Sáng kiến kinh nghiệm - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có quy định về giáo dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường;

doc13 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lồng ghép giáo dục môi trường thành công.
 b. Về phía học sinh:
 Một số con em điều kiện kinh tế còn thiếu thốn và khó khăn, ý thức về bảo vệ môi trường chưa cao. Bên cạnh đó địa bàn Xã Long Vĩnh chưa có bãi rác nên bỏ xuống dòng sông, khu vực trường học chưa có chổ đổ rác và phân loại rác nên khi mưa lớn dễ gây ngập úng, ô nhiễm môi trường phía sau các phòng học, khu vực căn tin.
 Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Trường học còn chung với nhà dân, trong khi ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân gần trường nơi học sinh đang học còn nhiều hạn chế rất ảnh hưởng đến môi trường trường học của học sinh.
 2. Nghiên cứu tài liệu:
 - Dựa vào sách giáo khoa sinh học 7, sách giáo viên sinh học 7 nhà xuất bản giáo dục. 
 - Dựa vào sách giáo dục bảo vệ môi trường môn sinh học THCS
 - Nghị quyết 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị về "Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
 - Quyết định 1363/QĐ – TTg ngày 17/10/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt đề án. Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu; "Giáo dục học sinh hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường".
 3. Trình bày thực trạng:
 Qua những lần theo dõi thu thập tham khảo ý kiến của học sinh trong năm học 2012 - 2013 gồm có 5 lớp với 166 học sinh thu nhận được kết quả như sau:
 Nếu các em chọn câu đúng thì đánh chữ Đ, nếu chọn cho là sai thì đánh chữ S vào 
Câu hỏi : 
 1. Việc vứt bừa bãi rác xuống sông, hồ, ao có đúng hay sai. ? 
 2. Nhà trường có trang bị thùng rác lớn cho các em bỏ vào có đúng hay sai. ?
 *. Kết quả thu nhận được :
Lớp
Sỉ số
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
7/1
33
22
66.7
10
30.3
1
3.0
7/2
37
13
35.1
22
59.5
2
5.4
7/3
32
25
78.1
7
21.9
/
/
7/4
33
17
51.5
14
42.4
2
6.1
7/5
31
16
51.6
15
48.4
/
/
TC
166
93
56
68
41
5
3
 Từ những thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy đã thử nghiệm một số phương pháp dạy học nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động dạy và học môn sinh 7 tại trường THCS Long Vĩnh.
III. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 1. Biện pháp chung:
 1.1 Giáo viên có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay trong các hoạt động dạy của mình.
 Nếu trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới môi trường được đặt ở phần cuối trong bài nên chiếm một nội dung nhỏ trong bài, tuy nhiên người giáo viên không được coi là phần phụ mà bỏ qua, phải đưa vào mục tiêu giáo dục trong bài học. Đó là nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ các loài động vật.
 Ví dụ : Bài 2 : Phân biệt động vật với thực vật, đặc điểm chung của động vật. Ở mục IV. Vai trò của động vật, giáo viên giới thiệu những hình ảnh về động vật có ích có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người ( cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, dùng làm thí nghiệm, hỗ trợ con người trong giải trí, thể thao . . . . . ). Tuy nhiên một số loại có hại truyền bệnh: trùng sốt rét, trùng kiết lị, muỗi, rận, rệp . . . . từ đó hạn chế môi trường phát sinh của động vật có hại, tiêu diệt chúng ở thời kì ấu trùng để đảm bảo sức khỏe cho con người, học sinh hiểu được liên quan giữa môi trường và chất lượng cuộc sống.
 Ví dụ Bài 15. Thực hành: Quan sát cấu tạo ngoài giun đất; giáo viên cho học sinh đọc thông tin trong SGK, giáo viên dùng phương pháp phân tích, giải thích, thuyết trình, quan sát mẫu vật, tìm tòi để giáo dục ý thức bảo vệ động vật không xương sống có ích, đặc biệt là giun đất đã làm tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất thông qua hoạt động sống của chúng từ đó học sinh ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường đất, tăng cường độ che phủ của đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho giun đất làm thức ăn.
 Như vậy chúng ta tiến hành tích hợp bảo vệ môi trường cho học sinh vào các bài học. Để hình thành cho các em có thói quen bảo vệ môi trường của một số loài động vật.
 1.2 Định hướng phương pháp giảng dạy các bài học có liên quan đến bảo vệ môi trường của các loài động vật.
 Để giảng dạy kiến thức cho học sinh khối 7 giáo viên có thể định hướng các phương pháp giảng dạy phải phù hợp với mục tiêu bài học:
Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Phương pháp hoạt động nhóm.
Phương pháp quan sát, hỏi đáp.
Phương pháp tìm tòi.
Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống và bảo vệ môi trường các loài động vật.
 Trong các phương pháp trên thì phương pháp hoạt động nhóm có nhiều ưu điểm hơn để từ đó giúp cho học sinh thảo luận tìm ra kiến thức một cách nhanh hơn.
 Ví dụ Bài 21. Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm. Mục II. Vai trò của thân mềm.
 Muốn thực hiện nội dung này giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Nhóm nói về bảo vệ môi trường nước.
Nhóm nói về bảo vệ động vật ngành thân mềm.
 Sau khi nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung và cho điểm.
 Để thực hiện nội dung này giáo viên phải biết cách tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
 1.3 Tích hợp giáo dục bảo vệ các loài động vật sống trong môi trường.
 Để giúp cho học sinh trong giờ học đở sự nhàm chán giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm trong phần II bài 60 Động vật quý hiếm tìm hiểu một số giá trị động vật quý hiếm sống trong môi trương.
 *. Phần câu hỏi:
Nhóm 1 : Ốc xà cừ, hươu xạ:
Nhóm 2: Tôm hùm đá, rùa núi vàng:
Nhóm 3: Cà cuống, cá ngựa gai:
Nhóm 4: Khỉ vàng, gà lôi trắng:
Nhóm 5: Sóc đỏ, khướu đầu đen:
*. Phần đáp án:
Nhóm 1: Kĩ nghệ khảm tranh; dược liệu sản xuất nước hoa.
Nhóm 2: Thực phẩm đặc sản, xuất khẩu; dược liệu chữa còi xương ở trẻ em, thẫm mĩ.
Nhóm 3: Thực phẩm đặc sản, gia vị; dược liệu chữa hen, tăng sinh lực.
Nhóm 4: Cao khỉ, động vật thí nghiệm; động vật đặc hữu, thẩm mĩ.
Nhóm 5: Giá trị thẩm mĩ; động vật đặc hữu, chim cảnh.
GV : Cho các tổ nhận xét chung -> giáo viên đánh giá và đi đến kết luận.
 1.4 Tổ chức cho học sinh tham quan về môi trường.
 Tham quan về môi trường đây là một nội dung vấn đề để giúp cho các em hiểu được môi trường, bảo vệ môi trường từ đó có được những kiến thức bổ ích trong việc học tập của các em.
 2. Một số ví dụ bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài động vật:
 Đối với cấp THCS cần có biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài động vật phụ thuộc vào môn học, mặt khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Để hiểu rõ vấn đề này thì chúng ta tìm hiểu một số bài sau đây:
 Ví dụ Bài 27. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Mục 2 ( II ). Vai trò thực tiễn của sâu bọ, giáo viên giảng giải, phân tích. Sâu bọ có lợi có vai trò; làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng -> giáo dục ý thức bảo vệ những loài sâu bọ có lợi.
 Ví dụ Bài 29. Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp. mục III. Vai trò thực tiễn, yêu cầu học sinh tìm tên đại diện có ở địa phương thuộc 3 lớp: Lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ và cho biết loài có lợi loài có hại đối với con người và tự nhiên từ đó học sinh thấy được động vật ngành chân khớp có vai trò : làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng, có vai trò trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái . . . Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ những loài động vật có ích, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.
 Ví dụ Bài 34. Sự đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá. Mục III. Vai trò của cá; giáo viên thông qua thói quen đánh bắt cá ở địa phương để giáo dục học sinh lựa chọn cách đánh bắt cá có lợi cho môi trường và mang lại hiệu quả lâu dài.
 + GV : Ở địa phương em người ta thường đánh bắt cá bằng những cách nào?
 + HS : Dùng lưới, dùng chài, dùng câu, dùng xung điện, dùng thuốc cá, dùng thuốc nổ, hóa chất . . . .
 + GV : Trong những biện pháp trên, biện pháp nào đem lại hiệu quả lâu dài, biện pháp nào có hại cho nhiều loài sinh vật?
 + HS : Dùng lưới, dùng câu, dùng chài . . . đem lại hiệu quả lâu dài vì như thế ta chỉ bắt một số cá có kích thước nhất định mà không làm tổn hại đến những con khác. Do đó chúng có thể sinh sản và duy trì nòi giống. Dùng xung điện, dùng thuốc cá, dùng thuốc nổ, hóa chất . . . sẽ gây hại cho các loài sinh vật dưới nước, làm chết và lãng phí nguồn lợi cá ( do còn nhỏ ta không sử dụng hoặc chìm trong nước ta không bắt được ).
 + GV : Như vậy khi đánh bắt cá ta lựa chọn cách nào cho phù hợp?
 + HS : Lựa chọn lưới phải phù hợp đánh bắt cá hợp lý mang lại lợi nhuận cao.
 Trong nội dung này giáo viên cũng có thể hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung? Học sinh sẽ trả lời là bảo vệ môi trường nước, sử dụng các biện pháp khai thác hợp lý.
 Nghiên cứu mức độ liên quan tới môi trường của mỗi tiết dạy để lựa chọn giải pháp phù hợp. Giáo dục môi trường bằng hình thức vận dụng kiến thức sinh học vào thực tế cuộc sống. Từ đó giáo dục học sinh muốn phát triển nguồn lợi từ cá ta cần bảo vệ môi trường nước không bị nhiễm bẩn. Cần phải có ý thức bảo vệ các loài cá trong tự nhiên, khuyến cáo mọi người không dùng điện, chất nổ, lưới mắt nhỏ đánh băt cá để góp phần bảo vệ các loài cá, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nước, chú ý gây nuôi các loài cá có giá trị kinh tế.
 Ví dụ Bài 37. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư. Mục IV. Vai trò của Lưỡng cư, giáo dục học sinh Lưỡng cư là động vật có ích cho nông nghiệp, là nguồn thực phẩm có giá trị là vật thí nghiệm trong sinh học. Nhưng hiện nay một số lượng lớn lưỡng cư đã bị suy giảm do con người săn bắt, môi trường bị nhiễm bẩn do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ . . . Vì thế việc bảo vệ môi trường, cấm săn bắt lưỡng cư bừa bãi là việc làm cần thiết góp phần bảo tồn sự phát triển của lưỡng cư. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ động vật có ích.
 Ví dụ Bài 51. Đa dạng của lớp thú - các bộ móng guốc

File đính kèm:

  • docSKKN SINH 2013 2014.doc