Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan để dạy bài: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

Giáo dục công dân là môn học quan trọng trong chương trình giảng dạy ở trường THPT. Việc nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn này là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục- đào tạo con người của đất nước ta.

Tuy vậy, những nhận thức, quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn giáo dục công dân trong đời sống xã hội và trong giáo dục đã dẫn tới những sai lầm về nhận thức và học tập không đúng với môn học. Hệ quả tất yếu là sự giảm sút chất lượng trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những kiến thức cơ bản, hiện tựơng coi thường môn học trở nên khá phổ biến.

Trong khi đó, môn giáo dục công dân đề cập và giải quyết toàn diện hệ thống kiến thức cơ bản, cần thiết của người công dân Việt Nam trong thời đại mới. Đồng thời môn giáo dục công dân tập trung khá nhiều phân môn chứa đựng kiến thức của nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, triết học, đạo đức, pháp luật Vì thế, đối với môn học này đòi hỏi chặt chẽ việc dạy và học phải gắn liền một cách trực tiếp cụ thể với đời sống và việc rèn luyện tu dưỡng của mỗi học sinh.

 Nhưng để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi giáo viên phải thực hiện các phương pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy nhằm phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh. Trong việc cải tiến phương pháp dạy học theo xu thế mới, việc sử dụng đồ dùng trực quan hiệu quả là điều rất quan trọng. Thông qua việc sử dụng phương pháp này sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, kết hợp mắt thấy - tai nghe, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu và phát triển năng lực chú ý, quan sát, phân tích tổng hợp của học sinh, có thể giúp học sinh hệ thống hoá, cũng cổ tri thức và nâng cao hiệu quả học tập.

 Trong xu thể đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay và từ thực tế áp dụng vào quá trình giảng dạy, tôi chọn đề tài “Sử dụng đồ dùng trực quan để dạy bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá” ( SGK giáo dục công dân11) làm sáng kiến kinh nghiệm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan để dạy bài: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đồ dùng trực quan lại càng cần thiết hơn. Đồ dùng trực quan càng gần gũi với cuộc sống học sinh, gắn với kiến thức học sinh đã tích luỹ được thì càng tăng thêm tác dụng tích cực của đồ dùng trực quan trong dạy học môn này. Sử dụng đồ dùng trực quan sẽ hình thành, củng cố con đường nhận thức biện chứng cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách lôgic, khoa học; phát triển tư duy khoa học, năng lực vận dụng tri thức đã được học vào cải tạo thực tiễn, phục vụ quá trình học tập, lĩnh hội tri thức và hoạt động xã hội.
	Sau đây là một số loại hình đồ dùng trực quan trong dạy học môn giáo dục công dân và các yêu cầu sử dụng
- Sơ đồ, lược đồ:
	Đây là những hình thức trực quan tạo cho học sinh những hình ảnh tượng trưng về sự vật, hiện tượng. Nó không chỉ là đồ dùng cụ thể hoá sự kiện mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm cho học sinh. Trong việc hình thành, phát triển và củng cố tri thức cũng như phát triển tư duy cho học sinh thi sơ đồ, lược đồ có tác dụng rất lớn. Mặc dù những tri thức của môn giáo dục công dân mang tính khái quát, trừu tượng nhưng chúng ta vẫn có thể xây dựng các sơ đồ nhằm nêu lên bản chất, lôgic của vấn đề, mối quan hệ giữa những tri thức, giúp học sinh nắm tri thức một cách cơ bản nhất nếu như giáo viên chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. Mặt khác, các hình thức này có tác dụng hệ thống hoá kiến thức, giúp học sinh nắm bài giảng một cách tổng hợp.
	Cần lưu ý rằng, khi sử dụng sơ đồ để biểu thị các quan hệ giữa các khái niệm, phạm trù cần lưu ý tới cách mô hình hoá, nếu không sẽ dẫn tới sai lầm và học sinh có thể tiếp thu kiến thức sai lệch.
- Tranh ảnh, đoạn phim:
	Tranh ảnh, đoạn phim là đồ dùng trực quan gây nhiều ấn tượng sâu sắc tạo ra trạng thái tâm lý nhẹ nhàng. Tranh ảnh, đoạn phim có nhiều loại khác nhau và rất đa dạng. Do đó, việc sử dụng tranh ảnh, đoạn phim phải có chọn lọc, phù hợp với nội dung bài giảng, biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Mặt khác, trong môn giáo dục công dân, bên cạnh sử dụng tranh ảnh, đoạn phim giúp học sinh liên hệ lĩnh hội kiến thức, còn giáo dục thẩm mỹ cho các em.
- Số liệu thống kê:
	Trong môn giáo dục công dân, việc sử dụng các số liệu hoặc thống kê để minh hoạ cho bài giảng là rất cần thiết. Đó là một trong những cơ sở để rút ra kết luận khoa học về sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng khách quan.
	Tuy nhiên, để có thể minh hoạ cho bài giảng tốt, sát thực, mang tính chất thời sự thì giáo viên cần thu thập thông tin thông qua sách báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
- Máy vi tính, máy chiếu:
	Việc sử dụng máy vi tính, máy chiếu trong giảng dạy môn giáo dục công dân sẽ rất hiệu quả, vì loại đồ dùng này giúp học sinh tiếp cận với các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. máy vi tính, máy chiếu kích thích sự ham hiểu biết và lòng say mê học tập của học sinh, tạo ra ước mơ ban đầu của học sinh về việc chiếm lĩnh thành tựu khoa học và công nghệ của nhân loại; thay thế các phương tiện và công cụ dạy học của môn giáo dục công dân. Máy vi tính, máy chiếu có thế ghi nhớ và trình chiếu hàng loạt chương trình, có thế giúp cho giáo viên môn giáo dục công dân chuẩn bị trước những hình thức trực quan cần sử dụng trong bài giảng. Với những thao tác nhanh chóng, đơn giản, toàn bộ những vấn đề về trực quan mà giáo viên cần trình bày đã hiện ra trước mắt học sinh bằng máy chiếu. Vì thế, giáo viên sẽ rất thuận lợi trong giảng dạy và học sinh sẽ rất hứng thú khi lĩnh hội tri thức.
II. Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy, cùng với xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, bản thân tôi có nhiều trăn trở trong việc sử dụng phương pháp dạy học để truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh. Việc thay đổi chương trình, nội dung sách giáo khoa theo hướng đổi mới đã tạo điều kiện để giáo viên sử dụng một số phương pháp dạy học mới như: thảo luận nhóm, đóng vai, động não… Qua các tiết dạy bằng phương pháp mới, giáo viên đã để học sinh chủ động tự giác, tích cực hoạt động, nghiên cứu sách giáo khoa, học sinh hiểu bài hơn so với phương pháp truyền thống thường sử dụng.
Bài 4 : Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm cạnh tranh, nguyên nhân và tính tất yếu kinh tế không thể thiếu được cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Hiểu được mục đích cạnh tranh, các loai cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh.
2. Về kỹ năng:
- Biết cách quan sát tình hình cạnh tranh trên thị trường, qua đó phân loại được các loại cạnh tranh và ảnh hưởng của chúng.
- Trình bày được mục đích, các loại cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh trong SX và lưu thông hàng hóa.
- Bước đầu nhận thức được các giải pháp mà Nhà nước dùng để phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh ở nước ta hiện nay.
3. Thái độ hành vi:
- ủng hộ việc sử dụng cạnh tranh để thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
- ủng hộ việc làm của nhà nước khi xử lý cạnh tranh
II. Tài liệu và phương tiện giảng dạy
- Sách giáo khoa GDCD lớp 11.
- Câu hỏi tình huống GDCD lớp 11.
- Những số liệu, thông tin có liên quan đến nội dung bài học.
- Đoạn phim quảng cáo
- Các bảng biểu, sơ đồ
- Một số tranh ảnh liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Trình bày tác động của quy luật giá trị?
2. Giới thiệu bài mới:
- Quan sát trên thị trường chúng ta thường gặp các hiện tượng:
+ Giành dật níu kéo nhau trong SX lưu thông hàng hóa.
+ Giành dật thị trường.
+ Quảng cáo giới thiệu sản phẩm…
Những hiện tượng đó tốt hay xấu có cần thiết hay không và được giải thích như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV hỏi: Em hiểu thế nào là cạnh tranh?
HS: - Nghiên cứu SGK
- 1HS trả lời
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận rút ra khái niệm.
- Chú ý: Nội dung cạnh tranh thể hiện ở 3 khía cạnh chủ yếu là: Tính chất của cạnh tranh, các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh, mục đích của cạnh tranh.
GV hỏi: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh?
HS trả lời.
GV kết luận nhấn mạnh các ý chính.
- Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu.
- Điều kiện sx và lợi ích khác nhau.
GV hỏi: Theo em, những người tham gia cạnh tranh nhằm giành lấy những gì?
HS: Trả lời.
GV: - Nhận xét, kết luận về mục đích của cạnh tranh.
 - Sử dụng bảng 1 để kết luận tiểu mục
GV chuyển ý: Chúng ta đã biết mục đích cuối cùng của cạnh tranh là để dành nhiều lợi nhuận. Vậy để đạt mục đích, những người tham gia cạnh tranh thông qua các loại cạnh tranh nào?
GV hỏi: Các em hãy nêu các loại cạnh tranh?
HS trả lời.
GV: - Kết luận.
 - Sử dụng bảng 2 để kết luận tiểu mục
GV: - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ cho mỗi loại cạnh tranh.
 - Sử dụng một số hình ảnh ( trang phụ lục) để minh hoạ thêm cho các loại cạnh tranh
GV chuyển ý: trong sx và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh tích cực hay hạn chế. Câu trả lời là: cạnh tranh có hai mặt: tích cực và hạn chế. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tính hai mặt của cạnh tranh.
Thảo luận nhóm
GV:- Chia lớp thành hai nhóm theo hai dãy bàn
 - Nêu vấn đề thảo luận cho hai nhóm và định thời gian thảo luận.
HS: - Các nhóm thảo luận.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác bổ sung
GV: - Kết luận vấn đề.
 - Sử dụng bảng 3 để kết luận tiểu mục
GV hỏi: Theo em để phát huy mặt tích cực và giảm thiểu mặt tích cực của cạnh tranh chúng ta phải làm gì?
HS trả lời.
GV kết luận: Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa, vừa có mặt tích cực vừa có hạn chế, nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được Nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế- xã hội thích hợp.
1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
a. Khái niệm cạnh tranh
 Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong SX kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận.
b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
 Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sx- kinh doanh, có điều kiện sx và lợi ích khác nhau.
2. Mục đích của cạnh tranh và các lạo cạnh tranh.
a. Mục đích của cạnh tranh:
Sử dụng bảng 1 ( trang phụ lục) để giới thiệu cho học sinh.
b. Các loại canh tranh:
Sử dụng bảng 2 ( trang phụ lục) để giới thiệu cho học sinh.
3. Tính hai mặt của cạnh tranh.
Sử dụng bảng 3 ( trang phụ lục) để giới thiệu cho học sinh.
4. Củng cố, luyện tập:
Cho học sinh nhắc lại toàn bộ kiến thức bài học.
IV. Hướng dẫn học bài.
- Làm các bài tập trong SGK.
- Tìm hiểu sự cạnh tranh trong ngành hàng không và ngân hàng.
- Chuẩn bị bài mới.
Bảng 1: Mục đích của cạnh tranh
 Mục đích của cạnh tranh	
Nhằm giành những điều kiện thuận lợi
để thu lợi nhuận
Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác;
Giành ưu thế về khoa học và công nghệ; 
Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng;
Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hoá và phương thức thanh toán…
Bảng 2: Các loại cạnh tranh
các loại cạnh tranh
Cạnh tranh giữa người bán với nhau
Cạnh tranh giữa ngươig mua với nhau
Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh trong nước và ngoài nước
Bảng 3: Tính hai mặt của cạnh tranh
Mặt tích cực
Kích thích LLSX, khoa học- kỹ thuật phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên
Khai thác tối đa mọi nguồn lực
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặt hạn chế
Làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng
Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương
Gây rối loạn thị trường
tính hai mặt
của cạnh tranh
III. Kết luận
	Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Sử dụng đồ dùng trực quan để dạy bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá” với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học nói chung và môn giáo dục công dân nói riêng thực sự là vấn đề rất cần th

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem GDCD.doc
Giáo án liên quan