Sinh hoạt chuyên đề chào cờ

1. Đánh giá hoạt động tuần học thứ hai:

- Đã đi vào nề nếp các hoạt động của năm học được diễn ra bình thường. Tuy vậy vẫn lác đác ở các lớp vẫn có học sinh nghỉ học, chưa chuyên cần.

- Hạn chế: Lớp trực tuần 8c-7c chưa tốt về vệ sinh cầu thang và tiền sãnh. Do đó các lớp trực tuần cần chú ý công tác vệ sinh cầu thang 2 dãy nhà.

2. Hoạt động tuần tới: trao đổi 2 nội dung:

2.1 Những quy định của nhà trường: - Thực hiện đúng theo cam kết đầu năm về ATGT và lưu thông trên đường đi học (đội mũ BH).

- Ghi chép: Tiêu đề bằng chữ in, mực đỏ; phần dặn dò về nhà ghi bằng mực đỏ cuối vở học. Sau mỗi bài học gạch hết bài để chuyển sang bài khác; Khi ngồi học giờ nào việc ấy không có chạy lộn xộn khi GV vào lớp, vở của tiết học đã đặt sẵn lên bàn của chổ ngồi, không có tình trạng thầy cô vào lớp vẫn còn loay hoay tìm vở, lục lọi dưới ngăn bàn, . Chú ý thời gian ra vào lớp nghiêm túc (vì nếu không nghiêm túc thì người thiệt thòi là các em)

- Chuẩn bị bài và học bài trước khi đến lớp, không chạy theo học để lấy điểm rồi bỏ bê mà học liên tục theo yêu cầu ngày có bài nào thì học bài ngày ấy.

- Chấp hành nghiêm túc sự phân công của GVCN, của GV bồi dưỡng, GVBM và của nhà trường, Đoàn-Đội. Nghiêm cấm việc đưa điện thoại di động hoặc các thiết bị thu phát đến trường lớp trong các giờ học chính khóa và các hoạt động của nhà trường, trog khuôn viên trường.

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh hoạt chuyên đề chào cờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đừng hoãn lại hôm sau những gì mình làm được hôm nay. 
9/ Đừng để những thay đổi quan trọng trong cuộc sống xảy ra liên tục trong thời gian quá gần nhau. Những căng thẳng chồng chất sẽ làm bạn không đủ thời gian để giải quyết. 
10/ Dành thì giờ để làm việc mình ưa thích, hoặc chỉ ngồi mà mơ mộng vẩn vơ. 
11/ Mỗi ngày thực hiện hai lần thư giãn (mỗi lần 15 phút).  
12/ Hãy tập thể dục, hãy làm tiêu hao bớt năng lượng. Hans Selye nói "Như khi ta đói thì ăn ngon miệng hơn, ta cần phải mệt thì nghỉ ngơi mới thoải mái trọn vẹn". 
13/ Thỉnh thoảng để xe ở nhà mà đi bộ. 
14/ Đừng hy sinh thì giờ nhàn rỗi của mình. 
15/ Hãy sống điều độ, dùng thức ăn đầy đủ, đúng bữa và ngủ đủ giấc. 
16/ Hãy bắt đầu với bữa ăn sáng đầy đủ chất bổ. 
17/ Hãy mỉm cười! Tương quan của bạn với những người xung quanh sẽ tốt hơn. 
18/ Hãy hít sâu vào khi mình bực bội. Khi chú ý đến hơi thở thì nỗi bực tức đã vơi đi một nửa rồi. 
19/ Hãy học cách yêu đương (bằng những cử chỉ âu yếm). Tình yêu là liều thuốc an thần tốt nhất. 
20/ Tránh xa tiếng ồn, đừng xem truyền hình trong khi ăn. Hãy tìm cho mình những giây phút thinh lặng và yên tĩnh.
5. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau:
- ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ.
- biết xác định được những địa chỉ đáng tin cậy.
- Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
- Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
Khi tìm đến các địa chỉ cần hỗ trợ, chúng ta cần:
- Cư xử đúng mực và tự tin.
- Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.
- Giữ bình tĩnh khi gặp sự cố đối xử thiếu thiện chí. Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiên nhẫn nhưng không sợ hãi.
- Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm kiếm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác, người khác.
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cái nhìn mới và hướng đi mới.
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ rất cần thiết để giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng. Đồng thời để phát huy hiệu quả của kĩ năng này, cần kĩ năng lắng nghe, khả năng phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách giải quyết tối ưu sau khi được tư vấn.
6. Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
Để thể hiện sự tự tin cần có những biện pháp sau:
1. Thích chính mình  
Bước đầu tiên để tự tin hơn là phải chấp nhận và yêu thích bản thân. Bạn nên liệt kê tất cả những đặc điểm tích cực và điểm mạnh của mình trên một tờ giấy hoặc quyển sổ. Bằng cách này, bạn sẽ tự nhắc nhở rằng mình cũng có rất nhiều tố chất đáng quý như những người khác. Từ đó, bạn sẽ yêu thích bản thân và cảm thấy tự tin hơn nhiều.  
2. Tham gia các hội thảo 
Cách rất tốt để tăng thêm tự tin là bạn hãy tham gia các hội thảo chuyên đề về bí quyết và hướng dẫn có được tự tin do những chuyên gia trình bày. Bạn có thể lấy những ý chính hoặc quan sát những cử chỉ và phong thái mà họ thể hiện.  
3. Động viên bản thân 
Dù chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn hay bài diễn văn, bạn hãy luôn tự nhủ rằng bạn sẽ làm được. Hãy động viên bản thân mỗi ngày và bạn sẽ thấy sự tự tin của mình không ngừng tăng lên. Một cách khác là hàng ngày sau khi đi học hoặc đi làm về, bạn nên liệt kê ít nhất 4 việc mà bạn đã làm tốt trong ngày hôm đó.  
4. Vượt qua nỗi sợ hãi 
Một số người lo sợ họ sẽ không thể thành công trong bất cứ việc gì. Điều đó sẽ là một bất lợi và làm mất sự tự tin của bạn vào chính mình, thậm chí cả những việc trong cuộc sống. Để từ bỏ cảm giác ấy, bạn hãy luôn nhắc nhở mình, sẽ không làm bất cứ việc gì một khi còn nỗi lo mình sẽ thất bại. Hãy tích cực và hãy làm việc hăng say. 
5. Chấp nhận thất bại 
Nếu bạn luôn luôn khóc lóc sau những thất bại, thì bạn sẽ chẳng thể nào tiến bộ được. Hãy nhớ rằng, những sai lầm và những thất bại đã qua không thể đảo ngược lại. Một người tự tin luôn nhìn về quá khứ để sống cho hiện tại và hướng đến tương lai. Nếu bạn thất bại một lần, không sao cả, hãy lấy nó làm bài học cho mình. 
7. Kĩ năng giao tiếp
 Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng.
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếm soát cảm xúc. Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.
8. Kĩ năng lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.
Người có kĩ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng.
Kĩ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.
9. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ
Kĩ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đa văn hóa, đa sắc tộc. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế cảm xúc.
10. Kĩ năng thương lượng.
Thương lượng là khả năng trình bày, suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc một vấn đề gì đó.
Kĩ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kĩ năng giao tiếp như lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn. Một người có kĩ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giả quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên.
Kĩ năng thương lượng có liên quan đến sự tự tin, tính kiên định, sự cảm thông, tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác và khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân.
11. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó.
Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa,…Mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên.
Có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn. Mỗi người sẽ có cách giải quyết mâu thuẫn riêng tùy thuộc vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử cũng như khả năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn.
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.
Yêu cầu trước hết của kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kĩ năng giải quyết vấn đề. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với nhiề

File đính kèm:

  • docSinh hoat chuyen de chao co tuan 3.doc
Giáo án liên quan