Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng phương pháp dạy học tích cực môn hoá học ở trường PTTHCS
- Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều năm qua, nhằm đưa ngành giáo dục phát triển ngày càng cao, càng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của cha mẹ học sinh.
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá, hoạt động học tập tích cực của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên : giúp học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã thu nhận được là một vấn đề rất quan trọng trong cải cách giáo dục hiện nay.
- Trong các chỉ đạo chuyên môn hay bồi dưỡng cho giáo viên vẫn còn thiên nhiều về nội dung môn học hơn là tìm hiểu về phương pháp dạy học. Vì thế không tránh khỏi việc hiểu và vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học một cách máy móc thậm chí con sai lệch ở một số giờ dạy của giáo viên.
- Để góp phần giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn, tôi mạnh dạng viết lên sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “ Sử dụng phương pháp dạy học tích cực môn hoá học ở trường PTTHCS”
- Đề tài này đã được nói nhiều trong các tài liệu và sách báo, nhưng bản thân tôi đã đem ra áp dụng có hiệu quả nên viết ra để trao đổi cùng đồng nghiệp.
- Đề tài này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, mong đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp góp ý giúp đỡ để đề tài được tốt hơn, hoàn thiện hơn.
h, mô tả hiện tượng, giải thích nhận biết sản phẩm và viết các phương trình hóa học. Từ đó học sinh rút ra kết luận. - Tương đối tích cực : nhóm học sinh làm thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất, quy tắc, định luật hoặc điều đã biết. - Ít tích cực : học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn để chứng minh cho một tính chất hay định luật đã biết. Thí dụ : khi sử dụng thí nghiệm dạy bài “ Tính chất hóa học của hiđrô” ở sách giáo khoa hóa học 8, giáo viên thiết kế giáo án theo mô hình rất tích cực và tích cực. - Tên thí nghiệm là: Hiđrô tác dụng với đồng (II) oxit Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Mụcđích thí nghiệm Nghiên cứu thí nghiệm rút ra hiđrô khử đồng (II) oxít tạo thành đồng kim loại và nước, Từ đó và một số ví dụ khác khái quát hóa được hiđrô khử một số oxít kim loại tạo thành kim loại và nước. Dụng cụ thí nghiệm Hãy quan sát cho biết dụng cụ chính và tác dụng của chúng Quan sát hình vẽ trong bài hoặc dụng cụ đã được lắp đặt trước mặt, mô tả dụng cụ và cách làm Dự đoán Phản ứng có xãy ra Thực hiện thí nghiệm học sinh thực hiện thí nghiệm theo nhóm : - Điều chế hiđrô từ Zn và dung dịch HCl đặc. - Dẫn khí hiđrô đi qua ống đựng CuO có màu đen nung nóng. Hiện tượng thí nghiệm Hãy quan sát thành ống nghiệm, sự thay đổi màu sắc chất rắn Xuất hiện chất rắn màu đỏ, thành ống nghiệm bị mờ đi Giải thích hiện tượng viết phương trình hóa học Chất rắn màu đỏ có thể là chất nào? Kim loại đồng có màu đỏ, hơi nước tạo thành làm thành ống nghiệm bị mờ đi CuO + H2 Cu + H2O Rút ra kết luận Hãy rút ra nhận xét qua thí nghiệm này Hiđrô đã chiếm oxi của CuO, tạo thành kim loại Cu và H2O, H là chất khử. b/ Sử dụng một số phương tiện để dạy và học tích cực bộ môn hóa học trong trường THCS b.1 Phương tiện dạy học hóa học gồm : tranh ảnh, đĩa hình, mô hình, máy vi tính, bản trong và đèn chiếu - Các phương tiện này được sử dụng ở hầu hết các loại bài hóa học như : tính chất hóa học, sản xuất các chất, ôn luyện tập, thực hành - Các hoạt động của giáo viên và học sinh khi sử dụng phương tiện theo hướng tích cực. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu mục đích - Trình bày cho học sinh - Hướng dẫn học sinh, quan sát nhận xét, rút ra kết luận. - Học sinh quan sát hình vẽ, thí nghiệm trên đĩa hình, màn hình - Nêu nhận xét. - Rút ra kết luận. b.2 Sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị như là nguồn kiến thức để học sinh khai thác thông tin mới. Thí dụ : học sinh quan sát đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ tan của một số chất rắn theo nhiệt độ ở bài độ tan để rút ra được : + Độ tan của từng chất CuSO4, KNO3, KCl thay đổi nhiệt độ như thế nào? + Độ tan của chất nào tăng nhanh nhất? + Độ tan của chất nào tăng chậm và cuối cùng giảm khi nhiệt độ càng tăng? - Rút ra nhận xét chung về sự phụ thuộc độ tan của một số chất rắn theo nhiệt độ. * Sử dụng máy chiếu, bản trong để thực hiện một số công việc nhanh chóng, hiệu quả trực quan như : - Nêu câu hỏi và bài tập trong tiết học. - Nêu hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm hoặc những yêu cầu của giáo viên. - Những nội dung cần chốt lại sau mỗi hoạt động trong bài học c/ Vai trò của bài tập hóa học trong dạy học tích cực - Bài tập hóa học đóng vai trò quan trọng để củng cố kiến thức của học sinh, giúp học sinh rèn kĩ năng, tìm tòi, phát hiện kiến thức - Bài tập hóa học được phân chia thành : bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm khách quan ( câu điều kiện khuyết, câu đúng sai hoặc có- không, câu có nhiều lựa chọn, câu cặp đôi ). Bài tập hóa học có thể được sử dụng để dạy học tích cực ở trường THCS. - Bài tập hóa học góp phần to lớn trong việc dạy học tích cực các bài mới về hóa học khi : + Bài tập hóa học là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi và phát hiện kiến thức. + Bài tập hóa học. + Bài tập hóa học dùng để nêu và giải quyết vấn đề. + Bài tập hóa học mô phỏng một số tình huống thực của đời sống thực tế. - Bài tập hóa học là phương tiện để tích cực hoá hoạt động của học sinh ở cấp học, bậc học nhằm : + Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. + Giúp học sinh vận dụng kiến thức, phát triển tư duy. Thí dụ 1 : Thông qua việc giải bài tập hóa học, học sinh tự tìm tòi ra khái niệm axít ( hóa học lớp 8 ). - Giáo viên nêu một số câu hỏi và bài tập như sau : + Hãy cân bằng những phương trình phản ứng sau : SO3 + H2O H2SO4 P2O5 + H2O H3PO4 CO2 + H2O H2CO3 + Cho biết các chất tạo thành sau phản ứng thuộc loại chất nào? + Cho biết thành phần phân tử của, H2SO4, H3PO4, H2CO3 có gì giống nhau. + Nhóm nguyên tố = SO4; = PO4; = CO2 được gọi là gốc axít. Vậy căn cứ vào hoá trị H (I) cho biết hoá trị gốc axít? - Từ đó học sinh rút ra kết luận. + Thế nào là hợp chất axít? Thí dụ 2 : Sử dụng câu hỏi bài tập giúp học sinh tích cực vận dụng kiến thức vào thực tế. - Giáo viện đặt câu hỏi : có những hỗn hợp gồm các chất khí thải độc hại sau đây : HCl, Cl2, CO2, SO2 Hãy nêu biện pháp để sử lí các chất thải đó bằng phương pháp hóa học. - Hoạt động của học sinh có thể như sau : Phương hướng chung Hoạt động cụ thể - Phân tích đề bài : cho gì ? Và yêu cầu làm gì ? - Tìm mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết? - Phân biệt chất và xác định tính chất của chúng. - Tìm phương pháp xử lí : tác dụng với chất khác tạo thành chất ít hoặc không độc hại. - Xác định các chất và biện pháp cụ thể. - Cho các chất khí độc hại, yêu cầu xử lí chất thải. - Các chất có tính axít :HCl, CO2, SO2, Cl2, chất có tính khử : CO. - Dùng chất khử có tính kiềm và chất khử có tính oxi hoá. - Dùng nước vôi trong : để điều chế, rẽ tiền có tính kiềm. - Dùng CuO làm chất oxi hoá để khử CO. - Cách làm : Bước 1 : dẫn hổn hợp khí thảy sụt qua nước vôi trong dư. Bước 2 : đốt hỗn hợp khí còn dư và dùng nước vôi trong khử tiếp. Kết luận : đã khử được toàn bộ hỗn hợp khí thải. Thí dụ 3 : Sử dụng bài tập hóa học trong các giờ học thực hành để tích cực hoá hoạt động của học sinh. Bài tập : Có 3 lọ đựng dung dịch NaOH, HCl và nước cất. Chỉ dùng một chất, Hãy nhận biết mỗi lọ đựng chất nào. ( dụng cụ và hoá chất coi như có đủ ) Hoạt động học sinh được tích cực hoá như sau : Phương hướng chung Thực hiện cụ thể Bước 1 : xác định đặc điểm của từng chất và thuốc thử cần dùng. Bước 2 : xác định thuốc thử cần dùng Bước 3 : Nhận biết bằng thực nghiệm. - Dung dịch NaOH, HCl có phản ứng với giấy quì tím có màu đặc trưng. - Nước cất không làm thay đổi màu giấy quì tím. - Do đó dùng giấy quì tím để nhận biết mỗi chất trên. - Dùng ống hút nhỏ giọt hút mỗi lọ 2-3 giọt nhỏ vào giấy quì tím. - Nếu quì tím hóa đỏ, đó là dung dịch HCl, nếu hoá xanh là dung dịch NaOH, nếu không đổi màu đó là nước cất. * Nói chung : tích cực hoá hoạt động của học sinh qua giải bài tập hóa học được thể hiện ở giáo viên nêu nội dung bài tập như là một vấn đề cần giải quyết, hướng dẫn học sinh tìm tòi để đi đến kết quả. d/ Sử dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ: Học tập hợp tác trong nhóm nhỏ trong dạy học hóa học được thực hiện khi : - Nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất. - Thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận nào đó. * Cùng thực hiện một nhiệm vụ giáo viên giao cho. Để đạt hiệu quả cao trong thảo luận nhóm và phát huy tính tích cực hợp tác theo nhóm cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây : + Phân công nhóm thường xuyên và nhóm cơ động: Nhóm thường xuyên theo từng bàn hoặc hai bàn ghép lại và đặc tên cụ thể là nhóm 1, nhóm 2 có thể thay đổi nhóm khi có những công việc cần thiết gọi là nhóm cơ động ( không cố định). + Phân công trách nhiệm trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định như : nhóm trưởng, thư kí, các thành viên. ( trong đó nhóm trưởng chịu trách nhiệm quản lí nhóm ). + Giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ, định hướng điều chỉnh kịp thời. Thí dụ : Cho học sinh nghiên cứu theo nhóm về tính chất của axít thông qua thí nghiệm nghiên cứu dung dịch H2SO4 tác dụng với Cu(OH)2 và NaOH. Hoạt động theo hướng tích cực là : Các thành viên Nhiệm vụ giao Nhóm trưởng Phân công điều khiển Thư kí Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên Các thành viên Quan sát trạng thái màu sắc của dung dịch H2SO4; Cu(OH)2; NaOH rắn Thành viên 1 Thí nghiệm 1 : nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(SO)4 Thành viên 2 Thí nghiệm 2 : nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng NaOH Các thành viên Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2. Giải thích viết phương trình hóa học và rút ra kết luận. Nhóm trưởng - Chỉ đạo thảo luận thảo luận nhóm để rút ra kết luận đúng. - báo cáo kết quả của nhóm trước * Để giú
File đính kèm:
- SKKN CUC HAY DAT TINH.doc