SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học là góp phần đào tạo những con người lao động thông minh, linh hoạt, năng động, chủ động, sáng tạo và thích ứng. Bậc Tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông và cũng là nền tảng của dân trí. Trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu thế chung của cả nước về yêu cầu giáo dục hiện nay. Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Toán nói riêng là cần thiết.

 Phân môn Toán trong chương trình giảng dạy Toán lớp 2 chiếm một vị trí quan trọng trong bậc Tiểu học. Nó là nền tảng cho việc học tốt môn Toán ở các lớp tiếp theo của bậc Tiểu học và Trung học sau này.

 Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chương trình Toán lớp 2. Từ những hạn chế của tâm lý lứa tuổi. Từ tình hình thực tiễn, trình độ nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, của lớp tôi nói riêng, các em đa số “ Giải toán có lời văn” còn yếu vì nhiều nguyên nhân, trong đó vẫn là : Do đặc điểm sinh lý lứa tuổi, các em thường vội vàng hấp tấp, nên đôi khi chưa hiểu kỹ đề bài đã vội vàng làm bài, dẫn đến kết quả chưa cao.

 Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, bản thân tôi cũng như nhiều bạn đồng nghiệp còn băn khoăn trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2. Bản thân tôi cần phải nghiên cứu, tìm các biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng; mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán. Với những lý do trên, tôi đã chọn giải pháp “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2”

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phát huy được tư duy của trò, lấy "học sinh làm trung tâm".
Vì vậy, kết hợp với khâu chuẩn bị bài của học sinh, trong mỗi tiết dạy bài mới, tôi cung cấp đủ nội dung bài, đồng thời khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức đã học có liên quan thực hiện phương châm "ôn cũ, học mới".
Với cách thực hiện như thế, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng mà đầy đủ kiến thức, được củng cố kiến thức cũ có hệ thống, vận dụng giải Toán sẽ linh hoạt, không bị gò ép phụ thuộc, tạo cho học sinh có thói quan chủ động tích cực trong giải Toán
 a) Ở lớp một: Các em đã học các bài toán đơn giản : giải bẳng 1 phép tính về thêm bớt nhiều hơn 1 số đơn vị. Loại toán này đơn giản. Nhưng cũng phải củng cố cho các em nắm vững thì mới làm được các bài toán ở lớp trên. 
Ví dụ: 
- An cắt được 5 bông hoa, Lan cắt được nhiều hơn An 2 bông hoa. Hỏi Lan cắt được mấy bông hoa? 
- Lam có 7 quyển vở, Nhàn có 5 quyển vở. Hỏi ai có nhiều vở hơn và nhiều hơn bao nhiêu quyển vở ? 
Đây là các bài toán có dữ kiện cụ thể. Các em cần suy nghĩ làm tính cộng hay tính trừ là đúng và chú ý dựa vào câu hỏi mà trả lời cho đúng. 
b) Ở lớp hai : Các em được ôn lại các dạng toán lớp 1 và luyện thêm các dạng toán này với các số trong phạm vi 100, giúp các em hiểu mối quan hệ giữa các đối tượng với các dữ kiện đơn giản của bài toán. Từ đó hình thành tư duy toán cho học sinh, giúp các em phân tích, tổng hợp, giải được các dạng toán nhanh, chính xác. Bước đầu có kỹ năng trình bày bài toán. 
 c) Hình thức rèn luyện : Học sinh nhận xét dữ kiện, tóm tắt đề toán, tìm ra cách giải với cách làm này học sinh mạnh dạn, tự tin vào bản thân, dần dần ham thích giải toán, để thể hiện khả năng chính mình.
 Vai trò của người thầy rất quan trọng. Lời phát biểu của các em dù đúng hay sai, tôi cũng phải có lời động viên hợp lý. Nếu học sinh phát biểu sai, hoặc chưa đúng, tôi động viên "gần đúng rồi, em cần suy nghĩ thêm nữa, thì sẽ đúng hơn ..." giúp các em cố gắng suy nghĩ làm bằng được, chứ không nên nói "sai rồi, không đúng ..." làm mất hứng của học sinh, ức chế học sinh tự ti, chán học. 
Bước này là bước quan trọng giúp học sinh không sợ giải toán, thích thi nhau làm để khẳng định mình, từ đó có kỹ năng giải toán vững chắc với lời giải thông thường .
Ví dụ 1:  Mảnh vải xanh dài 55 dm. Mảnh vải đỏ dài hơn mảnh vải xanh 9 dm.  Hỏi mảnh vải đỏ dài bao nhiêu đề- xi- mét ?
+ Có học sinh giải như sau : 
 Mảnh vải đỏ dài là : 
 55 + 9 =  64 (mảnh vải)
 Đáp số :  64 mảnh vải 
Tôi hỏi : Đơn vị của bài toán là gì ?
Học sinh trả lời : đề xi mét
Tôi hỏi : Vậy trong bài giải con đã ghi đúng tên đơn vị của bài toán chưa ?
Lúc này học sinh sẽ nhận ra chỗ thiếu sót trong bài giải của mình và tự sửa lỗi sai đó.
Ví dụ bài 3 trang 63: Mảnh vải màu xanh dài 34dm, mảnh vải màu tím ngắn hơn mảnh vải màu xanh 15dm. Hỏi mảnh vải màu tím dài bao nhiêu đê-xi-mét?
Một số học sinh trình bày bài giải như sau:
Số dm mảnh vải màu tím dài là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
 Hoặc: 
Mảnh vải màu tím là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
 Tôi liền đưa ra các bài học sinh giải lên bảng, chỉ ra từng chỗ sai cụ thể cho học sinh và để học sinh so sánh đối chiếu các bài với nhau: bài trình bày sai- bài trình bày đúng để học sinh thấy được chỗ sai của mình. 
 Bài giải được trình bày như sau:
Độ dài mảnh vải màu tím là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Hoặc:
Mảnh vải màu tím dài là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
 Thường khi giải bài toán có lời văn với các số đo độ dài, học sinh thường viết cả tên đơn vị cùng với số đo hoặc viết tắt tên đơn vị đo ở câu lời giải.
 Đối với bài toán có lời văn mà có số đo độ dài, tôi phải hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải cho đúng từ, câu trả lời đến các phép tính.
Ví dụ 3 :  Thùng thứ nhất đựng 25 lít dầu. Thùng thứ hai đựng 30 lít dầu. Hỏi thùng nào đựng nhiều dầu hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?
Có học sinh giải như sau : 
    Số lít dầu thùng đựng nhiều hơn là :
                                            30 - 25 = 5 (lít)
                                               Đáp số : 5 lít
Tôi hỏi :  Ta cần tìm điều gì ?
Học sinh trả lời : Thùng nào đựng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?
Tôi lại hỏi tiếp : Câu trả lời này đã nói rõ điều đó chưa ? Còn thiếu ý nào ? 
Lúc này học sinh sẽ nhận ra trong câu trả lời này chưa nêu được thùng nào đựng nhiều hơn và phải bổ sung và chữa vào bài giải là : 
                                   Thùng thứ hai đựng nhiều hơn và nhiều hơn là : 
 30 - 25 = 5 (l)
                                                       Đáp số : 5 l 
 Bên cạnh việc cung cấp đủ trọng tâm bài học, rèn cách luyện tập thành thạo, tôi còn luôn quan tâm tới việc mở rộng, nâng cao kiến thức từ chính những bài tập trong SGK, vở bài tập toán. 
    3. Phát triển, tìm tòi nội dung kiến thức sách giáo khoa :
Thông thường giáo viên chỉ chú ý tới việc học sinh làm đủ, làm đúng các bài tập trong SGK, vở bài tập theo quy định của tiết học, nên đôi khi gặp những trường hợp khác lạ là học sinh lúng túng vì quen giải theo khuôn mẫu, ít tư duy tìm tòi sáng tạo.
 Vì thế để học tốt giải toán 2, tôi luôn tìm cách mở rộng ngay sau một bài tập nào đó trong số bài luyện vào buổi chiều, tuy nhiên ở mức độ hợp với trình độ học sinh trong lớp, các đối tượng tiếp thu được.
 Khi học sinh làm đủ 100% số bài tập quy định chưa hẳn là đã thành thạo cách giải loại toán đó, nhất là học sinh đạt chuẩn, dưới chuẩn. Vì vậy, tôi đã cố gắng đưa nội dung kiến thức vào bài tập thật phong phú, đa dạng dựa vào bài tập có sẵn, vẫn xoay quanh nội dung bài vừa học hoặc vừa luyện. Bài toán đưa ra các hình thức khác nhau, tôi khai thác được tư duy của học sinh. Các dạng toán có thể thực hiện được điều này như 
 + Dạng toán về nhiều hơn, ít hơn.
+ Dạng toán về số bị trừ, tìm số hạng trong tổng. 
 Ví dụ 1 : Bài toán về nhiều hơn. 
Nội dung bài tập là : Anh 25 tuổi, anh hơn em 6 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi ?.
+ Để giải được bài này, học sinh phải hiểu rõ yêu cầu của bài toán. Đã biết tuổi của anh, biết số tuổi anh hơn em. Muốn tìm số tuổi của em phải làm thế nào ? 
+ Học sinh phải tự phân tích đề toán và giải : 
                                               Tuổi của em là : 
 25 - 6 = 19 (tuổi)
                                                               Đáp số : 19 tuổi
Với việc mở rộng kiến thức này, học sinh sẽ linh hoạt hơn khi giải toán không nhất thiết cứ nhiều hơn là phải làm tính cộng.
Ví dụ 2 : Bao thứ nhất đựng được 50 kg gạo, như vậy bao thứ nhất đựng ít hơn bao thứ hai 15 kg gạo. 
a) Tính số gạo của bao thứ hai. 
Đã biết yếu tố gì ? Số gạo của bao thứ nhất và biết bao thứ nhất đựng ít hơn bao thứ hai 15 kg. Lúc này, học sinh phải hiểu bao thứ nhất đựng ít hơn bao thứ hai 15 kg  nghĩa là bao thứ hai đựng nhiều hơn bao thứ nhất 15 kg.Vậy tìm số gạo của bao thứ hai ta phải làm như thế nào?
    Học sinh 
 Bao thứ hai đựng số gạo là : 
                                        50 + 15 = 65( kg)
                                        Đáp số : 65 kg
 Trên đây là phần đại trà cho học sinh cả lớp 
Đối với học sinh trên chuẩn sẽ làm nhanh hơn, vì vậy tôi đã mở rộng bài tập này cho học sinh khá giỏi. Tuy nhiên cũng có thể có những học sinh trung bình giải quyết được, tôi rất khuyến khích. Như vậy, trong cùng một khoảng thời gian dù học sinh trung bình giải được phần này, vẫn còn một phần bài tập tiếp theo để học sinh khá, giỏi giải tiếp.
Đối với học sinh giỏi tôi có thể nêu thêm:
b. Cả hai bao đựng bao nhiêu ki –lô- gam gạo ?
4. Từ tư duy đúng, tìm được cách giải đúng giúp các em trình bày bài giải đúng. 
Hợp lý về lời giải, về phép tính, cách ghi tên đơn vị và ghi đáp số để hoàn thiện bài toán. 
Bước này tuy đơn giản nhưng tương đối khó với học sinh. Đó là lời văn ngắn gọn, chính xác, đúng nội dung bài để trả lời (phép tính tìm gì ?) theo thứ tự. 
Lời giải: Phép tính - lời giải - phép tính - đáp số. 
Cần lưu ý: Phép tính trong giải toán có lời văn không ghi tên đơn vị (danh số) đó là phép tính trên số nên đặt tên đơn vị trong vòng đơn để giải thích, mục đích thực hiện phép tính. 
Ví dụ: Lớp 2A có 37 học sinh, trong đó có 18 học sinh nữ. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh nam?
Giáo viên phải đưa ra 1 số câu hỏi đàm thoại gợi ý học sinh yếu, kém, TB suy đoán, lựa chọn cách giải đúng. 
Trước tiên phải hướng dẫn học sinh tóm tắt đầu bài. 
 Tóm tắt:
Lớp 2A có : 37 học sinh
Nữ : 18 học sinh
Nam :  học sinh?
Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn chính xác. 
 Giải 
 Số học sinh nam lớp 2A có là:
 37 – 18 = 19 (học sinh)
 Đáp số : 19 học sinh
5. Tính cách giải đúng chưa đủ, giáo viên còn giúp học sinh tìm nhiều cách đặt lời giải để phát huy trí lực học sinh tạo điều kiện cho tư duy toán phát triển. 
Bước này đối với học sinh yếu, kém, trung bình giải toán là khó khăn. Song người giáo viên phải hướng dẫn gợi mở, giúp học sinh thể hiện được khả năng giải toán của mình là cần thiết. 
Ví dụ: Lan cắt được 46 bông hoa, Hoa cắt ít hơn Lan 9 bông hoa. Hỏi Hoa cắt được bao nhiêu bông hoa?
Giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài toán. Tóm tắt đầu bài bằng cách vẽ sơ đồ (nếu vẽ được) để tìm ra cách giải đúng, và nhiều cách khác. 
 Tóm tắt
Lan : 46 bông hoa
Hoa cắt ít hơn Lan : 9 bông hoa
Hoa cắt :  bông hoa?
Giải cách 1 
 Hoa cắt được số bông hoa là:
 46 – 9 = 37 ( bông hoa)
 Đáp số: 37 bông hoa
Nhìn vào sơ đồ các em tìm lời giải khác 
46 bông hoa
9 bông hoa
Lan 
? bông hoa
Hoa 
Có em sẽ giải như sau : 
Giải cách 2
Số bông hoa Hoa cắt được là:
 46 – 9 = 37 ( bông hoa)
 Đáp số: 37 bông hoa
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu : Thực ra hai lời giải này cùng là tìm số bông hoa của Hoa cắt .Dù các em có nhìn vào sơ đồ thì vẫn là tìm số bông hoa của hoa cắt:Tôi cho học sinh nhận xét. 
 Các em phải chú ý tên đơn vị của mỗi phép tính. Từ đó học sinh tìm được cách giải toán triệt để bằng nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Học sinh nắm chắc đề toán, hiểu kỹ đề, để tìm cách giải khác có lời văn chính xác, phát triển tư duy toàn diện. 
    6. Kết hợp giải toán là rèn luyện kỹ năng tính toán giúp học sinh giải toá

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giai_toan_co_loi_v.doc