Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1. Mô hình sinh hoạt truyền thống và những bất cập

a. Giải quyết các công việc hành chính

 Hầu hết các buổi sinh hoạt chuyên môn (SHCM) hiện nay sa vào hình thức hành chính là chủ yếu. Tổ trưởng là người điều hành các tổ viên hoàn thành các thao tác lặp lại như: đánh giá nhận xét quá trình hoạt động trong tuần, triển khai một số công việc mới trong thời gian tới. Nếu chuẩn bị có thao giảng, chuyên đề thì tất cả cùng tập trung bàn bạc, góp ý xoay quanh tiết dạy đó.

b. Lối sinh hoạt truyền thống - “ngôi nhà mới xây trên nền đất cũ”.

 Các buổi sinh hoạt tổ, nhóm, khối chuyên môn được coi là những buổi tập huấn mini trong nội bộ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và đặc biệt là chỉnh đốn lại năng lực sư phạm cho GV theo chuẩn nghề nghiệp. Thực tế cho thấy không phải các trường thiếu hoạt động này mà hơn thế nữa những hoạt động dự giờ, thăm lớp đánh giá luôn diễn ra đều đặn và nghiêm túc. Tuy nhiên, các sinh hoạt chuyên môn vẫn đi theo truyền thống cũ tạo nên một lối mòn khó có thể thay đổi được. Chính điều này đã làm cho việc đổi mới PPDH thiếu đồng bộ theo kiểu “ngôi nhà mới xây trên nền đất cũ”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 
1. Mô hình sinh hoạt truyền thống và những bất cập
a. Giải quyết các công việc hành chính
	Hầu hết các buổi sinh hoạt chuyên môn (SHCM) hiện nay sa vào hình thức hành chính là chủ yếu. Tổ trưởng là người điều hành các tổ viên hoàn thành các thao tác lặp lại như: đánh giá nhận xét quá trình hoạt động trong tuần, triển khai một số công việc mới trong thời gian tới. Nếu chuẩn bị có thao giảng, chuyên đề thì tất cả cùng tập trung bàn bạc, góp ý xoay quanh tiết dạy đó.
b. Lối sinh hoạt truyền thống - “ngôi nhà mới xây trên nền đất cũ”.
	Các buổi sinh hoạt tổ, nhóm, khối chuyên môn được coi là những buổi tập huấn mini trong nội bộ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và đặc biệt là chỉnh đốn lại năng lực sư phạm cho GV theo chuẩn nghề nghiệp. Thực tế cho thấy không phải các trường thiếu hoạt động này mà hơn thế nữa những hoạt động dự giờ, thăm lớp đánh giá luôn diễn ra đều đặn và nghiêm túc. Tuy nhiên, các sinh hoạt chuyên môn vẫn đi theo truyền thống cũ tạo nên một lối mòn khó có thể thay đổi được. Chính điều này đã làm cho việc đổi mới PPDH thiếu đồng bộ theo kiểu “ngôi nhà mới xây trên nền đất cũ”.
	- Dự giờ chỉ chú ý cách dạy của thầy và khi đánh giá chỉ góp ý, rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy (chú ý quá nhiều vào bài dạy)
	- GV giảng dạy chuyên đề, thao giảng thường đi theo một khung chương trình sẵn có, phản ánh trung thành kiến thức trong sgk chứ rất ít quan tâm đến tầm đón nhận của học sinh
	- Giờ dạy minh họa thường nặng chất phô diễn vì GV sợ bị đánh giá thiếu năng lực
c. Hệ quả tất yếu
	- Giờ dạy mang tính nhồi nhét, học sinh “khó tiêu”
	- Ít quan tâm đến học sinh yếu, sợ các em làm ảnh hưởng đến tiết dạy, cháy giáo án
	- Trong qua trình đánh giá, người dự giờ do chỉ chăm chăm vào GV nên mọi ý kiến mổ xẻ đều hướng về người dạy mà bỏ quên người học. Chính vì thế kết quả học tập của HS ít được cải thiện, nhất là các đối tượng yếu kém vì luôn bị “bỏ rơi”. HS giỏi xa cách HS yếu kém, còn HS yếu kém lại tự ti sợ học, chán chường và dẫn đến bỏ học…
2. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
-Là một trong các nội dung đổi mới SHTCM. 
-Tiết dạy là công trình tập thể
- Các bước đổi mới SHTCM theo nghiên cứu bài học:
	+ Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu
	+ Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.
	+ Suy ngẫm và thảo luận bài học.
	+ Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.
a. Phá bỏ khuôn thước trong dự giờ
	- Gv chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai bên để tiện quan sát học sinh
	- Người dự có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học sinh
	- Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của học sinh trong giờ học
b. Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận
	- Chú ý trả lời hệ thống câu hỏi:
HS học như thế nào?
 	Lớp dạy đang gặp khó khăn gì? 
Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho HS không? 
Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không? 
Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...
c. Không có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án phù hợp với khả năng của học sinh trong từng lớp
 - SHCM theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh giá giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và kịp thời có biện pháp khắc phục. Không chỉ tạo cơ hội cho mọi cá thể được tham gia vào quá trình học tập mà cách làm này còn giúp GV chủ động điều chỉnh cách dạy “hợp gu” với đối tượng HS lớp mình, trường mình hơn. 
- GV có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thời lượng bài học sao cho sát với thực tế
- Nên tìm ra giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, đừng hướng đến những cái cao siêu trong khi khả năng lĩnh hội của học sinh còn hạn chế.
d. Cách thức tiến hành
	- Tổ chức một tiết dạy minh họa (nên GV “có sao làm vậy” không cần dạy trước, luyện tập trước cho HS theo kiểu đối phó.)
- GV đến dự giờ, tập trung vaò cả hai hoạt động giảng dạy của thầy và quan sát hoạt động của trò (sử dụng các phương tiện để quan sát, ghi chép, quay phim…)
	- Tổ chức SHCM, trình chiếu lại quá trình quan sát, ghi chép
	- Bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy GV và học tập của HS, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp thời. (Các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết quả cao hay không? Suy nghĩ của cả nhóm là bằng mọi cách phải tìm ra được nguyên nhân vì sao HS chưa tích cực tham gia vào hoạt động học và học chưa đạt kết quả như ý muốn… Trên cơ sở đó cùng đưa ra biện pháp hữu hiệu có thể chỉnh sửa cách dạy, xén gọt bớt nội dung sao cho phù hợp với từng con người riêng lẻ, rút ra kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy.)
	- Sau tiết dạy không đánh giá xếp loại khá, giỏi hay trung bình theo các tiêu chí đã được định sẵn như trước đây mà chỉ đánh giá khả năng lĩnh hội tri thức của HS trong lớp mà thôi.Tuy nhiên thước đo thành bại tiết dạy là ở thái độ, hành vi, phản úng của học sinh trong giờ dạy đó và đây là nguyên tắc đầu tiên khi tiến hành nghiên cứu bài học.

File đính kèm:

  • docSINH HOAT TO CHUYEN MON THEO NGHIEN CUU BAI HOC.doc
Giáo án liên quan