SKKN Cách làm một số đồ chơi tự tạo nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ mẫu giáo

I. ĐẶC VẤN ĐỀ.

 1/ Cơ sở khoa học:

- Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất nặn để nặn thành nồi, chảo, bát , lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê

- Đối với trẻ nhỏ, dồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống.

- Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.

- Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được tự tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Cách làm một số đồ chơi tự tạo nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trẻ mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cơ sở vật chất tạo điều kiện cho tôi được đi học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, học tập tham quan ở các trường bạn. Đồng thời cũng tự nghiên cứu tài liệu, học hỏi trao đổi với đồng nghiệp.
Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, phối hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp những vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Các giáo viên trong trường tham gia nhiệt tình trong việc làm đồ chơi tự tạo.
Hạn chế:
Công việc bận rộn rất nhiều cũng không có thời gian đầu tư cho việc làm đồ dùng, đồ chơi để phổ biến cho các chị em giáo viên trong trường.
Đội ngũ giáo viên trong trường năng khiếu làm đồ dùng đồ chơi cũng còn nhiều hạn chế.
Cách làm một số đồ dùng, đồ chơi:
Ngay từ lúc còn nằm trong nôi, các bé đã biết tỏ thái độ vui vẻ, tay chân khua đập lung tung khi được ba mẹ treo những chiếc xúc xắc xinh xinh, những quả bóng bay các màu, những con búp bê nghộ nghĩnh đang đung đưa trước mặt bé. Trẻ thơ đang vui như vậy, nếu ta đột ngột cất đi những đồ chơi này, thì lập tức bé sẽ có phản ứng, lúc đầu là ngơ ngát rồi sau đó bật khóc. Lớn lên một chút khi trên tay bé biết cầm chặt, lúc này thì chúng ta khó có thể mà lấy được những đồ chơi mà bé cầm trong tay. Theo năm tháng, bé lớn lên thì có con búp bê xinh xinh, những chú gấu bông đã thực sự là những người bạn thân thiết và gần gũi nhất của bé trong mọi sinh hoạt của trẻ thơ, ngay cả trong lúc ăn, ngủ, vui chơi, trẻ vẫn có em búp bê hay bạn gấu bên mình..
Vây điều gì đã gắn bó và hấp dẫn trẻ với các đồ chơi con rối, thú bông đến thế? Phải chăng những đồ chơi này đã phần nào thỏa mãn được nhu cấu thiết yếu của trẻ thơ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng cô giáo nuôi dạy trẻ cần quan tâm đến:
+ Thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ.
Bé trai con tôi cũng đã từng hỏi tôi “Mẹ ơi!, ai là người làm ra những con rối này, mình làm được không mẹ?”. Từ lúc đó tôi tự nghĩ, mình phải làm gì để trả lởi được câu hỏi đó. Từ đó tôi luôn trăn trở, tìm tòi sáng tạo, tham khảo tài liệu, sách báo, được bạn bè tận tình góp ý, tôi đã vận dụng sáng tạo ra một đồ dùng có tên là “rối mở”. Phần nào thỏa mãn được nhu cầu của trẻ nhỏ.
2.1: Rối mở:
a) Nguyên liệu:
Vải vụn, bông, dây len, dây ru băng.
Giấy vẽ, màu sáp, giấy màu, hồ dán, keo
b) Cách làm:
Lấy một nắm bông xoay tròn và lấy vải bọc kín làm phần đầu của con rối. Lấy một miếng bìa nhỏ, cuốn tròn dạng ống (hay vỏ lọ hồ dán đã hết) để làm thân con rối, tiện cho việc sử dụng, điều khiển rối sau này.
Cách sử dụng: 
Với loại rối này, ta có thể sử dụng để làm các nhân vật truyện trong giờ làm quen văn học hay đưa vào hoạt động góc. Rối mở có thể sử dụng cho cả trẻ ở cả 3 khối lớp.
Ví dụ: Trẻ nhỏ, cô vẽ sẵn mắt, mũi, chân tay các con rối, trẻ chỉ tô màu và dán lên con rối đó là có thể chơi được. Với trẻ lớn hơn, cô để trẻ tự vẽ, cắt hoặc xé dán các bộ phận của con rối và dán lên con rối để chơi.
Loại rối này thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ:
Thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Trẻ chơi với đồ chơi
Thỏa mãn nhu cầu nhận thức: Vận dụng vốn kiến thức của trẻ để vẽ, cắt, xé dán các bộ phận của cơ thể.
Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng: Trẻ có thể tưởng tượng ra các nhân vật rối và làm theo ý thích của mình.
Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp: Hai trẻ sử dụng nhân vật rối và nói chuyện giao tiếp với nhau.
 2.2: Bảng đa năng
Nguyên liệu:
Xốp màu, bìa (lịch cũ có mặt trắng) dây len, gai dính
Cách làm:
Cắt miếng bìa hình chữ nhật bằng khổ giấy A4, sau đó dán những miếng gai dính nhỏ lên tấm bìa.
Cắt những bông hoa bằng xốp màu hoặc các loại rau, các con vật, phương tiện giao thông phù hợp với bài dạy và gắn gai dính ở mặt sau của hoa, con vật, PTGT (cô có thể vẽ cho trẻ tự cắt).
Buộc sợi giây len vào chính giữa cạnh trên của tấm bìa.
Kẻ viền xung quanh tấm bìa.
Làm hai túi nhỏ bằng nilon nhựa trong ở hai góc dưới của tấm bìa để đựng thẻ số.
Cách sử dụng:
Sử dụng trong giờ làm quen với toán, môi trường xung quanh qua trò chơi “Rung chuông vàng”.
Trong giờ làm quen với toán. Ví dụ Số 8 tiết 3: Chia nhóm có 8 đối tượng ra làm 2 phần. “Với trò chơi sợi dây thần kỳ”: Cách chơi: Trẻ sẽ dùng sợi dây chia, chia 8 bông hoa ra làm 2 phần theo ý thích và gắn thẻ số tương ứng.
Trò chơi “Rung chuông vàng”: Trò chơi này có thể tổ chức rất nhiều trong các môn học: Làm quen chữ cái, môi trường xung quanh, làm quen với toán Hay tổ chức được trong hoạt động ngoài trời
Cách chơi: 
Mỗi bạn chơi có một bảng và một rổ hoa. Cô giáo đưa ra câu hỏi để các bạn chơi cùng trả lời, mỗi câu trả lời đúng sẽ đươc gắn một bông hoa lên bảng của mình. Kết thúc cuộc chơi bảng của bạn nào có nhiều bông hoa nhất thì bạn đó sẽ được rung chuông vàng.
Ví dụ: Làm quen chữ cái: Chữ gì có một nét thẳng và một nét cong hở trái? => chữ b
Làm quen môi trường xung quanh: Bé hãy kể tên 4 con côn trùng có ích hoặc hãy kể tên 5 loại rau ăn lá
Làm quen với toán: 3 bông hoa thêm 4 bông hoa là mấy bông hoa?.
Trong giờ làm quen môi trường xung quanh: Nhận biết phân biệt một số con vật sống trong gia đình. Cô tổ chức cho trẻ phân loại nhóm con vật có 2 chân đẻ trứng, có 4 chân đẻ con trên bảng đa năng rồi cho trẻ gắn số tương ứng. Tương tự như thế với các bài phân nhóm các loại rau, phân nhóm các phương tiện giao thông, phân nhóm đồ dùng theo công dụng
 2.3: Sâu con học chữ, học toán:
 * Nguyên liệu: 
Vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, cốc nhựa cũ, bóng nhựa, xốp màu, gai dính, dây điện, thẻ chữ cái, thẻ số
Cách làm:
Lấy quả bóng nhựa làm đầu của sâu, cắt xốp màu làm mắt mũi miệng, chân của sâu.
Lấy dây điện làm râu của sâu.
Lấy các vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, bóng nhựa, làm thân của con sâu.
Làm gai dính giữa các thân của con sâu và trên thân sâu để gắn thẻ số và thẻ chữ cái khi cần thiết.
 b) Cách sử dụng:
Được sử dụng trong giờ làm quen với toán và làm quen môi trường xung quanh.
Trong giờ làm quen với chữ cái: Cô đố trẻ bên trái chữ u là chữ gì? Hoặc bên phải chữ d là chữ gì?
Cô vừa củng cố được chữ cái và củng cố được bên phải, bên trái cho trẻ.
Trong giờ làm quen với toán:
Trẻ sắp xếp các số trên thân con sâu từ 1 đến 10
Xác định được số liền trước, số liền sau của các số trong dãy số tự nhiên => Khi các số được gắn trên thân con sâu, trẻ dễ dáng xác định hơn là khi cô chỉ gắn một dãy số tự nhiên lên bảng từ 1 – 10.
Trong giờ làm quen môi trường xung quanh: Con vật đứng trước con chó là con gì? Con vật đúng sau con mèo là con gì?
 2.4: Bảng zic zắc.
Nguyên liệu: Đinh mũ, đề cal, nilon trong, gỗ ép, bìa cứng, các thẻ chữ cái, chữ số, lô tô môi trường xung quanh
Cách làm: 
Đóng đinh mũ lên tấm gỗ ép, khoảng cách giữa 2 đinh lớn hơn đường kính hình tròn cần thả.
Làm các ô vuông ở phía dưới bảng để giữ hình tròn sau khi rơi. Trên ô vuông làm túi nilon đề cài thẻ chữ cái và lô tô môi trương xung quanh.
Một hình bằng bìa cứng có dán đề can mỏng.
Làm các mép bao xung quanh không cho hình tròn rơi ra ngoài.
 c) Cách sử dụng
Trong giờ làm quen chữ cái: Cô thả hình tròn zic zắc, rơi vào ô chữ cái nào, trẻ phát âm to chữ cái đó.
Trong giờ làm quen môi trường xung quanh: Hình tròn zic zắc rơi vào lô tô nào, trẻ phải đọc to tên gọi hoặc nhóm của lô tô đó.
 2.5: Rối tay, rối ngón tay:
Nguyên liệu:
Xốp màu, bìa màu, hồ dán, lò xo, kéo, dập gim súng bắn keo.
Cách làm:
Vẽ hình các con vật (nhân vật rối) lên giấy A4.
Cắt những hình con vật đó bằng xốp màu (bìa màu) ở dạng phẳng.
Cuộn các hình đã cắt sang dạng khối để tạo thành các bộ phận của con vật; Đầu, thân.
Gắn các bộ phận với nhau để tạo thành con vật hoàn chỉnh.
Lấy xốp màu hoặc bìa cứng cuộn tròn dạng ống bằng ngón tay hoặc bàn tay gắn vào con rối để thuận lợi cho việc sử dụng và điều khiển rối.
Có thể gắn một đoạn lò xo giữa đầu và thân các con vật để nó thêm sinh động.
Cách sử dụng:
Với loại rối này ta có thể sử dụng để làm các nhân vật trong môn làm quen văn học. (ví dụ: ở trẻ nhỏ trẻ sử dụng những con rối này để cùng nhau kể lại chuyện hay tự nghĩ ra nội dung câu chuyện để kể dựa vào những con rối sẵn có. Trẻ lớn thì cô vẽ những nhân vật và phôtô làm nhiều bản để cho trẻ tự tô màu các con rối. Trẻ tự làm rối bằng cách cắt và dán ghép các bộ phận của các nhân vật rối lại với nhau và trẻ được chơi với những con rối mà mình vừa làm ra. Khi đó trẻ rất hứng thú.
 2.6: Rối túi:
Nguyên liệu:
Giấy màu, lịch cũ, giấy gói hoa, xốp màu, giây nilon, len, đề can, vỏ bao xi măng.
Cách làm:
Lấy vỏ bao xi măng, giấy màu, lịch cũ. Để gấp và dán thành chiếc túi có những màu phù hợp với nhân vật rối.
Tạo hình nhân vật:
Vẽ hình các nhân vật trên giấy.
Cắt và dán các nhân vật bằng xốp màu, đề can, giấy màu.
Làm tóc, quần áo, nơ cho các nhân vật bằng các nguyên vật liệu tận dụng như dây nilông làm tóc, lịch cũ, giấy gói hoa làm quần áo, làm nơ, bông hoặc len làm tóc, làm lông cho các nhân vật.
Gắn các nhân vật vào túi để sử dụng:
Gắn đầu nhân vật vào đáy túi
Gắn thân nhân vật vào thân túi.
Có thể gắn gai dính vào túi và các nhân vật để thuận tiện cho việc thay đổi các nhân vật khi sử dụng.
 c) Cách sử dụng:
Với loại rối này ta có thể sử dụng trong giờ làm quen văn học: là nhân vật trong các câu chuyện, bài thơ.
 2.7. Đồ dùng học toán: (tạo từ những hình hình học cơ bản; Hình tròn, hình chữ nhật)
a. Nguyện liệu: 
Bìa màu, hồ dán, kéo.
Lịch treo tường cũ, thiếp mời.
b. Cách làm: 
* Đồ dùng hình chữ nhật
Vẽ mẫu các nhân vật lên giấy A4.
Lấy mẫu đó gấp đôi lại đặt trên bìa màu để cắt theo mẫu.
Lấy mẫu đã cắt được dán lên nền đen và cắt viền.
Gài phần bụng của đồ chơi lại đề con vật có thể đứng được.
* Đồ dùng từ dạng hình tròn:
Bìa màu, lịch treo tường cũ, thiếp mời cắt thành những hình tròn to nhỏ khác nhau đề tạo thành hình các con vật;
Ví dụ: Làm con bướm: 
Lấy một hình tròn cuộn lại làm thân bướm.
Lấy một hình tròn khác cắt đôi lại làm cánh bướm.
Lấy một hình tròn nhỏ làm đầu bướm.
Gắn các bộ phận lại với nhau và thêm các chi tiết phụ như: mắt, mũi, râu, hoa văn trên 

File đính kèm:

  • docskkn_cach_lam_mot_so_do_choi_tu_tao_nham_nang_cao_hieu_qua_c.doc