Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non

1. Lý do chọn đề tài

 Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí lao, thể, mỹ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển cá nhân, phụ thuộc vào di truyền và chịu ảnh hưởng của các tác động với cơ thể trong thời kỳ phát triển của thai và sau khi sinh. Và đặc biệt là chật lượng dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc xuât hiện và phát triển của răng.
	* Lưỡi: là cơ quan hình trái xoan, được cấu tạo bằng cơ rất linh động, bao bên ngoài lưỡi là lớp màng nhầy trong đó có màu và dây thần kinh. Lưới có vai trò chuyển thức ăn trong khi nhai, thu nhận cảm giác và vị giác nhờ cac vị thể vị giác trên mặt lưỡi.
	* Hầu – thực quản: hầu và thực quản có nhiệm vụ dồn thức ăn từ miệng xuống dạ dầy. Thực quản đi vào khoang bụng qua một lỗ đặc biệt ở cơ hoành. ở trẻ sơ sinh, thực quản có hình chóp nón. Thành thực quản còn mỏng, tổ chức đàn hồi và lớp cơ chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị nghẹn.
	* Dạ dầy: là phần rộng nhất của ống tiêu hoá. Đó là nơi chứa thức ăn và đồng thời là nơi thức ăn biến đổi về lý và hoá học nhờ các cơ và tuyến của dạ dầy. Dạ dầy được cấu tạo bởi ba lớp cơ chắc. Trong niêm mạc của dạ dầy có những tuyến nhờn tiết dịch vị và axit HCl nên dịch trong dạ dầy có tính axit cao. Trong dịch có các Enzym tiêu hoá thức ăn.
	* Ruột: ruột non dai 5- 6 m. Niêm mạc của ruột non có nhiều nếp gấp và có nhiều lông ruột. Mỗi lông ruột có chứa hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết. Thành của ống ruột rất mỏng tạo điều kiện cho sự hấp thụ thức ăn. Trong niêm mạc củ ruột non cũng có nhiều tuyến nhỏ tiết ra dịch ruột chứa enzym tiêu hoá. 
	Ruột già dài 1,3 – 1,5m trong đó chứa hệ thống vi khuẩn phong phú ( chủ yếu là vi khuẩn hoại sinh), có tác dụng phân huỷ các chất bã của thức ăn để tạo thành phân. Đoạn cuối cùng của ruột già gọi là ruột thẳng. Và tận cùng là hậu môn, nơi thải phân ra ngoài.
	Ngoài ra, tham gia vào chức năng tiêu hoá còn có các tuyến tiêu hoá.
	* Tuyến nước bọt nằm chung quanh khoang miệng. Nó là những ống hình chữ n, tiết ra nước bọt theo ống dẫn đổ vào khoang miệng. Thành phần của tuyến nước bọt có cac enzym. Số lượng và thành phần dịch tiết ra phụ thuộc vào tính chất lý và hoá học của thức ăn. Nước bọt có tác dụng làm nhão thức ăn khô và cuốn khỏi niêm mạc miệng những chất có hại không cần thiết. Các tuyến nước bọt tiết ra theo phản xạ: thức ăn vào miệng kích thích các thụ thể của các dây thần kinh vị giác, các xung động đó được lan truyền tới trung khu điều khiển việc tiết nước bọt ở hành tuỷ, rồi từ đó theo dây thần kinh ly tâm đến tuyến nước bọt, kích thích các tuyến nước bọt tiết ra nước bọt. 
	* Tuyến dạ dầy có khoảng 5 triệu tuyến nhỏ nằm trong niêm mạc của dạ dầy và hàng ngày tiết khoảng hai lít dịch vị. Trong dịch vị chứa HCl và men pepxin, prezua HCl vừa có tác dụng giúp men pepxin hoạt động, vừa có tác dụng bảo vệ, tiêu diệt phần lớn vi sinh vật thâm nhập vào dạ dầy cùng với thức ăn.
	* Tuyến tuỵ: Trong dịch tuỵ rất giầu enzym tiêu hoá tiết dịch tiêu hoá và đổ vào tá tràng có tác dụng tiêu hoá tất cả các loại thức ăn.
	* Tuyến gan: thì tiết ra mật, có tác dụng hỗ trợ, kích thích tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.
	Sự tiêu hoá thức ăn được diễn ra ở tất cả các phần của ống tiêu hoá, nhưng quá trình này được thể hiện rõ nhất ở 3 nơi: khoang miệng, dạ day và ruột non.
	Tại khoang miệng thức ăn được tiêu hoá cơ học là chủ yếu. Thức ăn vào miệng được răng cắt xé, nghiền nát rồi tẩm với nước bọt là thành một chất nhão dính, rồi bì lưỡi đẩy vào hầu. Khi các cơ quan thụ cảm ở hầu và ở gốc lưỡi bị kích thích sẽ gây nên phản xạ nuốt. Nhờ có phản xạ nuốt mà thức ăn được đẩy từ khoang miệng xuống thực quản và dạ dày. Trong nứơc bọt có mem ptyalin, men này hoạt động trong môi trường kiềm và có tác dụng biến đổi thành phần tinh bột thành đường mantôzơ.
	Tại dạ dày thức ăn sẽ được lưu giữ lại tuỳ thuộc vào bản chất của thức ăn.
	Gluxit có thời gian lưu giữ khoảng 3 – 4 giờ.
	..
	Thức ăn xuống đến dạ dày nhờ có sự cọ xát của các cơ ở thành dạ dày, làm thức ăn tiếp tục được nghiền nhỏ và trộn đều với dịch vi do tuyến dịch vị tiết ra. Thức ăn tới dạ dày khoảng 5 – 6 phút thì tuyến dịch vị bắt đầu tiết dịch vị.Men pepxin trong dic vị hoạt động trong môi trường axit HCl làm biến đổi prôtêin thành aminôaxit.
	Khi dịch vị chưa ngấm vào thức ăn và môi trường thức ăn trong dạ dày chưa chuyển sang môi trường axit thì tinh bột vẫn tiếp tục được biến đổi thành prôtêin dưới tác dụng của men ptialin có trong nước bọt. ở trẻ em có men ptyalin có tác dụng tiêu hoá prôtêin của sữa. Men lipaza biến đổi lipit thành prôtêin và axit béo. Tuy nhiên trong dạ dày có men lipaza hoạt động chủ yếu.
	Sự tiêu hoá được diễn ra chut yếu ở ruột non. Đây là giai đoạn quan trọng nhất và cần thiết nhất trong một quá trình tiêu hoá và tại đây thức ăn được biến đổi đầy đủ nhất và triệt để nhất.
	Thức ăn xuống đến ruột non, nhờ quá trình co bóp của các cơ ở thành ruột non mà thức ăn được tiếp tục nhào trộn và ngấm dần các dịch tiêu hoá ( dịch tiêu hoá đến ruột và mật). Đồng thời nhờ sự co bóp của các cơ quan này mà thức ăn được đẩy dần xuống ruột già, thời gian thức ăn được lưu giữ ở ruột non khoảng 3 – 5 giờ.
	Tuyến dịch tuỵ và dịch ruột có chứa đủ các men tiêu hoá prôtêin, Gluxit, lipit.
	Gluxit -> Mantoza -> Glucôza.
	Prôtit -> axitamin.
	Lipit - > Glyxêrin + axitbéo.
	Dịch ruột không tiết ra trong thức ăn mà nó chỉ được tiết ra ở những phần ruột đang tiếp xúc với hồ nhão của thức ăn. Trong dịch ruột có đủ ba loại men để tiêu hoá: prôtit, lipit và gluxit. Các men tiêp tục biến đổi nốt phần thức ăn còn lại đến các sản phẩm là các aminôaxit, glucôza, glyxêrin và axít béo.
	Dịch mật không chứa men tiêu hoá, nhưng có tác dụng làm tăng sự hoạt động của các men trong dịch tuỵ, dịch ruột và đặc biệt là đối với sự tiêu hoá mỡ. Dịch mật có tác dụng phân chia lipit thành những hạt nhỏ và tăng diện tích tiếp xúc với lipit của men lypaza. Ngoài ra, axit béo được tạo thành trong quá trình chuyển hoá lipit lại cùng với mật làm thành một chất hoà tan trong nước và dễ dàng ngấm qua thành ruột và máu.
 Mặt khác, Sự hấp thụ thức ăn là quá trình vận chuyển các sản phẩm tiêu hoá ( aminôaxit, glucôza, glyxerin, chất béo) vào máu.
	Sự tiêu hoá thức ăn diễn ra suốt dọc chiều dài của ống tiêu hoá nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non vì: ở ruột non có lớp niêm mạc phát triển, có nhiều nếp nhăn có lông ruột làm cho diện tích hấp thụ tăng lên đáng kể. Ngoài ra các tế bào ở ruột non có cấu trúc thuận lợi cho sự vận chuyển các chất trong ống tiêu hoá vào máu. Đến ruột non toàn bộ thức ăn đã biến đổi đến mức đơn giản nhất để có thể hấp thụ được,
	Sự hấp thụ thức ăn diễn ra theo hai cơ chế chủ động và thụ động:
	Cơ chế thụ động: nồng độ của các chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá cao hơn trong máu, các chất dinh dưỡng này sẽ được gắn vào các chất vận chuyển . Nhờ các chất vận chuyển mà các chất dinh dưỡng được vận chuyển vào máu. Dung dịch dinh dưỡng ( aminôaxit, gluxêrin, axit béo) được thấm vào máu và thấm vào dịch huyết của niêm mạc ruột non. Trong đó aminôaxit, glucôza được thấm thẳng vào máu và bạch huyết. Sau đó sẽ tới gan và đổ vào tĩnh mạch chủ dưới rồi theo vòng tuần hoàn tới các cơ quan trong cơ thể. Còn phần lớn các chất béo được chuyển vào mạch bạch huyết rồi vào máu.
	Sự hấp thụ thức ăn là một quá trình sinh lý được thực hiện một cách chon lọc qua màng ống.
	Quá trình này phụ thuộc vào thành phần, nguồn gốc của thức ăn, cách chế biến và sự hấp thụ của cơ thể.
	Thức ăn xuống tơi ruột già thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ, ruột già chỉ hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu là các chất béo và cô đặc lại chât bã. Tại đây một số vi khuẩn phân huỷ các chất còn lại: prôtit, gluxít và sau đó lên men để tạo thành phân. Phân được đẩy ra ngoài qua sự cử động thụ động của ruột già và theo cơ chế phản xạ
 Một điều chúng ta quan tâm là sự thống nhất hoạt động trong cơ quan tiêu hoá.
	Cơ quan tiêu hoá gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại có một chức năng riêng và là tiền đề hạt động cho các bộ phận tiếp theo. Mặt khác, giữa các bộ phận trong cơ quan tiêu hoá có sự phân phối chặt chẽ và chính xác nhờ ảnh hưởng của hệ thần kinh và thể dich. Vì thế, kết quả của sự phối hợp này là tạo ra các chất cần thiết cho cơ thể và loại bỏ nhanh các loại thức ăn không sử dụng được, thức ăn ôi thiu ra ngoài. Chẳng hạn, thức ăn ôi thiu hoặc có mùi khó chịu vào miệng thì người ta sẽ oẹ nó ra, nếu ăn phải thức ăn thiu mà không biết thì các chất có hại trong thức ăn sẽ kích thích các đầu múp của dây thần kinh hướng tâm nằm trong dạ dày. Để đáp lại kích thích đó các cơ ở thành ruột co bóp mạnh nối tiếp nhau và lan truyền theo hướng dạ dày. Các tuyến ngược chiều của sự co bóp này xuất hiện trong thành dạ dày và thực hiện sinh ra chứng buồn nôn, nhờ đó cơ thể loại được thức ăn không thích hợp và có hại ra ngoài. Nếu thức ăn ôi thiu hay có độc sẽ xâm nhập xa hơn trong hệ tiêu hoá thì có thể loại nó ra bằng hai cách: Thành ruột co bóp đột ngột đẩy thức ăn về phía ruột thẳng và khối lượng thức ăn đi nhanh qua toàn bộ ruột và thải ra ngoài cơ thể. Sở dĩ việc di chuyển khối lượng thức ăn được mau lẹ là nhờ trong ruột có lượng nước lớn đi vào.
	Mầm mống của sự tiêu hoá được hình thành sớm, ngay từ khi thai được bốn tuần tuổi và bắt đầu hoạt động khi thai được bốn đến năm tháng. Khi đó phản xạ nuốt thể hiện rõ và có một số enzym tiêu hoá được tiết ra . Tuy nhiên trong thời kỳ thai nhi, hoạt động của hệ tiêu hoá còn rất yếu ớt. đối với trẻ sơ sinh, động tác mút là biện pháp duy nhất để trẻ lấy thức ăn.
	ở trẻ nhỏ niêm mạc ruột chưa bền chắc nên dẽ bị viêm ruột. Màng treo ở ruột ở trẻ em thường dài nên dễ bị lồng ruột hay xoắn ruột. Cơ thực quản và cơ dạ dầy củ trẻ mỏng, yếu nên trẻ dễ bị nghẹn hoặc bị nôn trớ nhất là sau khi trẻ ăn nhiều. 
	Niêm mạc ruột non chưa bền chắc nên trẻ dễ hấp thụ những sản phẩm thức ăn của quá trình tiêu hoá và vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra rối loạn tiêu hoá, viêm ruột.
	Hoạt động của cơ quan tiêu hoá phụ thuộc vào sự muốn ăn của cơ thể. Quá trình muốn ăn có liên quan đến sự hưng phấn của các trung khu thần kinh điều khiển sự ăn uống của não bộ, từ đó liên quan đến sự tăng cường các phản xạ ăn uống. Vì vậy, nếu ta không 

File đính kèm:

  • docco nga song.doc