Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các trò chơi trong những tiết dạy học Toán THCS

I. MỞ ĐẦU:

 1. Cơ sở và lí do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết, năm học 2010-2011 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm học thứ nhất thực hiện phương pháp dạy học tích cực,năm thứ năm cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT, năm học thứ ba thực hiện chỉ thị của Bộ GD&ĐT về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mục tiêu chủ yếu của việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là làm sao tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, lành mạnh, đảm bảo sự gần gũi, gắn bó với nhân dân, xã hội, phụ huynh, học sinh, luôn tạo được sự thỏa mái, bình yên, hứng khởi cho từng học sinh, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả cao,

 

doc16 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các trò chơi trong những tiết dạy học Toán THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phải cho chơi thử trước).
- Động viên học sinh chơi nhiệt tình, hết mình .Song, phải đảm bảo nề nếp, nội qui nhà trường.
2. Một số trò chơi điển hình trong tiết dạy học Toán:
 Khi thực hiện các trò chơi, để thuận tiện cho việc di chuyển của các đội chơi một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, mỗi lớp có thể chia từ 9 đến 10 đội chơi, mỗi đội từ 4 đến 5 người (Theo cấu trúc bàn có 2 chỗ ngồi). Các ví dụ ở trong những trò chơi dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, giáo viên có thể linh hoạt bố trí nội dung chơi cho phù hợp với lớp mình đang giảng dạy. 
2.1 Trò chơi “Chung sức”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện tính trách nhiệm, cộng đồng cho học sinh.
- Thay vì dùng phương pháp thảo luận nhóm bình thường mà chúng ta thường 
hay sử dụng, thì trò chơi “Chung sức” sẽ giúp học sinh thảo luận nhóm một 
cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không bị gò ép, rập khuôn.
- Nhờ sự “Chung sức” của mỗi đội chơi, nhất là sự đóng góp, diễn giải của 
những học sinh tích cực, học sinh khá-giỏi, các em học sinh trung bình, yếu, kém sẽ có thêm cơ hội để nắm bắt kiến thức đã học, có cơ hội để lấy điểm về mình nếu các em làm khá đạt yêu cầu.
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài toán và đáp án có nội dung liên quan đến tiết dạy. Đề toán và đáp án được viết lên những tấm bìa cứng hình chữ nhật hoặc hình các bông hoa có gắn nam châm hoặc keo hai mặt.
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên gắn các miếng giấy cứng có ghi đề bài và đáp án lên bảng (Không tuân theo một thứ tự nào cả).
- Cho các đội thảo luận, trao đổi 4 phút.
- Bốc thăm chọn ra 2 đội chơi.
- Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng thành viên của 2 đội lên bảng ghép đề bài và đáp án tương ứng vào phần bảng của đội mình (Cứ em này về chỗ thì em khác mới được lên bảng).
- Sau 3 phút, giáo viên ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng chấm, đội nào có cặp đề bài-đáp án chính xác và nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.
d/ Ví dụ: 
Khi xong dạy bài: “Lũy thừa của một số hữu tỉ” (Tiết 6 – Đại số lớp 7), giáo viên có thể cho nội dung chơi gồm các bài tập tính: 
và các đáp án tương ứng là: 
2.2 Trò chơi “Thử tài thông minh”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện óc tư duy , sáng tạo, kích thích niềm đam mê học tập cho học sinh.
- Thực tế hóa kiến thức vừa học, thông qua những bài toán có hình ảnh trực quan sinh động.
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số yêu cầu cần thiết ghi sẵn lên bảng phụ.
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Sau tiết dạy, giáo viên đưa nội dung cần chơi lên bảng (Nên chọn các bài toán có hình ảnh, hoặc có mẹo nhỏ).
- Học sinh các đội hội ý trong 3 phút.
- Cho các đội cử người lên bảng (Hoặc đứng tại chỗ) đưa ra đáp án của đội mình.
- Giáo viên đưa ra đáp án để quyết định sự thắng thua của các đội.
d/ Ví dụ: 
Khi dạy bài: “Ghi số tự nhiên” (Tiết 3 – Số học 6), giáo viên có thể cho một bài tập về số La Mã như sau: Có 9 que diêm được sắp xếp theo hình dưới đây:
Hãy chuyển chỗ một que diêm để được kết quả đúng (Giáo viên nên khai thác nhiều cách giải khác nhau của bài toán này).
Hoặc khi dạy bài: “Phép trừ và phép chia” (Tiết 3 – Số học 6), giáo viên có thể đưa ra một bài toán như: Thầy(cô) có 4 viên phấn trong hộp, các em hãy chia đều cho 4 bạn, mỗi bạn một viên, làm sao để trong hộp vẫn còn 1 viên? Bài toán này làm cho học sinh tò mò, hiếu động, đưa ra nhiều cách giải ngộ nghĩnh, có em hồ nghi bài toán cho đề sai,Khi thấy giáo viên thực hiện bằng cách chia cho 3 em đầu mỗi em 1 viên phấn, còn em thứ 4 giáo viên đưa luôn cả hộp phấn (còn chứa 1 viên phấn cuối cùng), lúc này học sinh sẽ có một trận cười thật trí tuệ, thật thoải mái.
2.3 Trò chơi “Sáng tác về Toán học”:
a/ Mục đích:
- Giúp học sinh tìm ra cách nhớ các công thức, quy tắc, tính chất,toán học thông qua các bài “Vè” Suôn vần, Suôn điệu mà chính học sinh sưu tầm hoặc sáng tác.
- Tránh được sự cứng nhắc, rập khuôn khi học toán, tạo ra được không khí học tập vui tươi, phấn khởi cho học sinh.
b/ Chuẩn bị:
	Giáo viên chuẩn bị trước một số bài “Vè” liên quan đến kiến thức bài dạy.
c/ Cách chơi:
- Sau khi hoàn thành tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh các đội thi sáng tác “Vè” toán học (Đọc bài “Vè” mẫu cho học sinh học làm theo).
- Học sinh thực hiện việc sưu tầm hoặc sáng tác trong 5 phút, sau đó các đội lần lượt đọc các “Tác phẩm” của mình lên cho cả lớp cùng nghe.
- Bài “Vè” nào hay, đúng trọng tâm, Suôn vần, Suôn điệu, dễ nhớ thì đội đó sẽ giành phần thắng.
d/ Ví dụ: 
	Khi dạy bài: “Diện tích hình thang” (Tiết 33 – Hình học 8), để nhớ công thức tính diện tích hình thang, học sinh có thể sáng tác một số bài “Vè” đại loại như: “Muốn tính diện tích hình thang, đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào, rồi đem nhân với chiều cao , chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra”. Hoặc khi dạy bài: “Diện tích hình thoi” (Tiết 34 – Hình học 8), bài “Vè” có thể là: “Muốn tính diện tích hình thoi, tích hai đường chéo chia đôi ra liền”. Tương tự khi dạy bài: “Tỉ số lượng giác của góc nhọn” (Tiết 56 – Hình học 9), bài “Vè” để nhớ các tỉ số lượng giác của góc nhọn có thể được ghi là: “Sin đi học, cos không hư, tang đoàn kết, cotang kết đoàn”, hoặc: “Tìm sin lấy đối chia huyền, cosin hai cạnh kề huyền chia nhau, còn tang ta hãy tính mau, đối trên kề dưới chia ngay ra liền”
2.4 Trò chơi “Cùng nhau leo núi”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh.
- Thu hút số đông học sinh tích cực, nhiệt tình học tập.
b/ Chuẩn bị:
	Giáo viên chuẩn bị trước một số bài tập liên quan đến bài học theo cấp độ từ dễ đến khó.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên sắp xếp các bài tập theo dạng hình tháp, càng lên cao càng khó dần (Hình vẽ ở ví dụ dưới đây)
- Làm thủ tục bốc thăm chọn 2 đội chơi.
- Mỗi thành viên của mỗi đội lên giải một bài tập(Giải từ dưới lên trên), sau đó về chỗ để thành viên khác của đội mình lên giải tiếp.
- Đội nào “Leo” lên đỉnh sớm hơn và có số câu trả lời đúng nhiều hơn, đội đó thắng cuộc.
d/ Ví dụ: 
	Khi dạy bài: “Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai” (Tiết 17 – Đại số 7), giáo viên có thể cho các đội thực hiện trò chơi “Cùng leo núi” với các bài toán có nội dung được sắp xếp như sau:
 Đội A Đội B
2.5 Trò chơi “Ai thấy sai chỉ giúp?”:
a/ Mục đích:
- Thông qua việc suy nghĩ, lập luận để tìm ra chỗ sai của một bài toán đã được giải sẵn, học sinh sẽ hiểu chắc, hiểu sâu kiến thức đã học.
- Khơi dậy một cách mạnh mẽ khả năng tích cực, tư duy của học sinh.
b/ Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài toán có lời giải sai ở một vài bước trên bảng phụ (bố trí những chỗ sai mà học sinh thường hay mắc phải).
c/ Cách chơi:
- Tùy lúc thích hợp của tiết học, giáo viên đưa bài toán có lời giải như đã nói ở trên lên bảng chính.
- Các đội hội ý trong 3 phút để truy tìm ra chỗ chưa chính xác của bài giải.
- Đội chiến thắng là đội tìm ra trước những chỗ sai và giải lại chính xác.
d/ Ví dụ: 
- Khi dạy bài: “Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai” (Tiết 9 - đại số 9), giáo viên có thể đưa ra lời giải của một bài toán rút gọn như sau:
Cho học sinh các đội cùng nhau bàn bạc, trao đổi để tìm ra những chỗ sai của bài toán trên.
Hoặc khi dạy bài: “Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông” (Tiết 1,2 – Hình học 9), giáo viên yêu cầu học sinh các đội cùng nhau mổ xẻ, tranh luận để tìm ra chỗ chưa chính xác của lời giải bài toán dưới đây:
 Tìm x; y trong hình vẽ sau:
Giải: vuông tại A, theo định lí Pytago ta có: 
Từ hệ thức: 
2.6 Trò chơi “Ai tìm được nhiều hơn?”:
a/ Mục đích:
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát tốt cho học sinh.
- Học sinh củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự chủ, vui tươi.
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên ghi sẵn một số kiến thức cần thiết lên bảng phụ.
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên gắn bảng phụ lên bảng, yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những số, những vấn đề liên quan đến bài học.
- Trong 3 phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số,(ghi lên bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ giành thắng lợi.
d/ Ví dụ: 
	Khi dạy xong bài: “Đơn thức đồng dạng” (Tiết 54 – Đại số 7), giáo viên ghi sẵn lên bảng phụ hàng loạt đơn thức, yêu cầu học sinh các đội ghi ra những đơn thức đồng dạng lên bảng nhóm của mình, đội nào thực hiện nhanh hơn và tìm ra được nhiều đơn thức đồng dạng hơn, đội đó sẽ chiến thắng. Hoặc khi dạy xong bài: “Tứ giác nội tiếp” (Tiết 48 – Hình học 9), giáo viên cho học sinh các đội tìm ra những tứ giác nội tiếp được đường tròn trong các hình như: Hình thang, hình thang vuông, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, tứ giác có hai đường chéo bằng nhau, tứ giác có hai đường chéo vuông góc,.Đội chiến thắng là đội tìm ra nhiều và chính xác hơn các tứ giác nội tiếp đường tròn.
2.7 Trò chơi “Giúp bạn”:
a/ Mục đích:
- Đây là trò chơi rất đơn giản nhưng giáo dục rất cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, đặc biệt là tinh thần giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém nắm được kiến thức một cách khá thuận lợi.
- Tạo cơ hội và sự mạnh dạn lên bảng, cơ hội đem về điểm số cho đối tượng học sinh yếu kém.
b/ Chuẩn bị:
	Học sinh mang theo bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên đưa ra một số bài tập củng cố kiến thức vừa học, các đội hội ý, thảo luận trong 5 phút.
- Những em học sinh khá giỏi có trách nhiệm diễn giải, chỉ bày cho cả nhóm 
đều hiểu nội dung mà giáo viên yêu cầu, sau đó cử những bạn học sinh yếu 
kém lên bảng trình bày lại.
- Giáo viên kiểm tra, sửa sai và tùy theo mức độ mà cho điểm những em học sinh này một cách hợp lí.
d/ Ví dụ: 
	(Trò chơi này thực hiện được với hầu hết các tiết dạy).
2.8 Trò chơi “Ai nhanh hơn?”:
a/ Mục đích:
- Đây là trò chơi tôi luyện tính nhanh nhẹn, khẩn trương khi làm toán.
- Lôi cuốn các em cùng thi đua học tập một cách hăng say, hòa hợp.
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số bài toán hay trên bảng phụ.
- Các đội mang bảng nhóm, bút lông.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên đưa ra đề bài.
- Thành viên các đội hợp tác giải nhanh chóng, trình bày vào bảng nhóm, khẩn trương đưa lên bảng chính.
- Giáo viên chọ

File đính kèm:

  • docSKKN mon Toan 7.doc