SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng dấu phẩy
Dấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp (thay cho ngữ điệu khi nói). Nó có tác dụng làm cho nội dung câu văn mạch lạc, khúc triết, ngăn cách các thành phần trong câu. Việc dùng dấu câu không đúng sẽ làm cho nội đungiễn đạt bị sai lệch hoặc không rõ ràng.
Dấu phẩy là dấu câu có ý nghĩa cực kì quan trọng trong thực tế viết văn của học sinh. Việc sử dụng dấu phẩy liên quan nhiều đến sự phân biệt từ loại, phân biệt thành phần phụ của câu với nòng cốt câu.
ấm hỏi vào mỗi ô trống trong đoạn văn mà không có dấu hiệu viết hoa sau dấu chấm/ dấu chấm than. 4.2. Đối với học sinh Để dạy học sinh cách dùng dấu phẩy, tôi thực hiện theo 2 bước sau: Bước 1: Trước khi vào bài đầu tiên về dấu phẩy trong chương trình lớp 3, tôi dành khoảng 10 phút đầu ôn lại kiến thức lớp 2. Giáo viên có thể hỏi: - Dấu phẩy có những chức năng nào? - Để điền dấu phẩy vào câu văn, đoạn văn em thường làm gì? Bước 2: Tiến hành với từng dạng bài. 4.3. Cách dạy dạng bài 1 Để giúp học sinh nhận biết chức năng của dấu phẩy trong câu văn, giáo viên cần biết dấu phẩy có nhiều công dụng: ngăn cách các danh từ với cụm danh từ, động từ với cụm động từđi liền nhau trong câu; ngăn cách các thành phần nòng cốt câu với thành phần phụ trạng ngữ, ngăn cách hai hay nhiều chủ ngữ song song, vị ngữ song song. Nhưng khái niệm này giáo viên chưa nói cho học sinh biết mà học sinh chỉ biết với những tên gọi cụ thể là từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ sự vật, chỉ tính chất,Khái niệm chủ ngữ, vị ngữ cũng không được giới thiệu tường minh mà chỉ nhận diện các mẫu câu như Ai ? Làm gì? Như thế nào?... Mặt khác, trạng ngữ chỉ được hỏi theo cách tương tự với những câu hỏi Ở đâu? Khi nào? Để làm gì?...Do vậy khi dạy các bài tập sử dụng dấu phẩy, giáo viên cần sử dụng thích hợp các tên gọi sao cho học sinh dễ hiểu và nắm bài tốt. Sau đây là các cách dạy cho học sinh làm tốt dạng bài 1: 4.3.1. Hướng dẫn đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi kết hợp mô hình câu. Ví dụ 1: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau: Ở nhà em thường giúp bà xâu kim. Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng. Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. (Tiếng Việt 3- tập 2 trang 35) Để giúp học sinh nhận diện được những từ, cụm từ cần phân tách bằng dấu phẩy, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Câu 1: Em thường giúp bà xâu kim ở đâu?(ở nhà) Câu 2: Ở đâu Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng?(Trong lớp) Câu 3: Ở đâu những bài ngô bắt đầu xanh tốt?(Hai bên bờ sông) Học sinh dễ dàng điền được dấu phẩy ngay sau cụm từ: ở nhà, trong lớp, hai bên bờ sông. Lưu ý với mỗi câu hỏi mà giáo viên đưa ra, học sinh chỉ được trả lời một, một vật, một hành động hay một tính chất,... giúp cho học sinh tiếp nhận về mối quan hệ giữa việc dùng dấu phẩy với ý diễn đạt một cách có ý thức mà không xa rời ngữ cảnh. Ví dụ 2: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây: Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay. Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua. Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. (Tiếng Việt 3-tập 2 trang 70) Bài tập này rất khó, giáo viên có thể dùng câu hỏi kết hợp với mô hình câu hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu phẩy. Giáo viên đưa bảng ghi mô hình từng câu: a) Vì sao? Ai? Làm gì? Dạy dân những gì? Kết quả Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa Đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. GV có thể vừa hướng dẫn vừa làm mẫu câu a để học sinh nắm được cách làm theo mô hình câu. Tiếp tục, giáo viên hỏi: Vậy ta cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu a? Dựa vào đó học sinh dễ dàng nhận thấy chỗ cần điền dấu phẩy trong câu. Câu b) Tương tự như câu a với mô hình: “Vì sao?” và “Ai làm gì?” Học sinh điền được dấu phẩy đúng chỗ (Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.) Câu c) Có chứa trạng ngữ chỉ nguyên nhân khá phức tạp với ba cụm từ chỉ đặc điểm đi liền nhau. Giáo viên đưa mô hình câu: Vì sao? Ai? Thế nào? Vì những điều gì? Kết quả Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua. Sau đó, giáo viên hỏi: Vậy ta có thể đặt dấu phẩy ở những chỗ nào trong câu c? để học sinh nhận thấy chỗ cần điền dấu phẩy như kết quả trong bảng trên. Chú ý chỗ có từ “và” thì ta không cần điền dấu phẩy. Câu d) Tương tự như mô hình câu c, học sinh có thể điền được dấu phẩy: Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. Cuối cùng, giáo viên chốt kiến thức: Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Để làm gì? Bằng gì? với bộ phận chính của câu khi chúng đứng đầu câu văn. 4.3.2. Hướng dẫn đặt dấu phẩy bằng luyện đọc diễn cảm Ví dụ: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau: Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim,đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ họa sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. (Tiếng Việt 3-tập 2 trang 54) Cho học sinh đọc lớn trong nhóm hay cặp đôi và đến chỗ nào dừng thì gạch sổ phân cách. Cùng trao đổi sửa chữa lại các chỗ cần đặt dấu phẩy. (Mỗi bản nhạc/ mỗi bức tranh/ mỗi câu chuyện/ mỗi vở kịch/ mỗi cuốn phim,đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ/ họa sĩ/ nhà văn/ nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài/ say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời/ giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.) Như vậy ở đoạn văn này ta cần đặt dấu phẩy vào những chỗ gạch xiên. Với biện pháp này, yêu cầu học sinh phải đọc thật tốt, có ý thức tự rèn đọc và đọc diễn cảm hay để làm bài tập có kết quả. Giáo viên chốt: Dấu phẩy ngăn cách các từ, cụm từ cùng làm bộ phận chính thứ nhất hoặc cùng làm bộ phận chính thứ hai trong câu. Các em cần ngắt, nghỉ hơi chính xác sau dấu câu giúp người nghe hiểu đúng nội dung đoạn văn. 4.3.3. Hướng dẫn đặt dấu phẩy bằng cách sử dụng trò chơi tập trung. Ví dụ: Chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp: Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia-rai hay Ê-đê Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau. (Tiếng Việt 3- tập 1 trang 135) - Giáo viên gợi ý: Đoạn văn có 2 câu, câu một có 4 dấu phẩy, câu 2 có 2 dấu phẩy, các dấu phẩy ấy nên đặt vào đâu? - Chia lớp thành 4 nhóm: Các nhóm chép đoạn văn vào giấy khổ lớn rồi trao đổi xác định các chỗ cần đặt dấu phẩy. Thời gian khoảng 3 phút, các nhóm đính bài làm lên bảng lớp. - Giáo viên nêu đáp án được viết lên bảng phụ để học sinh đối chiếu, nhận xét: Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. - Gọi học sinh giải thích lí do điền dấu phẩy vào các vị trí đó của nhóm mình. - Giáo viên cùng học sinh chốt: Dấu phẩy được dùng để tách các từ, cụm từ cùng làm bộ phận chính thứ nhất, cùng làm bộ phận chính thứ hai trong câu. Với cách sử dụng trò chơi như trên sẽ giúp học sinh phát huy tinh thần hợp tác trong nhóm, khả năng tự phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời nắm chắc tác dụng của dấu phẩy. 4.3.4. Hướng dẫn đặt dấu phẩy bằng cách dùng hình ảnh. Sử dụng hình ảnh là biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học diễn ra nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao hơn. Trước hết, học sinh phải nêu và hiểu yêu cầu bài, sau đó giáo viên sử dụng hình ảnh để giải thích cho học sinh hiểu rõ hơn. Khi chúng ta đưa vào bài học những hình ảnh sẽ giúp cho học sinh phát huy được tính năng động và sáng tạo. Hình thức này áp dụng được với dạng bài tập này và còn áp dụng được với tất cả các môn học khác nhằm mục đích giải nghĩa nội dung của bài tập và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ: Bài tập 3 ( Tiếng việt 3, tuần 16 trang 135). Giáo viên đưa ra một số hình ảnh về dân tộc thiểu số để học sinh phân biệt sự khác nhau về phong tục, tập quán và hiểu rõ về các dân tộc thiểu số. Qua đó giới thiệu kĩ hơn để học sinh biết được Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc đang chung sống và hiểu nghĩa từ “đồng bào” đồng thời giúp học sinh biết mặc dù có sự khác nhau về phong tục, tập quán nhưng chúng ta cùng chung sống trên một đất nước thì phải yêu thương nhau. Dân tộc Kinh Dân tộc Gia – rai Dân tộc Ê – đê Dân tộc Ba - na Dân tộc Dao Dân tộc Mường Sau khi học sinh điền được dấu phẩy vào đoạn văn, giáo viên giúp học sinh rút ra tác dụng dấu phẩy: Dấu phẩy được dùng để tách các từ, cụm từ cùng làm bộ phận chính thứ nhất, cùng làm bộ phận chính thứ hai trong câu. 4.3.5. Hướng dẫn học sinh vận dụng, tự học và phát triển dạng bài. 4.3.5.1. Cách vận dụng vào nói, viết. Sau khi giải quyết xong bài tập bằng các cách làm như trên đã nêu, giáo viên có thể đưa thêm yêu cầu: Em hãy đọc lại câu văn(đoạn văn) vừa điền dấu phẩy. Nhớ ngắt nghỉ hơi cho đúng. Với yêu cầu này sẽ giúp các em biết cách đọc ngắt nghỉ hơi hợp lí khi gặp dấu câu, biết nghe và nhận xét cách dùng dấu câu của bạn. Trong các tiết tăng của buổi hai trong ngày, giáo viên có thể củng cố kiến thức về dấu phẩy qua yêu cầu như: Em hãy viết một câu văn(đoạn văn) trong đó có dùng dấu phẩy. Với yêu cầu này sẽ giúp các em rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy, đồng thời rèn kĩ năng viết đoạn văn cho các em. 4.3.5.2. Cá
File đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_3_su_dung_dau_phay.doc