SKKN Một số biện pháp dạy thực hành kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn

Việc dạy học Tiếng Việt không phải chỉ đơn thuần nhằm cung cấp cho học sinh một số những khái niệm hay quy tắc ngôn ngữ, mà mục đích cuối cùng cần phải đạt đến lại là việc giúp các em có được những kĩ năng, kỉ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Việc dạy Tiếng Việt gắn liền với hoạt động giao tiếp là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp học sinh nắm được các quy tắc sử dụng ấy. Vì vậy, có thể nói dạy Tiếng Việt chính là việc dạy cho các em cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Nhận thức được vấn đề này, là một giáo viên chủ nhiệm, qua nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp tôi đưa ra "Một số biện pháp dạy thực hành kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn".

 

doc39 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp dạy thực hành kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ:
Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa và mời bạn vào chơi:
- Vui quá, chào Vân! Mời bạn vào nhà chơi. (nếu bạn mới quen)
Hoặc: - Hưng đấy à? Bạn vào nhà mình chơi. (nếu bạn thân) 
4.3.4. Nói lời chia buồn, an ủi
Khi nói lời chia buồn, an ủi cần bày tỏ tình thương yêu, sự quan tâm, thông cảm với nhau.
Chú ý giọng hỏi thăm phải nhẹ nhàng, tình cảm. Khi nói lời an ủi với người trên, em cần tỏ thái độ ân cần nhưng lễ phép (thể hiện qua giọng nói và cách xưng hô).
Ví dụ:
Khi cây hoa do ông bà trồng bị chết. Em nói:
- Bà ơi! Bà đừng buồn. Cháu sẽ cùng bà trồng lại cây khác, bà nhé!
Hoặc: - Bà đừng buồn, con sẽ nhờ bố kiếm cây khác trồng lại cho bà nhé! 
4.3.5. Lời chia vui
Khi nói lời chia vui cần chú ý: người mình chia vui là ai? Chia vui về chuyện gì? Tình cảm, thái độ, cử chỉ khi nói phải như thế nào cho phù hợp?
Chúng ta cần nói với thái độ chân thành, tự nhiên, vui vẻ nhằm thể hiện sự chia vui hay khâm phục, tự hào, phấn khởi.
Ví dụ: 
Nói lời chúc mừng của em với chị Liên:
- Em xin chúc mừng chị!
Hoặc: - Chúc chị học giỏi hơn nữa!
- Chúc chị năm sau được giải cao hơn.
- Chị học giỏi quá! Em rất tự hào về chị. 
4.3.6. Lời khen
Khi khen, trong câu thường dùng các từ: rất, quá,... và khi viết dùng dấu chấm than ở cuối câu.
Ví dụ:
Bạn Nam học rất giỏi:
- Bạn Nam học mới giỏi làm sao!
- Bạn Nam học giỏi ghê!
- Bạn Nam học giỏi quá!
4.3.7. Thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú
Giọng nói, vẻ mặt cần thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng, thích thú, nhấn giọng vào các từ thể hiện sự ngạc nhiên: Ôi!, A!, Ôi chao!, Ôi!, Á! .... và chú ý hơi lên cao giọng ở cuối câu nói.
Ví dụ:
Được bố tặng một cái vỏ ốc biển đẹp. Em nói:
- Đây là món quà con rất thích, con cảm ơn bố.
- Sao cái vỏ ốc đẹp thế, lạ thế! Con cảm ơn bố ạ!
- Cái vỏ ốc biển mới to và đẹp làm sao!
- Con chưa bao giờ thấy một cái vỏ ốc đẹp đến thế!
4.3.8. Lời đồng ý hoặc từ chối
Lời đồng ý hay lời từ chối phải phù hợp với người đưa ra đề nghị và phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Nói lời từ chối cần nhẹ nhàng, khéo léo cho khỏi mất lòng nhau. Nói lời đồng ý cần thể hiện sự sẵn sàng vui vẻ.
Ví dụ:
Bạn thông cảm, bây giờ mình còn phải học bài nên không đi đá bóng với bạn được. Hẹn bạn hôm khác nhé! 
4.3.9. Đáp lời chào, cảm ơn, xin lỗi, đồng ý, từ chối
* Đáp lại lời chào, cần nói sao cho thể hiện được thái độ lịch sự, thân mật. Đáp lại lời tự giới thiệu cần nói thế nào để tỏ thái độ vui vẻ, phấn khởi, đón chào.
Chú ý khi nói lời đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu chúng ta cần xác định từ xưng hô của em với người đối thoại sao cho phù hợp.
Ví dụ:
- Chào các em!
- Chào chị ạ! (Chúng em chào chị ạ!)
- Chị tên là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em.
- Ôi, thích quá! Chúng em mời chị vào lớp ạ!
(Thế thì thích quá! Chúng em mời chị vào lớp chúng em ạ!)
* Đáp lời cảm ơn cần chú ý ngữ điệu, cách xưng hô:
+ Với người lớn tuổi: lễ phép, khiêm tốn.
+ Với bạn bè: chân tình.
+ Với bạn bè thân quen lời đáp cần thể hiện thái độ gần gũi, quan tâm. 
+ Với người lạ (khách) lời đáp cần thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép.
Ví dụ:
Em rót nước mời khách đến nhà. Khách nói:
- Cảm ơn cháu. Cháu ngoan quá!
Em đáp:
- Dạ, thưa bác, không có gì đâu ạ!
- Dạ, có gì đâu. Bác uống nước đi cho đỡ khát ạ!
Hoặc: - Dạ, cháu cảm ơn bác đã khen.
* Đáp lời xin lỗi:
- Với những sự việc nhỏ, không đáng kể thì lời đáp của em cần thể hiện thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ, sẵn sàng bỏ qua.
- Với những sự việc đáng buồn hay đáng tiếc xảy ra, lời đáp của em cần thể hiện thái độ lịch sự, nhẹ nhàng nhưng cũng có thể kèm theo ý nhắc nhở để lần sau họ không mắc lỗi như vậy nữa.
Ví dụ: 
Một bạn vô ý đụng vào người em, vội nói: 
- Xin lỗi. Tớ vô ý quá!
Em đáp:
- Không sao đâu bạn! 
Hoặc: - Có gì đâu mà bạn phải xin lỗi. 
- Không có chi!
* Đáp lời đồng ý cần chú ý cách nói, giọng nói phải tuỳ từng đối tượng mà mình giao tiếp cũng như nội dung của lời nói phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Học sinh phải tự sáng tạo lời đồng ý cho phù hợp với từng nội dung giao tiếp. Khi được người khác đồng ý hay cho phép, ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Ví dụ:
- Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé? 
- Ừ.
- Tớ cảm ơn bạn.
* Đáp lời chúc mừng (chia vui) em cần nói thế nào đề bày tỏ niềm vui của mình và sự biết ơn đối với các bạn.
Ví dụ:
 Mình rất vui và cảm ơn các bạn nhé!
- Đáp lại lời khen ngợi cần thể hiện sự biết ơn, khiêm tốn với tùy từng trường hợp có thể thêm lời hứa cố gắng hơn nữa.
Ví dụ:
Em mặc đẹp được các bạn khen. Em đáp lại:
- Thế à? Mình cảm ơn các bạn!
* Đáp lại lời từ chối cần nói một cách lịch sự, nhã nhặn, giọng nói vui vẻ, nhẹ nhàng, thái độ phù hợp.
Ví dụ:
Em nhờ bố làm giúp bài tập vẽ. Bố bảo:
- Con cần tự làm bài chứ!
Em đáp:
- Vâng ạ, con sẽ cố gắng tự làm.
Hoặc: - Nhưng con chưa nghĩ được, bố gợi ý để con tự vẽ vậy.
* Lời an ủi thể hiện sự động viên và lời đáp lại phải thể hiện sự chân thành, làm cho con người thêm thông cảm, gần gũi nhau hơn.
Ví dụ:
Em rất tiếc vì mất con chó, bạn em an ủi:
- Thôi cậu đừng buồn, rồi bố cậu sẽ mua cho cậu một con khác mà.
Em đáp:
- Mình cảm ơn bạn.
Hoặc: - Tớ chỉ tiếc con chó ấy rất khôn.
 - Có bạn chia sẻ, mình cũng thấy đỡ buồn.
Chú ý: Khi nói hay trả lời, cần nhìn vào người hỏi chuyện, nói to đủ nghe với thái độ tự nhiên, nét mặt tươi vui.
4.4. Thay đổi hình thức tổ chức dạy học nhằm rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học là dạy và học theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo trong đó học sinh phải tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo sự tổ chức và hướng dẫn hợp lý của giáo viên trong môi trường giáo dục thích hợp nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục của bậc học, của môn học, của bài học.
Một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp là đưa các hình thức dạy học mới vào trong từng bài học. Vì thế, để rèn kỹ năng giao tiếp cho các em, tùy từng bài học lựa chọn hình thức dạy học phù hợp. Các hình thức tổ chức dạy học nhằm rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh bao gồm:
4.4.1 Làm việc cá nhân
 - Xác định yêu cầu của bài.
- Xác định rõ đối tượng để thực hành nói cho phù hợp. 
- Tập nói theo yêu cầu, cố gắng tìm được nhiều cách diễn đạt khác nhau.
- Phát hiểu trước lớp nối tiếp nhau (nhiều học sinh nói). 
- HS khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất.
Ví dụ:
Bài 4: Cảm ơn, xin lỗi
Bài tập 1: + Trường hợp cần cảm ơn: Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa. 
	 + Lời cảm ơn: - Cảm ơn bạn nhé!
- Cảm ơn bạn đã giúp mình.
- May quá! Nhờ cậu, mình đã không bị ướt. 
4.4.2. Hoạt động nhóm
Hoạt động nhóm là hình thức dạy học rất có ích trong việc hình thành cho học sinh khả năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng và độc lập suy nghĩ. Vì vậy, phân môn Tập làm văn với mục tiêu là rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh có thể vận dụng hình thức này khi thực hành các yêu cầu như: Tự tổ chức cuộc họp tổ, nhóm; trình bày bài làm miệng trước lớp; kể về gia đình em với người bạn mới quen; hoạt động nhóm có thể làm nhóm nhỏ (Làm việc theo cặp) hoặc nhóm lớn (4 đến 6 em). Cụ thể như sau: 
* Làm việc theo cặp:
 Hai học sinh ngồi cùng bàn xác định yêu cầu của bài, thảo luận, phân công một học sinh nêu tình huống, một học sinh nêu lời đáp rồi làm ngược lại.
Chú ý: Hai học sinh có thể thảo luận để tìm ra nhiều cách diễn đạt khác nhau (về lời nói, cử chỉ, nét mặt) để sửa và bổ sung cho nhau.
- Cho đại diện các cặp lên trình bày trước lớp.
- Đại diện các cặp khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất.
Ví dụ:
Bài l9: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu 
Bài tập 3: 
Học sinh 1: - Chào cháu.
Học sinh 2: - Cháu chào cô ạ! (Dạ, cháu chào cô!)
Học sinh l: - Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không?
Học sinh 2: - Dạ, thưa cô, đúng đấy ạ! (Dạ, cháu chính là Nam đây ạ!) 
Học sinh l: - Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây.
Học sinh 2: - Thế ạ. Cô có điều gì bảo cháu ạ? ( Dạ, thưa cô, cô có việc gì cần ạ?)
Học sinh l: - Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghỉ học.
Học sinh 2: - Vâng, cháu xin sẵn lòng ạ!
* Làm việc theo nhóm:
Đối với các nghi thức lời nói cần nhiều lời đáp (lời nói của nhiều nhân vật) nên áp dụng theo hình thức này: hình thức sắm vai đơn giản.
- Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà giáo viên phân thành nhóm 3, 4 hay 5, 6.... học sinh.
- Học sinh trong nhóm thảo luận về yêu cầu của tình huống, phân công vai cho phù hợp, thảo luận cách ứng xừ (tìm ra nhiều phương án và chọn lựa phương án tối ưu để thực hỉện.)
 Đại diện các nhóm lên sắm vai trước lớp.
 Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất. 
Ví dụ:
Bài 28: Đáp lời chia vui 
Bài tập l:
3 học sinh : - Chúng tớ chúc mừng cậu đã đoạt giải Nhì trong cuộc thi vẽ tranh “An toàn giao thông”.
l học sinh: - Tớ cảm động quá! Xin cảm ơn tất cả các bạn!
Hoặc: l học sinh khác: - Cảm ơn các bạn nhiều ! Tớ sẽ cố gắng để lần sau đạt giải cao hơn! 
(- Xin cảm ơn các bạn, mình rất vui.) 
4.4.3. Tổ chức trò chơi học tập
Trò chơi học tập là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt là những em ngại nói, tức là ngại giao tiếp, trò chơi học tập sẽ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập và giao tiếp. Thông qua trò chơi, học sinh được luyện tập, làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và tinh thần hợp tác. Trò chơi tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tự củng cố kiến thức, tự hoàn thiện kĩ năng giao tiếp của chính mình.
Các trò chơi học tập có thể tổ chức cho học sinh trong giờ tự học, giờ ra chơi hoặc giờ sinh hoạt lớp hay trong phần củng cố của mỗi giờ học. Qua các trò chơi này, học sinh được tăng cường rèn luyện các kiến thức vừa được học, từ đó sẽ nhớ bài và vận dụng vào việc giao tiếp trong đời sống hằng ngày. 
Các trò chơi có thể vận dụng:
4.4.3.1. Trò chơi phỏng vấn:
* Mục đích: Luyện tập cách tự giới thiệu về mình và về người khác với thầy cô; bạn bè hoặc người xung quanh.
- Phân công: l học sinh đóng vai phóng viên truyền hình, còn l học sinh đóng vai người trả lời hoặc 1 học sinh đóng vai chị phụ trách, l học sinh đóng vai đội 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_thuc_hanh_ki_nang_giao_tiep_cho_ho.doc
Giáo án liên quan