Sinh hoạt chuyên đề - Tuần 1
2. Tổ chức tìm hiểu về truyền thống nhà trường
Trường THCS Cam Nghĩa được thành lập theo quyết định số 1114/2000-QĐ-UB ngày 24 tháng 7 năm 2000 của UBND tỉnh Quảng Trị.
Năm 2005 theo quyết định số 73/QĐ-UB. Ngày 25 tháng 1 năm 2005 của UBND huyện Cam Lộ trường THCS xã Cam Nghĩa được đổi tên thành trường THCS Tôn Thất Thuyết.
Quá trình hình thành và phát triển trường THCS Tôn Thất Thuyet.
Tháng 8 năm 2000 sau khi được thành lập trường THCS Tôn Thất Thuyết đi vào hoạt động. Ban đầu, thầy và trò tiếp quản cơ ngơi của trường TH số II Tân Lâm với 4 gian nhà cấp 4 và một hội trường của nông trường Tân Nghĩa, đóng tại thôn Nghĩa Phong- bây giờ thuộc trường MN Hoa Mai. Số lớp lúc đó là 11 lớp với 372 học sinh. Số HS giỏi các cấp rất mỏng, điều kiện học tập khó khăn. Giáo viên ban đầu có số lượng là 13 thầy cô gồm 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng và 11 giáo viên. Trường rất rậm rạp bởi cây cối lâu ngày không phát quang. Không đủ phòng học phải mượn phòng học một lớp tại trường TH Tân Lâm II (nay là trường TH lý Tự Trọng). Tháng 10/2000 được cấp trên điều động thêm 10 giáo viên (kể cả hợp đồng) nên Nhà trường có tất cả 22 cán bộ giáo viên.
BÀI 1: CHÀO CỜ TUẦN ĐẦU TIÊN-NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian: Ngày 25/8/2014 1. Nắm sĩ số các lớp đầu năm Lớp TSHS Có mặt Nữ GVCN Lớp TSHS Có mặt Nữ GVCN 9A 35 Bình 7A 30 Linh 9B 32 Thông 7B 30 Phượng 8A 26 Đ.Yến 7C 29 Tỉnh 8B 25 Hà 6A 37 Hoa 8C 26 H. Chung 6B 35 Trung Thầy cô giáo có mặt: Buổi sáng: ……………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Buổi chiều: ……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. 2. Tổ chức tìm hiểu về truyền thống nhà trường Trường THCS Cam Nghĩa được thành lập theo quyết định số 1114/2000-QĐ-UB ngày 24 tháng 7 năm 2000 của UBND tỉnh Quảng Trị. Năm 2005 theo quyết định số 73/QĐ-UB. Ngày 25 tháng 1 năm 2005 của UBND huyện Cam Lộ trường THCS xã Cam Nghĩa được đổi tên thành trường THCS Tôn Thất Thuyết. Quá trình hình thành và phát triển trường THCS Tôn Thất Thuyet. Tháng 8 năm 2000 sau khi được thành lập trường THCS Tôn Thất Thuyết đi vào hoạt động. Ban đầu, thầy và trò tiếp quản cơ ngơi của trường TH số II Tân Lâm với 4 gian nhà cấp 4 và một hội trường của nông trường Tân Nghĩa, đóng tại thôn Nghĩa Phong- bây giờ thuộc trường MN Hoa Mai. Số lớp lúc đó là 11 lớp với 372 học sinh. Số HS giỏi các cấp rất mỏng, điều kiện học tập khó khăn. Giáo viên ban đầu có số lượng là 13 thầy cô gồm 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng và 11 giáo viên. Trường rất rậm rạp bởi cây cối lâu ngày không phát quang. Không đủ phòng học phải mượn phòng học một lớp tại trường TH Tân Lâm II (nay là trường TH lý Tự Trọng). Tháng 10/2000 được cấp trên điều động thêm 10 giáo viên (kể cả hợp đồng) nên Nhà trường có tất cả 22 cán bộ giáo viên. Kết thúc năm học đầu tiên: Chât lượng 2 mặt năm học: Chất lượng Giỏi (Tốt) Khá TB Ghi chú SL % SL % SL % Học lực 43 11,6 177 47,6 152 40,8 Hạnh kiem 225 60,5 140 37,6 7 1,9 Học sinh giỏi cấp huyện đạt 2 giải trong đó có 01 giải nhất môn Địa lý và 1 giải khuyến khích môn Văn. Tập thể nhà trường được UBND huyen tặng danh hiệu tiên tiến cấp huyện, Công đoàn vững mạnh, huyen đoàn tặng danh hieu Lien Đội TNTP Hồ Chí Minh mạnh cấp huyện. Năm học 2002-2003, được Đảng và Nhà nước quan tâm, tổ chức nhân đạo PLAN giúp đỡ đã xây dựng cho thầy trò THCS Cam Nghĩa một ngôi trường hai tầng khang trang hơn với 8 phòng học và 2 phòng nhỏ để làm việc. Ngôi trường được đóng trên địa bàn thôn Phương An Qua 14 năm hình thành và phát triển số lượng học sinh và thầy cô luôn diễn biến và thay đổi; Số thầy cô đến công tác tại trường cả cũ lẫn mới là 95 người; Đà chuyển đi, nghỉ hưu, qua đời là 63 người. Số lớp luôn biến động có năm học lên đến 18 lớp với 672 HS. Đến nay trường chỉ còn hơn 300 HS được chia thành 10 lớp. Chất lượng học tập trong năm học qua: HSG cấp huyện có 9 giải trong đó có 1 giải Nhì; 3 giải Ba và 5 giải KK; Thi TDTT có 3 giải: 1 giải Nhì; 2 giải Ba Chất lượng đại trà: Giỏi Khá Trung bình Yếu kém Học lực 46 = 14,6% 120 = 38% 132 = 41,8% 18 = 5,7% Hạnh kiểm 202 = 63,9% 92 = 29,1% 22 = 7% 3. Thông báo học sinh đầu năm: Toàn trường có 304 học sinh; trong đó K9: 67; K8: 76; K7: 89; K6: 72 ( qua thống kê kể cả HSY chưa xét lên lớp, ở lại); được chia thành 10 lớp; HS khuyết tật: 9 em gồm: K9: 1; K8: 3; K7: 2; K6:1 Tổ chức và bộ máy nhà trường: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường là 32 người trong đó có 27 người được biên chế còn 5 thầy cô hợp đồng; 4. Tìm hiểu và nắm được điều lệ, quy chế nhà trường; qui chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh về học tập và rèn luyện; nội qui, quy định của nhà trường. - Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị học tập, vị trí phòng học, phòng bộ môn; thư viện, hệ thống công nghệ thông tin - truyền thông, phòng truyền thống, sân chơi, bãi tập, nhà thi đấu thể dục thể thao, nhà ăn, khu nội trú (nếu có), công trình nước và vệ sinh, bảo vệ môi trường, trang phục, đồ dùng học tập và rèn luyện của học sinh khi đến trường; - Hướng dẫn học sinh chăm sóc và sử dụng các công trình phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường. 5. Tìm hiểu về chương trình giáo dục - Tổ chức học tập, giới thiệu để giúp học sinh làm quen với mục đích, yêu cầu, chương trình học tập và giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường, lớp; làm quen với môn học/hoạt động giáo dục mới một cách tích cực, chủ động; - Giới thiệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo nhằm khơi dậy trong các em sự yêu thích và hứng thú đối với môn học. 6. Hướng dẫn tham gia một số hoạt động trong và ngoài nhà trường - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về xây dựng cảnh quan sư phạm và môi trường thân thiện trong nhà trường (xây dựng, giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; học tập và rèn luyện có hiệu quả; rèn luyện kỹ năng sống; các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và vui chơi lành mạnh...); - Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. II. Yêu cầu tổ chức các hoạt động 1. Việc tổ chức các hoạt động đầu năm học phải phù hợp với điều kiện nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý học sinh, gắn với thực tế của địa phương; thực sự có tác dụng, hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp học, tránh việc tổ chức máy móc, hời hợt, qua loa; phải tạo được niềm tin cho học sinh và không khí vui tươi, phấn khởi trong nhà trường. Khuyến khích các cơ sở GDTrH, GDTX xây dựng quy định về văn hóa nhà trường. 2. Các hoạt động cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự quản của học sinh trong việc tổ chức các hoạt động, gắn với các hoạt động đầu năm học của nhà trường, đặc biệt là các hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường học thân thiện, học sinh tích cực. 3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ và phối hợp của đại diện Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể địa phương, đại diện các thế hệ học sinh của trường nay đã trưởng thành, ban đại diện cha mẹ học sinh. QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH (Ban hành kèm theo quyết định số …./QĐ ngày 25/09/2010 của hiệu trưởng trường THCS Tôn Thất Thuyết) 1 - Đối với gia đình: - Lễ phép, kính trọng và vâng lời ông, bà, cha, mẹ và người lớn tuổi. - Nhường nhịn, chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ. - Tham gia giúp đỡ công việc gia đình tùy theo sức của mình. - Giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. - Cùng chia sẽ khi gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. 2 - Ứng xử với thầy cô giáo: - Tôn trọng, lễ phép và vâng lời thầy cô giáo. - Biết bày tỏ ý kiến, quan điểm và nguyện vọng trước thầy cô giáo. - Tích cực hợp tác thầy cô trong việc trong mọi hoạt động giáo dục ở nhà trường. 3 - Ứng xử với việc học tập - rèn luyện: - Đi học đúng giờ, đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập. - Học sinh khi đến trường phải thuộc bài cũ, chuẩn bị bài đầy đủ theo yêu cầu của thầy cô giáo. - Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài. Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. - Trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử. - Tham gia đầy đủ, nhiệt tình trong mọi hoạt động học tập do nhà trường, lớp tổ chức. Xây dựng đôi bạn cùng tiến, hướng dẫn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Tích cực sáng tạo vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Biết chia sẻ kinh nghiệm và tài liệu học tập, 4 - Ứng xử với bạn bè: - Vui vẽ, hòa nhã, biết gọi “bạn” xưng “tôi” trong giao tiếp. - Biết tôn trọng, yêu quý lẫn nhau. - Biết cảm thông và chia sẽ với những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn. - Biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mình làm điều sai với bạn. - Biết tha lỗi khi bạn làm sai với mình. - Trong học tập biết giúp đỡ, hướng dẫn tận tình các bạn học yếu. Chịu khó học tập bạn tốt để cùng nhau tiến bộ. 5 - Ứng xử với trường lớp và nơi công cộng: - Có trang phục giản dị, hợp lý. Thái độ khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. - Giữ gìn và bảo vệ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - Biết làm trường lớp luôn luôn sạch sẽ, an toàn. - Chăm sóc, bảo vệ các loài cây trồng luôn làm môi trường sống xanh, sạch, đẹp. - Chấp hành đầy đủ yêu cầu của Điều lệ trường Trung học, nội quy trường lớp và nơi công cộng. Chấp hành tốt ATGT được quy định trong Bộ luật hình sự . 6 - Đối với thôn, xóm, nơi cư trú - Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo đúng mực, lịch sự, lễ phép; phải biết giúp đỡ và chia sẻ khi gia đình khác gặp khó khăn; không cãi cọ, xích mích, trả thù vặt. - Phải tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không làm mất vệ sinh chung. - Phải chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân, không vi phạm các quy định đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện. Quyết tâm của năm học 2014-2015: HSG huyện HSG Tỉnh: Chất lượng đại trà cao hơn năm trước
File đính kèm:
- Sinh hoat chuyen de tuan 1.doc