Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các câu chuyện, liên hệ kiến thức thực tiễn làm sinh động bài giảng hoá học

 Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chất. Đây là một bộ môn gắn liền với tự nhiên và có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.Vì vậy việc hiểu biết về hoá chất và nắm được những tính chất của chất giúp chúng ta biết vận dụng để giải các bài tập, xử lí các tình huống diễn ra trong tự nhiên và sử dụng hoá chất đúng cách, hiểu được tầm quan trọng của hoá chất để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống con người.

 Một thực tế cho thấy môn hoá học là một môn trừu tượng, khô khan, học sinh khó tiếp thu, chỉ học trên sách vở mà ít quan tâm đến những hiện tượng, tự nhiên, ứng dụng thực tế, điều này làm cho các em mau quên kiến thức và dễ chán, cảm thấy kiến thức hoá học thật trừu tượng, khó hiểu dẫn đến không yêu thích bộ môn, học một cách thụ động không biết giải quyết những hiện tượng liên quan đến kiến thức hoá học diễn ra xung quanh, không biết ứng dụng kiến thức thực tiễn vào cuộc sống, ảnh hưởng đến vốn hiểu biết và kĩ năng sống của các em.

 Trước tình hình đó đổi mới môn hoá học là hết sức quan trọng, ngoài việc nâng cao hiệu quả dạy học bằng các phương pháp khác như: phương pháp thực hành, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, công nghệ thông tin thì việc tạo hứng thú say mê học tập môn hoá học đó là phát huy tính thực tế trong bài giảng. Ở lứa tuổi này các em rất tò mò, thích khám phá, nếu đặt đúng chỗ sẽ giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn. Với lí do trên tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp: “Sử dụng các câu chuyện và liên hệ kiến thức thực tiễn làm sinh động bài giảng hoá học”. Hi vọng đề tài này sẽ khơi dậy sự hứng thú học tậpcủa học sinh, giúp các em thấy được hoá học là một môn khoa học bổ ích lí thú và rất gần gũi với cuộc sống chúng ta.

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các câu chuyện, liên hệ kiến thức thực tiễn làm sinh động bài giảng hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t từ các loại vàng khác (hợp kim vàng).
 Hướng dẫn HS Phân kim được các loại vàng thấp tuổi lấy ra được vàng y nguyên chất bằng một loại Acid: Vàng thấp tuổi (vàng lẫn tạp chất Cu, Ag…) cán mỏng, cắt nhỏ cho vào H2SO4 đặc, nóng (lưu ý trong thực tế người ta thường sử dụng HNO3). Tạp chất sẽ tan trong H2SO4 đặc, nóng, ta sẽ thu được vàng:
 Cu + 2H2SO4 đặc, nóng CuSO4 + SO2 + 2H2O
 Áp dung: Vấn đề này liên hệ thực tế cho HS biết được để ứng dụng trong nghề thợ bạc sau này. Giáo viên có thể xen vào trong tiết dạy “Một số axít quan trọng” tiết 6 lớp 9. 
 Vấn đề 12: Câu chuyện về: “Dịch thiếc”
 Các em học sinh đã từng nghe nói về các bệnh dịch, nhưng đã khi nào khi nào nghe nói về dịch thiếc chưa?
 Vàng và bạc có màu sắc rất đẹp và từ lâu đời đã được biết đến, nhưng rồi hôm kim loại thiếc từ trong ống lửa xuất hiện, có màu sắc óng ánh đẹp như bạc vậy. Của lạ bao giờ cũng được chuộng. Thế là nhà vua truyền may một áo bào và đơm bộ cúc bằng thứ kim loại mới này. Áo bào được cất giữ trong cung cấm. Thế rồi bỗng dưng bộ cúc áo nhà vua biến mất!
 Ai giám vào cung cấm? Vậy kẻ trộm là ai? Quân lính lục soát mọi nơi, ngoại trừ ít bụi xám còn vương trên áo bào và rơi dưới đáy tủ, không con một chiếc cúc nào được tìm thấy.
 Bí mật đó ngày nay mới được đưa ra ánh sáng: ở nhiệt độ thường thiếc trắng là dạng bền nhất, nhưng ở nhiệt độ 13,2o C thiếc trắng chuyển thành thiếc xám; thiếc xám không ở dạng tinh thể mà ở dạng bột.
Bộ cúc nhà vua đã biến mất chính vì có sự chuyển dạng thù hình của thiếc trắng (α.Sn) sang thiếc xám (β.Sn) ở nhiệt độ 13,2o C.
 Lịch sử cũng đã ghi lại năm 1812 khi quân Napôlêông phải rút lui khỏi Matxcơva, mùa đông năm ấy trời rét lắm, các cúc áo làm bằng thiếc trên áo ca-pôt của quân đội viện thông Pháp đã rã thành bột xám.
 Từ đấy có tên dịch thiếc.
Áp dụng : củng cố kiến thức về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học , dẫn dắt các em hình thành mối liên hệ kiến thức ở bài sau, sử dụng trong bài : Sự biến đổi chất và phản ứng hoá học ở lớp 8, tính chất vật lí, hoá học của kim loại lớp 9
 Vấn đề 13: Vì sao nên bôi vôi vào vết côn trùng đốt ? 
 Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa.
 Hiện tượng này, ngày nay hoá học đã giải thích được rõ ràng: trong nọc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng axit fomic  gây bỏng da và đồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong còn có cả HCl, H3PO4, cholin… nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên  và rất rát. Người ta vội lấy vôi hay dung dịch xút để  bôi vào vết côn trùng đốt. Khi đó xảy ra phản ứng trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa.
 HCOOH + Ca(OH)2 → Ca(HCOO)2 +H2O
 Áp dung: Điều này là hiển nhiên thấy trong đời sống, ai cũng có thể biết được điều này, nhưng không giải thích được vì sao phải bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt?Do đó vấn đề này có thể đưa vào trong khi dạy bài “Một số bazơ quan trọng” tiết 13 hoá 9.
 Vấn đề 14: Làm thế nào để phân biệt muối iod và muối thường ? 
 Muối iod ngoài thành phần chính là muối ăn (NaCl) còn có một lượng nhỏ NaI (nhằm cung cấp iod cho cơ thể).
 Để phân biệt muối thường và muối iod ta vắt nước chanh vào muối, sau
 đó thêm vào một ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ muối đó là muối iod.
 Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ?
Các bà mẹ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm, điều này có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khô, nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dung dịch đặc, và lớp vỏ là một màng bán thẫm. Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu bị phá vỡ làm cho đậu mềm.
Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều.
Thông thường khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ không nên thêm đường quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm.
 Áp dung: Giáo viên cung cấp cho học sinh 1 số mẹo vặt trong đời sống thường ngày khi giảng dạy bài “một số muối quan trọng” tiết 15 hoá 9.
 Vấn đề 15: Em có biết khi sử dụng đồ nhôm?
Đồ nhôm hầu như đã được phổ biến trong mọi gia đình ở mọi quốc gia trên thế giới. Người ta ưa đồ nhôm vì nó sạch sẽ, nhẹ, đẹp mắt, tiện lợi mà lại rẻ tiền.
Nhôm có hại cho cơ thể, nhất là đối với người già.
Bệnh lú lẫn và các bệnh não khác ở người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hoá còn có thể do sự “đầu độc vô tình” của các đồ nấu ăn, đồ đựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não của người già bị mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm (Al3+) nếu cứ dùng đồ nhôm trong thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội để ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy hại tới toàn bộ hệ thống thần kinh não.
Vì thế không nên dùng đồ nhôm để đựng thức ăn, không nên ăn món ăn đựng trong đồ nhôm để qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn có trộn trứng gà và giấm.
Truyện kể trích: Nhà viết sử cổ đại Plini Bố có kể lại một sự kiện lý thú từng
xảy ra gần hai ngàn năm về trước. Một hôm, một người lạ đến gặp hoàng đế La Mã Tibêri. Người đó mang tặng hoàng đế một cái chén do chính mình làm ra từ một thứ kim loại lấp lánh như bạc, nhưng lại rất nhẹ. Người thợ nói rằng, anh ta lấy được thứ kim loại mà chưa ai biết này từ đất sét. Có lẽ Tibêri ít khi bận tâm biết ơn ai, và ông ta cũng là một hoàng đế thiển cận. Sợ rằng, thứ kim loại mới với những tính chất tuyệt vời của nó sẽ làm mất hết giá trị của đống vàng và bạc đang cất giữ trong kho, nên vị hoàng đế này đã ra lệnh chém đầu người phát minh và phá tan xưởng của anh ta để từ đấy về sau không còn ai dám sản xuất thứ kim loại “nguy hiểm” ấy nữa.
Mãi đến thế kỷ XVI, tức là khoảng một ngàn năm trăm năm về sau, lịch sử của Kim loại này mới được ghi thêm một trang mới. Vị y sư kiêm nhà vạn vật học đầy tài năng người Đức là Philip Aureon Teofrat Bombat Fôn Hôhengây (Philippus Aureolus Theophratus Bombastus Von Hohenheim) - người đã đi vào lịch sử với biệt danh là Paratxen, đã làm được điều đó. Khi nghiên cứu các chất và các khoáng vật khác nhau trong đó có cả các loại phèn, nhà bác học này đã xác định được rằng, chúng là “muối của một loại đất chứa phèn nào đó” mà thành phần của nó có chứa oxit của một kim loại chưa ai biết; thứ oxit này về sau được gọi là đất phèn. 
 Áp dụng: Giáo viên có thể liên hệ trong bài giảng “Nhôm” tiết 24 hoá 9. Nhằm mục đích cung cấp kiến thức hoá học về sức khoẻ của con người, tạo sự hưng phấn học tập của học sinh.
 Vấn đề 16: Tại sao nước máy lại có mùi clo? Vì sao không dùng nước máy để tưới cây cảnh?
 Khi sục vào nước lượng nhỏ khí Clo thì có phương trình hóa học của phản ứng xảy ra như sau:
  Cl2 + H2O → HClO + HCl
HClO có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn. Trong nước vẫn còn lượng nhỏ clo nên nước máy có mùi clo.
 Khi dùng nước máy tưới cây cảnh thì trên lá cây xuất hiện những đốm
trắng và làm rụng lá vì chất diệp lục trên lá bị oxi hóa bởi lượng HClO trong nước máy. Do vậy  không dùng nước máy để tưới cây, hoa cảnh.
Vấn đề 17: Khí clo đã được dùng làm vũ khí ở đâu và khi nào?
Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2 ngôi làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nớc Bỉ) xuất hiện một đám khói màu vàng lục xuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều gió tiến dần đến phòng tuyến quân Pháp. Đó là khói của 150 tấn clo chứa trong 5830 thùng điều áp vừa được các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vào không khí. Mười lăm phút sau, bộ binh Đức được trang bị đặc biệt bám theo đám khói clo đó tấn công thẳng vào cứ điểm Pháp. Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghê gớm. Hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngược về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nơi họ trông thấy nhiều xác chết với gương mặt xanh nhợt nằm la liệt bên những người hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt. Kết quả là tuyến phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí clo đã giết chết 3000 người và làm 7000 người bị thương.
 Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay trong các nhà máy nước… giúp học sinh hiểu được vai trò của hoá học trong sản xuất và đời sống. Giáo viên có thể liên hệ trong khi dạy bài Clo hoá học 9.
Vấn đề 18: Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?
Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm khê, làm cho cơm đỡ mùi khê.
 Áp dung: Giáo viên cung cấp cho học sinh 1 số mẹo vặt trong đời sống thường ngày khi giảng dạy bài “Cacbon” tiết 33 hoá 9.
 Vấn đề 19: Tại sao một số trường hợp tử vong khi dùng bếp than để sưởi?
Khi than cháy sinh ra khí CO. Khí này đặc biệt sinh ra nhiều khi ủ bếp than do bếp không cung cấp đủ khí oxi cho than cháy. Khi ở trong nhà đóng kín cửa, lượng CO sinh ra nhiều không thoát ra ngoài được tích tụ lại trong phòng, khi nồng độ CO quá mức cho phép, khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận O2 và cung cấp oxi cho cho các tế bào do đo gây tử vong.
Vấn đề 20: Tại sao CO2 được dùng để dập tắt đám cháy ?
Khí CO2 nặng hơn không khí và không có tác dụng với oxi nên nó không có tác dụng ngăn ngừa không cho vật cháy tiếp xúc với không khí. Do đó, khí CO2 được dùng để dập tắt các đám cháy.
 Vấn đề 21: Khí CO2 dùng để dập tắt đám cháy nhưng không dùng để dập tắt đám cháy của chất nào?
 Không thể dập tắt đám cháy của các kim loại K, Na, Mg,… bằng khí CO2.
 Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2.
 Thí dụ: 2Mg + CO2  → 2MgO + C
 Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu? 
 Trong các buổi biểu diễn ca nhạc hay trong các đám cưới, người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly nước khiến cho hơ

File đính kèm:

  • docskkn hoá học cấp huyện.doc
Giáo án liên quan