Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học hoá học nhằm phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh trường THCS

Dạy tốt - Học tốt được coi là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Trong công tác giảng dạy từ nhiều năm nay phương hướng giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh là vấn đề mà nhiều nhà giáo dục phải suy nghĩ, thí nghiệm, nghiên cứu. Trong mỗi bài giảng phải làm sao cải tiến được nội dung, phương pháp giảng dạy. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Làm sao ngay từ trong nhà trường ta bắt buộc đứa trẻ dùng cái trí khôn, trí thông minh, cái suy nghĩ mà hiểu biết rộng ra. Và từ đó đến lúc ra trường, vào đời phát huy được tài năng, tin tưởng vào sức mạnh. Tự thấy là một con người có khả năng sáng tạo. thì ở nhà trường phải làm thế nào tiếp sức cho trí thông minh cho nó, cái óc suy nghĩ cho nó và tất cả các khả năng suy nghĩ, lẽ dĩ nhiên phải có cơ sở, phải có phương pháp .”

 Vậy chúng ta thấy rõ ràng một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là : Rèn chí thông minh, óc suy nghĩ sáng tạo cho học sinh. Muốn làm được việc đó. Mỗi Giáo viên cần phải biết phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập suy nghĩ của học sinh làm sao khai thác sâu được kiến thức giúp học sinh nắm kiến thức nhanh, chính xác. Để đạt được như vậy vấn đề đặt ra là mỗi Giáo viên cần sử dụng phương pháp cho phù hợp với môn học, tiết học là hết sức quan trọng.

 Nội dung học tập của bộ môn hoá học ở trường THCS chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động, phong phú, hấp dẫn, để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh tạo điều kiện hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập của học sinh với bộ môn hoá học.

Hơn nữa với bộ môn hoá học đồ dùng học tập có vai trò rất quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện giúp học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi tri thức mới. Do đó việc sử dụng đồ dùng sao cho thích hợp với mỗi tiết học là một nhiệm vụ quan trọng của Giáo viên .

Thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy – học. Vì vậy xu hướng chung của việc cải cách bộ môn hoá học ở trong nước và trên thế giới là tăng tỷ lệ giờ cho các giờ thí nghiệm và nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm.

Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THCS giúp cho học sinh được tự mình tiến hành thí nghiệm, quan sát , phân tích đối tượng, tự thu thập các số liệu theo yêu cầu của bài tập và vận dụng các thao tác tư duy để sử lý các số liệu đó bằng bài tập so sánh, phân tích, nhận xét khái quát hoá để tìm ra các đặc điểm chung, riêng, đặc điểm bản chất của đối tượng. Theo cách đó phương pháp thí nghiệm đã thực sự kích thích tính tích cực, chủ động trong tư duy của học sinh khi lĩnh hội tri thức mới.

 Tiểu kết: Chính vì những lý do đã phân tích ở trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong giảng dạy hoá học nhằm huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh trường THCS Phúc Khánh -Yên Lập - Phú Thọ.”

 

doc20 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học hoá học nhằm phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, trình độ kiến thức ) để vận dụng ở các mức độ khác nhau.
Việc tạo ra sự kiện khởi đầu ( Mô tả hiện tượng trong thực tế đưa ra một bài toán, mô tả hay tiến hành một thí nghiệm ) có vai trò rất quan trọng thúc đẩy quá trình nhận thức. Tuy nhiên do đặc trưng bộ môn nên cần khai thác triệt để các thí nghiệm hoá học nhằm tạo ra tình huống có vấn đề, hoặc để lựa chọn sự kiện khởi đầu phù hợp . giai đoạn này sẽ quyết định sự thành công của giờ học. Các sự kiện khởi đầu tạo điều kiện cho học sinh phát hiện mâu thuẫn và giợi ý phương hướng giải quyết vấn đề. Trên cơ sở người giáo viên nắm vững vấn đề và hiểu trình độ học sinh việc tổ chức sự kiện khởi đầu tốt sẽ có tác dụng :
- Thu hút sự chú ý của học sinh .
- Làm xuất hiện mối quan hệ chi phối hiện tượng .
- Tạo điều kiện cho học sinh thu thập đầy đủ thông tin để đưa ra các dự đoán về các mối quan hệ có tính quy luật.
2. Sử dụng thí nghiệm biểu diễn, minh hoạ phù hợp với hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học .
Các thí nghiệm này thường được sử dụng để tìm hiểu kiến thức mới, nhờ những thí nghiệm này mà học sinh có thể thu thập những thông tin liên quan đến đối tượng cần nghiên cứu, tạo điều kiện cho tư duy trực giác của học sinh. Tuỳ theo mức độ của thí nghiệm và khả năng thực hiện của học sinh mà yêu cầu học sinh hoặc giáo viên làm. Khi hướng dẫn học sinh thí nghiệm thí nghiệm cần chú ý để học sinh vận dụng được vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình để đối chiếu, so sánh với những sự kiện vừa thí nghiệm. Cần định hướng sự chú ý của học sinh vào các vấn đề sau :
- Diễn biến của hiện tượng.
- Một hay nhiều hiện tượng diễn ra trong một thí nghiệm.
- Chiều hướng của sự biến đổi .
- Dấu hiệu của bản chất của sự biến đổi.
Hình thức thí nghiệm này đặc biệt khuyến khích học sinh mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ riêng của mình. Khi thí nghiệm xác nhận dự đoán của mình là đúng học sinh rất phấn khởi, tin tưởng vào bản thân . Từ đó khắc phục tâm lý thường giặp ở học sinh khi học hoá học .
3. Kết hợp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm nghiên cứu của học sinh nhằm phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh:
Từ thực trạng của việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong giảng dạy bộ môn hoá học trong giai đoạn hiện nay. Tôi đề xuất quy trình thí nghiệm của học sinh để nghiên cứu bài mới gồm các bước sau:
- Xác định nhiệm vụ học tập : Làm cho học sinh có nhu cầu thí nghiệm và ý thức được nhiệm vụ thí nghiệm .
- Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm: Học sinh nắm được các bước tiến hành thí nghiệm, quan sát được một số hiện tượng cơ bản của thí nghiệm hoặc các ý chính của một khái niệm, xây dựng mẫu phiếu học tập.
- Học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo nhóm: Sau khi được hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm học sinh tự thí nghiệm theo nhóm. Quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, ghi các hiện tượng quan sát được ra phiếu học tập, rút ra nhận xét, giải thích và viết phương trình hoá học. 
- Đánh giá, chính xác hoá, vận dụng, mở rộng kiến thức: Hoàn chỉnh,chính xác hoá khái niệm, vận dụng khái niệm để giải quyết nhiệm vụ học tập mới.
Sau đây là tóm tắt đặc điểm của mỗi bước:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ hoc tập
Giáo viên nêu lại hoặc đặt câu hỏi kiểm tra để gợi lại vốn kiến thức cũ ( có được do đã học hoặc kinh nghiệm thực tế) của học sinh về kiến thức sẽ được học (nghiên cứu tính chất của một chất cụ thể). Gợi ý cho các em thấy rằng vốn kiến thức đó còn chưa phản ánh được đầy đủ mà cần được tìm hiểu tiếp. Qua đó làm xuất hiện nhu cầu thí nghiệm, nghiên cứu thêm ở các em.
Với trình độ còn hạn chế học sinh THCS, do vậy tính có vấn đề của nhiệm vụ học tập chỉ nên dừng lại ở mức độ các em nhận rõ được những kiến thức đã có của mình và có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về nó. Do đó, sau khi đã huy động hoặc trang bị mới một số kiến thức ban đầu cho Học sinh , Giáo viên có thể diễn đạt giúp các em nhiệm vụ học tập bằng một câu hỏi hoặc yêu cầu.
Ví dụ : Dạy bài:Sắt (hoá học 9) khi tìm hiểu về tính chất hoá học của sắt giáo viên nên đặt câu hỏi.
? Nêu tính chất hoá học chung của kim loại?
? Sắt cũng là một kim loại vậy sắt có những tính chất hoá học đó không?
?Để biết sắt có nhứng tính chất chung của kim loại hay không chúng ta phải làm gì? 
Các em cần phải tiến hành một số thí nghiệm để trả lời câu hỏi đó.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm.
Trong bước 2, Giáo viên giới thiệu các dụng cụ và hoá chất cần để tiến hành thí nghiệm và làm mẫu việc thí nghiệm, đồng thời hướng dẫn học sinh các bước tiến hành thí nghiệm để hình thành nên mẫu phiếu học tập và rút ra được các nhận xét sơ bộ về hiện tượng quan sát được. 
Ví dụ: Khi dạy bài tính chất của oxi (hoá học 8).
Khi nghiên cứu tính chất hoá học của oxi (Tác dụng với lưu huỳnh)
Giáo viên giới thiệu các dụng cụ vá hoá chất cần cho thí nghiệm.
Giáo viên hướng đẫn học sinh tiến hành thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong oxi:
- Dùng muôi sắt lấy một lượng lưu huỳnh bằng hạt ngô.
- Đưa muôi sắt có chứa lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn.
-> Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng.
- Đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ oxi.
-> Quan sát hiện tượng và so sánh với lưu huỳnh cháy ngoài không khí.
Từ đó giáo viên và học sinh cùng hình thành nên mẫu phiếu học tập:
Thí nghiệm
Hiện tượng
Nhận xét
Phương trình hóa học
S cháy trong không khí
S cháy trong oxi
1
2..
Bước 3: Học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành một số nhóm, trong điều kiện các trường có phòng học bộ môn thì giáo viên nên chia lớp thành 4 nhóm. Với các trường chưa có phòng học bộ môn hiện nay học sinh thường ngồi 4 em một bàn thì tốt nhất là cho Học sinh ở bàn trên ngồi quay xuống cùng với các em bàn dưới lập thành một nhóm thí nghiệm. 
Mỗi nhóm được giao nhiệm vụ thí nghiệm độc lập, sau khi tiến hành thí nghiệm theo nhóm các em thảo luận và rút ra nhận xét và ghi vào các ô còn để trống của phiếu học tập. Trong khi các em thí nghiệm và thảo luânh nhóm giáo viên bao quát lớp, đến gần các nhóm, phát hiện được các khó khăn của mỗi nhóm để gợi ý, hướng dẫn, giúp đỡ .
	Sau đó , các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả , cả lớp theo dõi và góp ý bổ xung , giáo viên chỉnh lí lại các câu nhận xét để học sinh sửa trong phiếu học tập của mình . Giáo viên cũng có một phiếu học tập lớn ở bảng phụ , việc ghi nhận xét vào từng ô được thực hiện bằng cách đính dần vào đó các mảnh giấy ghi sẵn nội dung . Như vậy , phiếu học tập treo trên bảng là một bảng chữ động có thể tháo hoặc lắp ghép dần và có thể dùng lặp lại ở các lớp khác nhau.
	Kết thúc hoạt động trên , giáo viên đã hướng dẫn học sinh ghi được vào phiếu học tập các nhận xét và rút ra được các kiến thức cơ bản cần tìm hiểu.
Ví du: Sau khi học sinh tiến hành thí nghiệm tác dụng của oxi với lưu huỳnh. thì học sinh sẽ ghi được đầy đủ các thông tin vào các ô còn trống trong phiếu học tập trên như sau:
Thí nghiệm
Hiện tượng
Nhận xét
Phương trình hóa học
S cháy trong không khí
S cháy trong oxi
Tác dụng của oxi với lưu huỳnh
Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.
Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí không màu.
ở nhiệt độ cao oxi đã tác dụng với lưu huỳnh sinh ra khí lưu huỳnh
 đi oxit (SO2)
S + O2 SO2 
Bước 4: Đáng giá, chính xác hoá, vận dụng, mở rộng kiến thức. 
	Giáo viên kết hợp với học sinh đánh giá hoạt động thí nghiệm của từng nhóm học sinh (Nếu hoạt động này chưa được thực hiện xen kẽ thông qua việc góp ý, bổ xung, chỉnh lí các câu nhận xét ở bước 3 ). Trong bước 4, giáo viên đưa ra câu nhận xét chung về tinh thần, kết quả thí nghiệm để động viên học sinh và xác nhận lại tính đúng đắn của các nội dung được ghi trong phiếu học tập .
	Chính xác hoá kiến thức là hoàn chỉnh, bổ xung khái niệm mà học sinh đã xây dựng qua hoạt động thí nghiệm ở bước 2 và bước 3. Việc chính xác hoá sẽ làm cho kiến thức trở thành trìu tượng, khái quát hơn và qua đó sẽ phản ánh đầy đủ và bản chất hơn. Ví dụ: Sau khi học sinh nghiên cứu xong phần tính chất hoá học của oxi giáo viên có thể vận dụng và mở rộng kiến thức bằng cách cho học sinh làm bài tập sau: 
	Viết các phương trình phản ứng của oxi tác dụng với các chất sau:
Cacbon.
Đồng kim loại.
Magiê.
Nhôm.
?Em có rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của oxi?
	Việc mở rộng kiến thức chính là khai thác thêm kết quả thí nghiệm, chủ yếu thực hiện bằng sự suy luận của học sinh , làm cho cá em hiẻu sâu sắc hơn kiến thức đã được xây dựng. Việc mở rộng kiến thức còn có tác dụng làm cho các em thấy rõ hơn ý nghĩa của kiến thức đã lĩnh hội được, do đó cũng có tác dụng bồi dưỡng hứng thú học tập và giúp cho việc vận dụng kiến thức được tốt hơn, cũng có thể giúp cho việc bồi dưỡng phát triển thái độ đúng đắn của học sinh với bộ môn.
	* Vài nhận xét và lưu ý về vấn đề đã được nêu trên:
- Với cách thực hiện bài dạy gồm 4 bươc thứ tự như trên học sinh được thực hành thí nghiệm , qua đó rút ra được kiến thức cần lĩnh hội, rèn luyện được các kỹ năng học tập và các thao tác tư duy, bồi dưỡng hứng thú học tập sau mỗi thành công của quá trình thí nghiệm.
- Các kiến thức, kỹ năng của các em liên tục được huy động trong các tình huống kế tiếp nhau, lúc đầu là kiến thức, kinh nghiệm cũ được huy động để tạo tình huống chung cho cả tiết học (Bước 1- Xác định nhiệm vụ học tập). Trong quá trình thí nghiệm các em tự mình được tiến hành thí nghiệm, quan sát các hiện tượng. Tự suy nghĩ để giải thích các hiện tượng quan sát được và tự mình rút ra các kết luận về chiều biến đổi của chất. (Bược 2 – Bước 3: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm. Học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo nhóm).
Kết quả các bước đó lại được vận dụng ngay ở bước 4 (chính xác hoá, mở rộng kiến thức). Các bước được phân định khá rạch ròi nhưng lại hỗ trợ nhau như vậy nên học sinh vừa được “ tạm nghỉ” sau mỗi hoạt động, lại vừa tích cực chuẩn bị để hào hứng bước vào hoạt động tiếp sau. Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm này của tiến trình bài dạy để có những câu nói, những cách thức điều khiển sự chuyển tiếp linh hoạt các hoạt động của học

File đính kèm:

  • docSKKN Hoa THCS.doc