng bậc, vai trò của từng lực lượng xã hội trong quá trình phối kết hợp (song ở phương diện nào, nhà trường luôn luôn phải giữ vai trò nòng cốt). Để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục, tôi quan tâm làm tốt những vấn đề sau:
Một là: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tham gia cùng làm giáo dục
Để huy động được tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trìmh tổ chức giáo dục cần phải xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội. Gia đình là nơi đem đến cho trẻ những bài học đầu tiên, thường xuyên và liên tục từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành. Đây là điểm gặp gỡ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nó có những chỗ mạnh đáng kể như tính cảm xúc cao, tính linh hoạt, tính thiết thực, tính thích ứng nhanh nhạy giữa những người trong gia đình và yêu cầu của cuộc sống. Những mặt mạnh đó có thể bổ sung cho giáo dục nhà trường và ngược lại, nhà trường có thể bổ sung những mặt hạn chế của giáo dục gia đình như phương pháp giáo dục, môi trường giáo dụcgóp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh. 
Hơn nữa, công tác xây dựng giáo dục trẻ bao gồm nhiều mặt, nhiều yêu cầu, nội dung cần được nhìn nhận như một chỉnh thể, nhằm tác động tổng thể vào toàn bộ nhân cách trẻ nên càng cần thiết phải xã hội hoá các lực lượng làm công tác giáo dục để xây dựng môi trường giáo dục. Chính vì vậy, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em phải tiến hành từ nhiều phía: gia đình, các cơ quan chuyên môn (Giáo dục, Y tế, UBDS- GĐ &TE) các đoàn thể xã hội (Hội phụ nữ, Đoàn Thành niên, Các hội từ thiện). Phải lấy nhà trường làm hạt nhân liên kết, tập hợp tất cả các lực lượng, các tổ chức xã hội cùng nhau xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, theo cơ chế phân công và hợp tác. Trong cơ chế này, bên cạnh nhà trường, gia đình là một đơn vị giáo dục trẻ cực kỳ quan trọng (bởi từ lúc lọt lòng mẹ, trẻ chịu ảnh hưởng vô cùng lớn của giáo dục gia đình). Chính vì vậy, Giáo dục tại các nhà trường phải tiếp nối và phối hợp với giáo dục gia đình, mối liên kết này đòi hỏi phải chặt chẽ tạo nên một quan hệ hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau trên cơ sở thống nhất về mục đích.
Hai là: Tổ chức các hoạt động, phong trào tạo động lực trong việc huy động tiềm năng của cộng đồng để phát triển giáo dục.
Để tạo được bước đột phá trong việc huy động cộng đồng tham giáo dục thì công tác tổ chức xã hội hoá giáo dục cần hướng vào việc tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, các ngày hội để cộng đồng có cơ hội thể hiện sự quan tâm của mình đối với giáo dục. Ngành giáo dục có phong trào thi đua “ Dạy tốt- học tốt” được toàn xã hội quan tâm. Song nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi này thì phong trào thực khó đánh giá, đặc biệt là sự đánh giá của xã hội. Vị thế của giáo dục chỉ thực sự được tôn vinh một khi xã hội thừa nhận. Chính vì vậy, các nhà quản lý giáo dục phải biết thiết kế, tổ chức các hoạt động, các phong trào có sự chứng kiến, tham gia trực tiếp của cộng đồng, đó là những biện pháp “ kích cầu” làm thay đổi bộ mặt giáo dục. Cả Thành phố Hà Nội trong đó có huyện Đông Anh tổ chức“ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, tổ chức “Tháng hành động vì trẻ em”,  vận động cha mẹ học sinh quan tâm chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và tạo điều kiện tốt nhất có thể cho con em học tập, vui chơi; có trách nhiệm cùng nhà trường chăm sóc, nuôi dạy con tốt. Đây cũng là dịp vận động nhân dân, các cơ quan, các tổ chức xã hội cùng tham gia xây dựng giáo dục như giúp xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học
Bên cạnh đó, bằng việc tổ chức các hội thi trong từng năm học như: Bé khỏe - Bé ngoan, Bé khéo tay , Tổ chức Trung thu, Liên hoan đàn và hát dân ca ... chúng tôi đã thu hút được sự quan tâm đông đảo các lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế, mọi người dân ở địa phương. Trong các cuộc thi này không chỉ đơn thuần có sự tham gia của cô và trò mà còn huy động được sự tham gia của các bậc cha mẹ, ông bà, Hội cha mẹ học sinh, Hội phụ nữ, đặc biệt có sự tham gia tài trợ của nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài ý nghĩa về tài chính thì việc tuyên truyền làm cho xã hội hiểu rõ vai trò của giáo dục, vị trí của giáo dục, về những công việc mà ngành thực hiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ, để từ đó có sự phối hợp thực hện tốt mục tiêu đào tạo.
Như vậy, từ việc xác định các nhóm đối tượng, vai trò, tiềm năng của các lực lượng xã hội cần phải biết cách tổ chức sự tham gia của các lực lượng xã hội vào giáo dục một cách có hiệu quả. Và việc khai thác huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho giáo dục rất cần thiết được tiến hành một cách có kế hoạch, tránh tình trạng tuỳ tiện kém hiệu quả.
3.3. Tăng cường công tác lãnh chỉ đạo công tác XHHGD
Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là một chủ trương đúng đắn, nhưng tổ chức để thực hiện như thế nào cho có hiệu quả là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý, những người có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện. “ Quản lý là điều khiển, tổ chức thực hiện công việc”, nên quá trình quản lý chỉ đạo, triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục ở các nhà trường, ở mỗi địa phương từ cấp xã đến cấp Huyện cần có những biện pháp tác động đến cơ chế quản lý và chính sách tạo động lực thu hút đầu tư.
Thực tế chỉ ra rằng, xã hội hoá giáo dục không có nghĩa là sự buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước mà càng phải thể hiện rõ sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất của chính quyền địa phương, phát huy tính năng động sáng tạo của ngành giáo dục, tổ chức sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong một cơ chế tổ chức, điều hành khoa học nhịp nhàng, có chính sách tạo động lực thu hút nguồn lực “nhân lực, vật lực” mới mang lại ý nghĩa sâu sắc của công tác xã hội hoá. 
Chúng ta biết rằng: nhà nước xây dựng định mức ngân sách đầu tư cho giáo dục một cách hợp lý, đồng thời quy định mức đóng góp của các đối tượng trực tiếp thụ hưởng dịch vụ giáo dục; Xây dựng chính sách thu hút nguồn lực đầu tư vào giáo dục; Các ban ngành đoàn thể, các lực lượng xã hội và cá nhân đều có trách nhiệm góp phần xây dựng giáo dục. Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, trình độ, sự tự nguyện, khả năng và điều kiện mà các lực lượng này tham gia trong cơ chế dưới sự điều hành của các cấp chính quyền địa phương.
Chính vì vậy, rất cần thiết phải xây dựng cơ chế chính sách huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục nhằm mục tiêu tác động bằng cơ chế chính sách để nhà nước và nhân dân cùn

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_xa_hoi_hoa.doc