Sáng kiến kinh nghiệm - Về việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Tấn Đạt

MỤC LỤC

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU . . .1

LỜI CẢM ƠN . . .2

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.3

 1. Lí do khách quan.3

 2. Lí do chủ quan.4

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.6

III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.6

IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.6

 1. Phương pháp điều tra giáo dục.6

 2. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn.7

 3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm.8

 4. Phương pháp quan sát sư phạm.8

 5. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục.9

VI/ ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.10

B. PHẦN NỘI DUNG

I/ LỊCH SỬ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM . .11

II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. . .11

 1. Các khái niệm của đề tài sáng kiến kinh nghiệm . .11

 2. Cơ sở khoa học . . 12

 3. Cơ sở pháp lí . . .13

III/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ . .14

 1. Thuận lợi 14

 2. Khó khăn 14

IV/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 1

 1. Bảng thống kê số liệu điều tra trắc nghiệm HS lớp năm học 2009 – 2010.15

 2. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện - phỏng vấn Thầy Phạm Văn Hiền - Hiệu trưởng trường THCS Hậu Mỹ Bắc B .16

 3. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện - phỏng vấn với thầy Lê Huỳnh – GV quản lí phòng máy vi tính của trường THCS Hậu Mỹ Bắc B .17

 4. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện - phỏng vấn thầy Nguyễn Văn Sang – GV dạy SH 9, tổ trưởng Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ . 18

 5. Kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động 18

 6. Kết quả quan sát . .21

 7. Bài học kinh nghiệm 21

C. PHẦN KẾT LUẬN

I/ KẾT LUẬN.25

 1. Những thuận lợi – khó khăn khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9.25

 2. Khẳng định kết quả nghiên cứu.26

 3. Những đóng góp mới.26

II/ ĐỀ XUẤT.32

TÀI LIỆU THAM KHẢO.34

PHỤ LỤC.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Về việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Tấn Đạt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết. Máy chiếu vừa được ráp ở đầu học kì II nhưng có nhiều máy không sử dụng được. Do đó, GV còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy.
 - Các phòng học có máy chiếu chưa có rèm nên màn chiếu bị mờ.
IV/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 
 1. Bảng thống kê số liệu điều tra trắc nghiệm HS lớp năm học 2009 – 2010 :
 - Số phiếu phát ra : 239.
 - Số phiếu thu vào : 226.
Câu hỏi
Đáp án
Số phiếu
Tỉ lệ
Câu 1
a
b
221
5
97,8 %
2,2 %
Câu 2
a
b
214
12
94,7 %
5,3 %
Câu 3
a
b
206
20
91,2 %
8,8 %
Câu 4
a
b
c
d
7
22
41
156
6,2 %
9,7 %
18,1 %
69 %
Câu 5
a
b
c
d
193
12
7
14
85,4 %
5,3 %
6,2 %
3,1 %
 Qua kết quả điều tra trắc nghiệm đối với HS lớp 9, nhận thấy :
 - Phần lớn HS thích được học khi GV dạy học bằng bài giảng điện tử (221 HS, chiếm 97,8 %), vì khi GV sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp các em dễ tiếp thu bài hơn (214HS - chiếm 94,7 %). Bên cạnh đó, trong bài giảng điện tử có nhiều hình ảnh minh hoạ sinh động, dễ hiểu, kiến thức phản ánh những thành tựu khoa học mới nhất (193 HS - chiếm 85,4 %).
 - Khi GV sử dụng bài giảng điện tử có các câu hỏi hoặc bài tập khó, HS thích được thảo luận nhóm bằng bảng phụ riêng của mỗi nhóm hoặc bằng phiếu học tập ( 206 HS - chiếm 91,2 %) để rèn luyện cho các em kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng quan sát và phân tích hình ảnh, đồng thời các em khắc sâu kiến thức hơn. Bên cạnh đó, khi treo các kết quả thảo luận của HS thì GV có thể đánh giá được thái độ học tập của các nhóm như thế nào.
 - Các sơ đồ, thí nghiệm trong SGK SH 9, HS dễ tiếp thu hơn khi GV hiệu ứng và giải thích từng phần.
˜ Chất lượng môn SH lớp 9 học kì I, năm học 2009 – 2010.
Tổng số HS
Dưới trung bình
Trên trung bình
0,0-1,9
2,0-3,4
3,5-4,9
Tổng cộng
Tỉ lệ %
5,0-6,4
6,5-7,9
8,0-10,0
Tổng cộng
Tỉ lệ %
393
0
23
82
105
26,7%
158
101
29
288
73,3%
 - Trong học kì I, GV rất ít sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9 do điều kiện cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9 (chưa có bàn để máy vi tính, một số máy lỗi hệ điểu hành, chưa chạy được phần mềm Microsoft Office PowerPoint hoặc Violet...)
 - GV không sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9, chưa gây hứng thú cho HS.
 - HS chưa tích cực trong học tập.
 2. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện - phỏng vấn Thầy Phạm Văn Hiền - Hiệu trưởng trường THCS Hậu Mỹ Bắc B :
 - Hiện tại cơ sở vật chất của trường chưa thể đảm bảo đủ cho GV khi sử dụng bài giảng điện tử (đáp ứng khoảng 70 – 75%), cần khoảng 4 – 5 máy chiếu nữa mới đáp ứng đầy đủ cho GV sử dụng bài giảng điện tử.
 - Để các tiết khi GV sử dụng bài giảng điện tử đạt hiệu quả tốt : 
 + Đối với GV :
* Phải được tập huấn tốt về soạn giảng giáo án điện tử.
* Phải biết sử dụng thành thạo vi tính.
* Phải có tính siêng năng, nhẫn nại, tìm tòi, đầu tư và học tập đồng nghiệp về khía cạnh soạn giảng bài giảng điện tử.
 + Đối với HS :
* Phải chuẩn bị tốt nội dung kiến thức bài học.
* Có sự ham thích học máy chiếu và có kiến thức cơ bản về vi tính.
* Hoạt động tích cực trong tiết học.
 - Để đảm bảo các thiết bị phục vụ lâu dài cho GVsử dụng bài giảng điện tử :
 + GV phải biết vận hành các thiết bị trước, trong và sau khi dạy. 
 Ví dụ : Khi mở máy phải nhấn liên tiếp 2 lần vào nút ON/ OFF của remote à Khởi động CPU. GV phải biết cách xử lí vài lỗi nhỏ của máy tính. Khi tắt máy chiếu phải chờ đèn đỏ trên máy chiếu hết chớp - tắt và chuyển sang màu xanh rồi sau đó mới ngắt điện.
 + GV phải có ý thức giữ gìn và bảo quản tốt các thiết bị đó
 + Nhà trường thường xuyên kiểm tra và bảo trì để các thiết bị phục vụ khi GV sử dụng bài giảng điện tử hoạt động tốt.
 3. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện - phỏng vấn với thầy Lê Huỳnh – GV quản lí phòng máy vi tính của trường THCS Hậu Mỹ Bắc B.
 - Đầu học kì II, GV dạy môn SH lớp 9 có thường xuyên soạn bài giảng điện tử và truy cập những thông tin cần thiết phục vụ cho bài dạy.
 - Hiện nay, các máy chiếu và máy vi tính được lắp ráp ở 9 phòng học nhưng có một số máy chưa hoạt động được và chưa cài office, một số máy bị lỗi hệ điều hành. Do đó, sẽ cần phải cài thêm office và cài lại hệ điều hành để tất cả các máy hoạt động tốt.
 - Để các thiết bị phục vụ tốt cho tiết dạy thì ngoài việc bảo quản máy tốt... GV cần phải lưu an toàn và tránh bị virut phá hoại.
 4. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện - phỏng vấn thầy Nguyễn Văn Sang – GV dạy SH 9, tổ trưởng Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ.
 - Để các tiết dạy bằng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9 đạt kết quả tốt thì GV cần phải chuẩn bị tốt : Giáo án nền, sưu tầm các tư liệu, hình ảnh minh họa cho kiến thức nhưng không bỏ qua các mẫu vật thật.
 - Các tiết học sử dụng bằng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9 sẽ gây được hứng thú cho HS, HS hoạt động tích cực hơn.
 - Khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9 có những thuận lợi và khăn khăn sau :
 + Thuận lợi : Truyền thụ kiến thức nhanh, HS dễ tiếp thu bài,lớp học sinh động.
 + Khó khăn : 
 * Cúp điện thì tiết học không thực hiện được vì trường chưa có máy phát điện. Vả lại, nếu dạy lại bình thường thì tiết học đó không đạt hiệu quả như mong muốn, HS sẽ khó tiếp thu bài học vì thiếu hình ảnh minh họa.
 * Một số máy chiếu có hình ảnh không trung thực, khó khăn cho mô tả màu sắc, hình ảnh của các sự vật, hiện tượng.
 * Trình độ vi tính của GV còn hạn chế.
 - Khi soạn giảng bằng bài giảng điện tử để gây hứng thú cho HS, GV phải cho HS xem tư liệu, hình ảnh minh họa cho kiến thức cần đề cập ngay để HS thấy được mới tiếp thu bài một cách nhanh chóng, tin tưởng vào khoa học và yêu thích bộ môn hơn.
 5. Kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động :
 - Giáo án điện tử :
 + Giáo án nền : GV soạn rất kĩ, phương pháp phù hợp với kiến thức của mỗi bài, thể hiện đủ nôi dung, rõ trọng tâm.
 + Bài giảng điện tử : Thiết kế phù hợp với giáo án nền, màu chữ và màu nền tương phản, sử dụng các hiệu ứng đơn giản, nhiều hình ảnh minh hoạ sinh động phản ánh các kiến thức khoa học hiện đại nhất phù hợp với thực tiễn ở địa phương.
 - GV chuẩn bị chu đáo các thí nghiệm minh hoạ, phiếu học tập, bảng phụ...
 Ví dụ: khi dạy bài ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT. GV chuẩn bị thí nghiệm « tính hướng sáng của cây », phiếu học tập bảng 42.1 và bảng phụ bảng 42.1 SGK.
Thí nghiệm tính hướng sáng của cây
 - Các tiết GV sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học SH lớp 9, HS tích cực góp ý xây dựng bài, hứng thú hơn trong học tập, thảo luận nhóm có hiệu quả hơn. Từ đó, kết quả học tập của các em được nâng lên.
 Ví dụ: bài 29 BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
 + Đầu tiên GV cho HS quan sát bộ nhiễm sắc thể của người bình thường và bộ nhiễm sắc thể của người bị bệnh Đao, bệnh Tớcnơ và sau đó cho HS quan sát hình bệnh nhân Đao và Tớcnơ khi HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
 Bộ NST bệnh nhân Đao.
Bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ.
Ảnh chụp người bị bệnh Đao
Tay của bệnh nhân Đao
Bộ NST của người BT
Ảnh chụp bệnh nhân Tơcnơ
Phiếu học tập :
CÁC ĐẶC ĐIỂM
BỆNH ĐAO
BỆNH TỚCNƠ
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
Sinh lí
Giới tính
 àKhi HS quan sát hình và kết hợp với thông tin SGK thì kết quả thảo luận phiếu học tập sẽ chính xác hơn.
 + Để HS hiểu rõ và ghi nhớ kiến thức lâu hơn, GV chiếu (hiệu ứng từng phần) sơ đồ hình thành thể dị bội (Bệnh Đao và bệnh Tớcnơ)
Cơ chế phát sinh thể dị bội có (2n + 1) NST
P:
n
n
n + 1
2n
2n
n - 1
2n + 1
NST 21
NST 21
Bệnh Đao
Rối loạn giảm phân ở cặp NST 21
G
F1
 X
P:
G:
F1:
XX
XY
XXX
XXY
OX
OY
XX
O
X
Y
Hợp tử chết
TỚCNƠ
Siêu nữ
Claiphentơ
Rối loạn giảm phân ở cặp NST giới tính ở mẹ
+ GV mở rộng các bệnh Siêu nữ, Claiphentơ. 
 - Các thiết bị của trường chưa thể đảm bảo đủ cho GV sử dụng bài giảng điện tử, một số máy bị lỗi hệ điều hành hoặc chưa cài office, máy chiếu bị mờ nên việc sử dụng bài giảng điện tử của GV khi dạy môn SH lớp 9 (nói riêng) còn gặp nhiều khó khăn hoặc khi đổi lớp dạy có trường hợp bị lệch font chữ, HS khó học.
 6. Kết quả quan sát :
 - Thư viện trường chưa có sách hướng dẫn soạn giáo án điện tử.
 - Các thiết bị phục vụ cho việc sử dụng bài giảng điện tử trong day học môn SH lớp 9 hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.
 - Được học bằng bài giảng điện tử môn SH lớp 9, HS học tích cực hơn, lớp sinh động hơn và đa số HS hiểu bài, nắm vững trọng tâm của bài vì có nhiều hình ảnh minh hoạ phong phú (không chỉ những hình ảnh có trong SGK mà GV còn sưu tầm nhiều hình ảnh minh hoạ sáng tạo ngoài SGK), sơ đồ cụ thể, dễ hiểu.
HS rất tích cực khi GV sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9
 7. Bài học kinh nghiệm :
 - Qua kết quả nghiên cứu, sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9 có hiệu quả trong các tiết học trong Nhà trường thì cả là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Qua thời gian công tác giảng dạy tại trường, các đợt tham gia thi GV dạy giỏi bằng giáo án điện tử cấp huyện, qua tập huấn dạy bằng giáo án điện tử ở trường THCS Hòa Khánh, được đi dự giờ ở một số trường lớn, tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức về bài giảng điện tử. Và qua kinh nghiệm, bản thân tôi tự nhận thấy được hiệu quả của việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9.
 - Khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9, GV đã thực hiện đúng nguyên tắc giáo dục chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục đề ra nhằm đem lại hiệu quả, chất lượng tốt nhất, phù hợp với nền Giáo dục Xã hội Chủ nghĩa là đảm bảo cung cấp cho HS tới mức tối đa về các hình ảnh cụ thể, các hiện tượng trong sáng và muôn hình muôn vẽ của các sự vật, hiện tượng mà HS đang học, đang nghiên cứu. Trên cơ sở đó, hoạt động tư duy của các em được vận dụng một cách tích cực. Nhờ đó, cùng với sự giúp đỡ của GV mà HS lĩnh hội được kiến thức một cách vững chắc.
 - Một số hoạt động sinh lí như quá trình tự nhân đôi của ADN, tổng hợp chuỗi axít amin, nguyên phân, giảm phân...đò dùng dạy học ở trường chưa diễn đạt hết kiến thức, học khó hiểu.
 Ví dụ như quá trình tổng hợp chuổi axít amin thì mô hình khó sử dụng và hiện

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan