Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết Chính tả cho học sinh Lớp 4

I. Lời nói đầu:

 1. Lý do chọn đề tài:

Chính tả là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học, có tầm quan trọng đặc biệt. Phân môn Chính tả dạy cho học sinh tri thức - kỹ năng viết đúng, hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng văn bản nói sang dạng văn bản viết. Phân môn chính tả còn giúp cho học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp, ngoài ra chính tả còn dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ cái đúng quy ước xã hội để làm thành chất liệu hoá ngôn ngữ.

Phân môn chính tả cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, giúp cho trẻ nắm vững các quy tắc đó và hình thành kỹ năng viết, đọc và hiểu chữ Việt, thông thạo tiếng Việt.

Vậy, rèn cho học sinh viết đẹp là luyện cho các em tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo, óc thẩm mỹ, tính kỷ luật. Phân môn chính tả còn góp phần vào hình thành nhân cách cho học sinh bởi vì: "Nét chữ - Nết người"

 

doc11 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết Chính tả cho học sinh Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết đẹp cho học sinh có đạt kết quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lớp học, bàn ghế, ánh sáng, bút viết... và sự hướng dẫn của giáo viên.
Từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy học phân môn chính tả, từ thực tế giảng dạy, đúc kết kinh nghiệm trong những năm qua. Nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Rèn viết chính tả cho học sinh lớp 4”. Để giúp các em viết chính tả được tốt hơn.
	2. Lịch sử đề tài:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đang nói tới đây đã có rất nhiều người thực hiện như: cô Phạm Thị Hồng, nghiên cứu về một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết đúng chính tả. Còn trong đề tài này tôi tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết, về hệ thống ngữ âm Tiếng Việt. Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả Tiếng Việt. Rèn luyện thuần thục kỹ năng viết. Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp.
	3. Phạm vi đề tài:
Trong điều kiện, năng lực và thời gian có hạn, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng rèn chữ viết chính tả (viết đúng, viết đẹp) cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng học tập ở các môn học.
Qua đề tài này tôi muốn được góp một phần nhỏ vào việc rèn cho học sinh lớp 4 các kĩ năng chính:
Viết đúng chữ viết Tiếng Việt.
Biết cách trình bày đẹp một đoạn văn, đoạn thơ.
Đối tượng của tôi nghiên cứu là học sinh lớp 4A1 – Trường Tiểu học Vĩnh Mỹ A1 của huyện Hòa Bình.
II. Nội dung:
	1. Thực trạng:
	Ở học sinh tiểu học, các em viết chính tả còn sai rất nhiều. Có phải là do ở Tiểu học việc nhận dạng chữ viết của các em còn gặp khó khăn hay do các em chưa đọc thông thạo chữ. Để giúp các em nắm vững một số qui tắc chính tả, từ đó các em viết không còn sai như trước.
Qua thời gian công tác và giảng dạy lớp 4 tôi nhận thấy, khi dạy chính tả cho học sinh, đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau:
1.1. Thuận lợi:
Về cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đảm bảo, ánh sáng tương đối đủ tiêu chuẩn, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi... Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tới việc rèn chữ, giữ vở của học sinh, thường xuyên tổ chức các chuyên đề về dạy tập viết, dạy chính tả cho giáo viên, phát động phong trào "Vở sạch - Chữ đẹp" trong giáo viên và học sinh. Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, có tình thương yêu và trách nhiệm đối với học sinh... Những điều kiện đó đã có tác động tích cực tới vấn đề mà tôi nghiên cứu.
1.2. Khó khăn:
Tuy nhiên, vấn đề chữ viết của học sinh trong lớp tôi làm chủ nhiệm vẫn còn một số tồn tại đáng kể:
- Vở ghi hàng ngày của các em còn tuỳ tiện, bút dùng không đúng quy định, có em còn sử dụng bút bi (do cha mẹ các em có quan niệm là dùng bút bi có nhiều tiện lợi: không phải bơm mực và không dây bẩn).
- Một số em còn nói ngọng các phụ âm, phát âm sai dấu: thanh hỏi, thanh ngã (ví dụ: Con muỗi thì phát âm thành con muối) v.v... Các lỗi sai khá phổ biến ở các em khi viết là nhầm lẫn giữa các tiếng có âm tr/ch, gi/r/d, ng/ngh, g/gh... và ở các vần khó như uênh, uyết, uya...
- Nhiều em còn viết sai chính tả, chữ viết chưa cẩn thận, trình bày tuỳ tiện, không rõ ràng...
Từ những tồn tại thực tế đó càng làm tôi suy nghĩ, tìm giải pháp giúp các em phát âm chuẩn, viết đúng chính tả, tiến tới viết rõ ràng và viết đẹp.
Với kinh nghiệm dạy học và qua trao đổi với bạn bè đồng nghiệp tôi được biết các em viết sai lỗi chính tả, viết xấu là có nhiều nguyên nhân cơ bản sau:
+ Do thói quen phát âm thế nào thì viết thế ấy (ví dụ chai rượu viết thành chai riệu, mưu mẹo viết thành miu mẹo) hoặc do nói ngọng từ bé (mỡ màng viết thành mớ màng).
+ Do không hiểu nghĩa của từ, ví dụ "dành" (để dành) khác với "giành" (tranh giành) 
+ Viết sai, viết chưa đẹp do thiếu ý thức, tuỳ tiện.
Tôi thấy, nếu không kịp thời khắc phục những tình trạng trên thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập cũng như việc hình thành nhân cách, óc thẩm mỹ của học sinh. Các em có thể nảy sinh tư tưởng chán nản, mệt mỏi trong học tập.
	2. Giải pháp:
Hiểu được được nguyên nhân dẫn đến việc viết sai, viết chưa đẹp của học sinh, tôi đã tiến hành rèn cho các em, giúp các em khắc phục dần những lỗi đó: Không chỉ rèn riêng trong các giờ chính tả như trước đây mà trong mọi tiết học khác tôi luôn chú ý tới điều này.
Trước hết, tôi quy định cho học sinh cả lớp về vở viết: Mua vở cùng một loại, bọc bìa, dán nhãn vở cẩn thận. Bút viết phải dùng bút mực (không dùng bút bi), mực viết phải cùng màu trong một quyển vở. Bài chính tả ghi đầy đủ thứ, ngày, tháng, gạch chân dưới tên môn.... Do kiên trì thực hiện những quy định trên nên chỉ sau một thời gian học sinh trong lớp đã hình thành thói quen này.
Cùng với việc hướng dẫn các em có ý thức giữ gìn vở sạch, chữ viết cẩn thận đúng quy cách là việc rèn cách phát âm đúng (đây là việc rất quan trọng, vì nếu phát âm sai thì các em rất dễ viết sai). Về việc này tôi thực hiện nghiêm túc, kiên trì trong các giờ Tập đọc và đã có những kết quả nhất định. Để giúp các em sửa được lỗi phát âm sai các phụ âm, tôi luôn giành thời gian thích hợp cho các em luyện đọc đúng chuẩn chính tả trong phần luyện đọc. Bước đầu tiên, tôi cho các em phát hiện những từ ngữ khó đọc, dễ phát âm nhầm lẫn rồi cho những em phát âm đúng đọc mẫu, sau đó cho các em hay phát âm sai đọc theo (có thể đọc lại nhiều lần). Từ chỗ các em đọc đúng sẽ giúp các em viết đúng.
Tuy nhiên, thời gian luyện đọc trong các giờ tập đọc không nhiều nên tôi đặc biệt chú trọng luyện phát âm, viết đúng chính tả của học sinh trong các giờ Chính tả. Một điều quan trọng có ảnh hưởng tới việc phát âm, viết đúng của học sinh là hoạt động đọc bài cho học sinh viết Chính tả của giáo viên. Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người pháp âm rõ tiếng, đúng chuẩn không chỉ trong khi đọc chính tả cho học sinh viết, mà còn trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có giọng đọc và phát âm thật chuẩn, không ngọng, vì có như vậy thì học sinh mới viết đúng được.
Ở lớp do tôi làm chủ nhiệm có nhiều em hay nhầm lẫn giữa tr và ch. Để giúp các em phát âm đúng, viết đúng, khi giảng dạy tôi chú ý nhiều đến những chữ có âm đầu là ch và tr. Khi đọc tôi chú ý phát âm thật chuẩn, khi làm bài tập tôi hướng dẫn học sinh tự phát hiện, rồi đọc, tiếp đó là lên bảng viết đúng các tiếng, các từ có âm đầu là tr và ch. Ví dụ: khi dạy chính tả cần phân biệt tr với ch. Sau khi viết xong bài chính tả nghe - viết, học sinh làm bài tập, với yêu cầu bài tập là: "Viết lại những chữ bị nhoè trong đoạn văn, biết rằng những chữ bị nhoè bắt đầu bằng tr hay ch". Tôi cho học sinh làm việc cá nhân: điền bút chì mờ vào sách giáo khoa. Trong khi đó tôi dán lên bảng 2 tờ giấy to ghi thứ tự các ô để điền các chữ đó, rồi cho học sinh chơi trò tiếp sức thi đua giữa hai nhóm, nhóm nào xong trước, đúng nhất là nhóm thắng cuộc. với cách làm này nhiều học sinh được tham gia làm bài, các em rất phấn khởi và nhớ kỹ các từ vừa điền. Làm tương tự với các bài khác cũng vận dụng như vậy.
Theo tôi việc ghi nhớ và luôn luôn nhắc nhở cho học sinh ôn luyện hệ thống quy tắc chính tả Tiếng Việt là một việc làm cần thiết, bởi Tiếng Việt của chúng ta khá phức tạp và rất dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy tôi giành một số thời gian nhất định cho học sinh ôn lại các quy tắc đó. Ngoài việc dạy theo sách vở tôi còn hướng dẫn học sinh nhận biết, phân biệt chính tả qua thực tế, những đồ vật trong gia đình rất gần gũi với các em. Ví dụ: để phân biệt ch với tr tôi gợi ý cho các em phát hiện: những đồ vật vào trong gia đình em được bắt đầu bằng âm ch ? Học sinh sẽ nêu được đó là: chăn, chai, chiếu, chảo, chậu... Từ đó học sinh sẽ nhớ lâu hơn và viết đúng hơn.
Cùng với việc luyện đọc, luyện viết đúng trong giờ chính tả, từ khâu chấm chữa bài chính tả cũng rất cần thiết. Bởi khi cho học sinh đổi vở khi giáo viên đọc để soát lỗi cho nhau, học sinh nhận ra cách viết đúng sai, chữ đẹp xấu để rút ra kinh nghiệm, chính vì vậy tôi rất chú ý tới việc làm này.
Tiếp sau đó tôi thu vở và chấm một số bài ngay tại lớp rồi nhận xét lỗi chính tả về chữ viết của học sinh. Những lỗi sai của học sinh tôi gạch chân bằng bút đỏ, có lỗi cần thiết tôi chữa ra lề. Rồi lưu ý học sinh tự sửa lỗi để các em nhớ và tránh sai sót trong những bài chính tả sau. Đối với lỗi mà nhiều em cùng mắc, tôi ghi lỗi sai đó lên bảng yêu cầu một vài em viết lại cho đúng, lưu ý với các em viết sai cần ghi nhớ để tự sửa lỗi của mình.
Có thể nói khi đã hay viết sai chính tả thì bất cứ ở văn bản nào học sinh cũng có thể viết sai và đặc biệt hay sai nhất ở văn bản có tính sáng tạo của các em đó là bài tập viết. Sai chính tả ở đây, theo ý hiểu của tôi phần nhiều do các em không hiểu một cách thấu đáo nghĩa của những từ ngữ các em dùng. Chính vì vậy, khi chữa lỗi chính tả trong giờ trả bài tập làm văn, giáo viên cũng cần chú ý: cần giúp các em hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ mà các em dùng để có thể viết đúng chính tả và dùng từ hay hơn trong diễn đạt. 
Nói tóm lại, việc cho học sinh viết đúng chính tả cần được tiến hành trong tất cả các môn học và đặc biệt trong môn Tiếng Việt.
Một biện pháp khác để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giáo viên có thể áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, phát hiện những điểm khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “đàng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “đàn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- đàng = đ + ang + huyền
- đàn = đ + an + huyền
- Từ đó giáo viên so sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “đàng” có âm cuối là “ng”, tiếng “đàn” có âm cuối là “n”.
Đối với học sinh lớp tôi, các em không chỉ viết sai chính tả mà một số em còn viết chưa đẹp, chữ không chuẩn kích cỡ theo quy định, các nét không ngay ngắn, đánh dấu thanh một cách tuỳ tiện. Vì thế cho nên, song song với việc rèn cho học sinh phát âm đúng, viết đúng chính tả tôi còn chú ý rèn cho học sinh viết rõ ràng tiến tới viết đẹp. Việc các em viết chữ chưa đẹp, không rõ ràng cũng có thể là do ở lớp 4 bài viết chính tả khá dài. 
Ví dụ: Ở khối lớp 1, 2 các em đang quen viết rất ít, thời gian ghi bài hay viết chính tả ít hơn kh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_viet_chinh_ta_cho_hoc_sinh_lop_4.doc
Giáo án liên quan