Sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đọc thơ diễn cảm

a. Hiện trạng.

1. Thuận lợi.

 - Lớp học khang trang sạch sẽ đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng khi tổ chức các tiết dạy cho trẻ.

 - Lớp tôi các cháu rất ngoan có ý thức học bài rất tốt, chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.

 - Tham gia ý kiến phát biểu xây dựng bài học.

 - Về phía phụ huynh rất quan tân đến việc học của các cháu, thường xuyên trao đổi cùng cô giáo về việc học tập của con em mình.

 - Trẻ lớp tôi đã mạnh dạn tự tin khi đứng trước mọi người để biêu diễn các bài thơ đã học.

2. Khó khăn.

 - Lớp tổng số học sinh rất đông 30 cháu trong đó có gần 85% là trẻ dân tộc thiểu số và có 1 cháu nói còn rất ngọng. Khi tôi dạy các cháu đọc thơ nhưng cháu đó phát âm chưa chuẩn, và đọc những câu thơ không đúng từ và âm điệu nên đã ảnh hưởng đến việc học tập của các trẻ khác.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đọc thơ diễn cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chú ý trong giờ học .
 - Sự cảm nhận được âm điệu của bài thơ chưa nhiều.
- Sự phối hợp với phụ huynh cũng có nhiều khó khăn, giáo viên có ít thời gian để trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh yếu của con em họ.
- Một số phụ huynh tuy cũng có quan tâm tới việc học của trẻ, xong do có phụ huynh chưa thuộc bài thơ mà trẻ đã được đọc ở lớp nên khi trẻ có đọc chưa đúng câu từ thì phụ huynh cũng không biết để sửa sai cho trẻ và cũng có phụ huynh thuộc bài thơ nhưng cách dạy trẻ đọc chưa được diễn cảm nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đọc thơ của trẻ.
* Về phía giáo viên:
- Chưa gây được hứng thú cho trẻ khi trẻ đến với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 
( Thơ)
- Chưa chú trọng đến kỹ năng đọc cho trẻ, chỉ cho trẻ đọc thơ thuộc lòng.
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư về đồ dùng trực quan.
- Chưa lựa chọn các đề tài hay giới thiệu với trẻ. Các đề tài giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn. 
- Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm những đề tài mới có nội dung hấp dẫn ngoài 
chương trình đưa vào dạy trẻ.
c. Ý tưởng:
 - Tổ chức các hoạt động dạy học qua từng tiết học, dạy cho học sinh kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
 - Tìm ra phương pháp dạy linh hoạt sáng tạo .
 - Dạy trẻ đọc mọi lúc mọi nơi, và qua các hoạt động đón, trả trẻ, và qua các hoạt động vui chơi.
 - Dạy cho trẻ đọc thơ diễn cảm và kèm theo điệu bộ minh họa theo lời thơ.
 - Vận dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho trẻ học và chơi, chơi mà học.
 Từ những thực tế và khó khăn trên để có phương pháp dạy đúng và tạo hứng thú cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ đọc thơ, đồng thời phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ, tôi đã lên nội dung công việc cần thực hiện.
III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
- Khảo sát đánh giá trẻ đầu năm.
- Rèn kỹ năng dạy trẻ đọc thơ diễn cảm theo nội dung.
- Hội thi thơ kích thích sự hứng thú sáng tạo say mê ôn luyện.
- Sưu tầm thơ hay nhằm ca ngợi nét đẹp mang tính giáo dục.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Đồ dùng phong phú và đa dạng.
- Kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
IV. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
* Thời gian thực hiện:
- Thực hiện bắt đầu từ tuần 2 tháng 9 năm 2011 đến 31 tháng 5 năm 2012.
* Phương tiện thực hiện:
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên môn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy.
- Nghiên cứu thực tế trên hoạt động của học sinh.
- Tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ mẫu giáo.
- Tham dự các tiết dạy mẫu của giáo viên trong tổ.
- Quan sát buổi học của trẻ và hoạt động vui chơi ( Hoạt đông góc, hoạt động ngoài trời)
* Nghiên cứu sản phẩm.
- Chú ý nghe và quan sát khi trẻ đọc thơ.
- Nghiên cứu kỹ bài soạn khi lên lớp.
- Sử dụng đồ dùng thành thạo, sáng tạo linh hoạt trước khi lên lớp.
V. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
* Biện pháp 1: Khảo sát đánh giá trẻ đầu năm.
 Từ những thực tế trên tôi đã tìm hiểu và áp dụng những biện pháp để tìm ra những nguyên nhân và làm trắc nghiệm với từng trẻ qua đợt khảo sát lần 1 vào ngày 20 tháng 9 năm 2011 và đạt kết quả như sau:
TỔNG SỐ 30 TRẺ ĐƯỢC KHẢO SÁT LẦN 1
Nội dung khảo sát
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Khả năng tập trung chú ý
10
33%
10
33%
5
16%
5
16%
Kỹ năng đọc
10
33%
9
30%
9
30%
2
6%
Khả năng đọc thơ kết hợp động tác minh hoạ
8
26%
10
33%
10
33%
2
6%
Khả năng đọc thơ diễn cảm
3
10%
7
23%
10
33%
10
33%
Qua trắc nghiệm lần 1 tôi đã tìm hiểu được các nguyên nhân như sau:
 - Do điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình và một số gia đình chưa thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Nhận thức của phụ huynh còn hạn chế vì họ cho rằng trẻ mầm non đến lớp chỉ chơi chứ không học.
 * Biện pháp 2: Rèn kỹ năng dạy trẻ đọc thơ diễn cảm theo nội dung.
- Tạo môi trường tốt nhất cho trẻ thường xuyên học, đọc thơ diễn cảm thể hiện cảm súc của mình, thi đọc thơ ở trong lớp học, cô treo tranh, xem hình ảnh trên máy vi tính những bức tranh minh hoạ đẹp, hấp dẫn bài thơ, nhằm củng cố và giúp trẻ tư duy cảm nhận cái hay cái đẹp của bài thơ cô dạy một cách sâu sắc nhất. 
VD: Tranh vẽ em bé đang qua đường trẻ có thể đọc luôn bài thơ “ Giúp bà”
VD: Cho trẻ xem hình ảnh cây cầu trẻ đọc luôn bài thơ “ Chiếc cầu mới ”
VD: Hình ảnh 2 mẹ con và ông mặt trời trẻ đọc luôn bài thơ: “Ông mặt trời óng ánh”.
 - Ngoài ra tôi còn tổ chức các cuộc thi nho nhỏ ở lớp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn trong giao tiếp giúp trẻ tự tin trước tập thể lớp và nâng cao hiệu quả kỹ năng đọc thơ diễn cảm. 
 VD: Tôi tổ chức giữa 2 đội thi đọc thơ diễn cảm sau đó để trẻ tự nhận xét xem tổ bạn đọc đúng chưa, có phát âm chuẩn không, đọc có thuộc và diễn cảm bài thơ không và có làm động tác minh hoạ không ?..Sau khi trẻ đã nhận xét xong tôi động viên trẻ bằng nhiều hình thức, giúp trẻ hứng thú mạnh dạn tham gia.
 -Tôi luôn quan sát từng trẻ, uốn nắn sửa sai từng câu, từng lời và động viên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi, hội thi… để trẻ mạnh dạn tham gia hoá thân vào các nhân vật dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung và đọc thơ diễn cảm một cách dễ dàng hơn.
 - Một trong các cách gây hứng thú cho trẻ là biết tổ chức hoạt động tích hợp trong việc làm quen với “ Văn học” đặc biệt là ( Đọc thơ diễn cảm), minh hoạ, đóng kịch…
 * Biện pháp 3: Hội thi thơ kích thích sự hứng thú sáng tạo say mê ôn luyện. 
 - Để thu hút lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các tổ chức phù hợp hấp dẫn như qua tổ chức hội thi “Bé yêu thơ ”, câu đố, thăm quan, khám phá món qùa đặc biệt là chọn những hình ảnh đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hoà nhập, hoá thân vào các nhân vật trong tác phẩm mà tôi lồng ghép được. Để rồi từ chỗ trẻ chăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động .
 Với từng bài dạy tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có lôgíc để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ tính liên hệ thực tiễn sao cho phù hợp với từng nội dung của bài, và trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. 
 * Biện pháp 4: Sưu tầm thơ hay nhằm ca ngợi nét đẹp mang tính giáo dục.
 - Sưu tầm và sáng tác các câu đố, trò chơi, tham quan hội thi đặc biệt là áp dụng đưa công nghệ thông tin vào tiết dạy một cách phù hợp, nhẹ nhàng linh hoạt, đôi khi dí dỏm và ngộ nghĩnh gây tình huống bất ngờ, cho trẻ gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào hoạt động học tập.
- Ngoài ra tôi còn đem đến cho trẻ những bài thơ hay, ca ngợi nét đẹp truyền thống dân tộc mang tính giáo dục. Như giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương đất nước, Bác Hồ, yêu người thân trong gia đình, yêu thầy cô, bạn bè và những người xung quanh…
* Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
 - Là cô giáo mầm non khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm giọng của cô phải chuẩn xác diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài thơ, cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng.
VD Từ “ Sông trắng” trong bài thơ chiếc cầu mới trẻ lại đọc là “ Sông trắn”
trẻ đọc sai để sửa cho trẻ thì cô đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “ Con đọc cố lên nhé con đọc sắp thuộc và diễn cảm bằng các bạn rồi đấy” thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt, dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các bạn.
- Trong giờ học cô luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để trẻ gần gũi động viên giúp đỡ những trẻ còn yếu kém đưa trẻ vào hoạt động với các bạn có nề nếp hơn và hứng thú hơn.
 - Trong lớp học trang trí các hình ảnh của nội dung bài thơ theo từng chủ đề để trẻ dễ nhận ra đó là bài thơ nào, và trẻ có thể tự đọc với nhau. Nhằm phát huy mặt tích cực của việc đọc thơ diễn cảm.
 * Biện pháp 6: Đồ dùng phong phú và đa dạng.
- Muốn trẻ đọc được một bài thơ hay diễn cảm thì đồ dùng của cô như tranh minh họa nội dung thơ, hoặc xa bàn phải đẹp, chuẩn và mang tính thẩm mỹ, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ bị thu hút bởi các mầu sắc rực rỡ, những hình thù ngộ nghĩnh sinh động, dưới mắt trẻ cái gì mới lạ cũng gợi cho trẻ sự tò mò. Vì lẽ đó, muốn lôi cuốn trẻ vào giờ học thơ, ngoài các bức tranh vẽ minh họa nội dung thơ tôi còn sưu tầm làm thêm nhiều đồ dùng bằng các chất liệu khác nhau như : Con rối bằng vải, tranh đàn gà bằng đất nặn, tranh ngôi nhà của bé bằng nguyên liệu thiên nhiên ( Như lá cây, các loại hột, hạt, rơm khô ...). Những đồ dùng mẫu đó đều đảm bảo về nội dung, màu sắc, sự an toàn và sử dụng được lâu dài, ngoài ra tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin để chuẩn bị những hình ảnh động thu hút trẻ hơn trong giờ đọc thơ diễn cảm, giáo viên thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh cho các cháu đọc thêm ở nhà để phát huy khả năng đọc thơ của trẻ.
* Biện pháp 7: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
 - Bản thân tôi luôn học hỏi các đồng nghiệp và tự bồi dưỡng mình để có thêm nhiều kinh nghiệm.
 - Phối hợp cùng gia đình và nhà trường trong việc rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phái huy những khả năng và tài năng của trẻ.
- Những bài thơ mà trẻ khó nhớ cô có thể viết bài thơ đó và gửi về gia đình để phụ huynh kết hợp dạy trẻ đọc thơ giúp trẻ nhanh thuộc thơ hơn.
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi áp dụng một số biện pháp nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực trong giờ học thơ diễn cảm, trẻ lớp tôi đã biết cách đọc thơ diễn cảm và tự tin biểu diễn những bài thơ kèm theo những động tác minh họa nhí nhảnh hồn nhiên. Trong những ngày hội, ngày lễ của trường trẻ đã mạnh dạn tự tin lên biểu diễn một cách rất tự nhiên.
* Điều đó được thể hiện rõ qua bảng khảo sát cuối năm :
TỔNG SỐ 30 TRẺ ĐƯỢC KHẢO SÁT LẦN 2
Nội dung khảo sát
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Khả năng tập trung chú ý
15
50%
10
33%
5
16%
0
Kỹ năng đọc
15
50%
10
33%
5
16%
0
Khả năng đọc thơ kết hợp động tác minh hoạ
20
66%
5
16%
5
16%
0
Khả năng đọc thơ diễn cảm
20
66%
7
23%
3
10%
0
VII. KHẢ 

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan