Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn luyện kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh THCS

Việc giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản bao gồm các khái niệm hóa học, các học thuyết, phân loại chất và tính chất của chúng. Đặc biệt ở chương trình hóa học phổ thông cơ sở; việc giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, vừa chuẩn bị hành lí cơ bản về kiến thức hóa học để giúp các em bước vào bậc phổ thông trung học một cách vững chắc. Từ đó vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống và xã hội sau này.

 Để đạt được mục tiêu đó, việc giúp các em xác lập được công thức hóa học của các chất giữ một vị trí quan trọng trong việc dạy học ở trường phổ thông cơ sở. Khi học sinh lập được công thức hóa học một cách thành thạo và xác định được công thức hóa học đúng hay sai khi biết hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tố là cơ sở để học sinh viết được phương trình hóa học. Từ đó học sinh mới thực hiện những bài toán tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học.

 Qua thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn hóa học ở trường. Tôi nhận thấy một số học sinh, đặc biệt học sinh từ trung bình trở xuống lập công thức hóa học còn chậm và rất khó khăn, đôi khi không thể lập được công thức của hợp chất có nhóm nguyên tố. Từ đó dẫn đến việc giải các bài toán tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học còn rất yếu.

 Từ thực tế trên của học sinh theo tôi có những nguyên nhân sau:

 1. Về phía phụ huynh:

 Học sinh của nhà trường đa số là con em người dân lao động nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa bố trí thời gian cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình học tập. Hơn nữa do bận công việc đồng áng nên không quản lí được thời gian học tập ở trường cũng như việc học ở nhà của học sinh.

 2. Về phía học sinh:

 Thực tế ở địa phương một số em ngoài thời gian học ở trường, thời gian còn lại phải phụ giúp công việc cho cha mẹ vì vậy việc củng cố kiến thức bằng hệ thống bài tập gặp rất nhiều hạn chế.

Một số học sinh chưa có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, còn đua đòi, lười học, chưa ý thức được việc học tập cho bản thân.

 Một số học sinh cho rằng môn hóa học quá khó nên không yêu thích bộ môn hóa học dẫn đến học yếu.

 3. Về phía nhà trường:

 Do phòng thiết bị của nhà trường còn quá thiếu về dụng cụ, hóa chất để phục vụ tiết dạy, phòng bộ môn không có. Do đó trong giảng dạy chưa kích thích kịp thời được tư duy quan sát thí nghiệm; kĩ năng, kĩ xảo thực hành; tư duy phân tích, tổng hợp của học sinh. Dẫn đến một số học sinh nhàm chán, không có thái độ yêu thích bộ môn hóa học.

 Đứng trước thực tế đó, để tạo điều kiện cho các em tiếp cận chương trình hóa học dễ dàng, củng cố và hoàn thiện kiến thức một cách vững chắc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lĩnh hội kiến thức bộ môn hóa học. Bằng kinh nghiệm và thực tế giảng dạy tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này với tên gọi: “Rèn luyện kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh THCS”

 Đề tài được nghiên cứu trong hệ thống bài tập và SGK bậc THCS, chủ yếu đi sâu vào việc lập công thức hóa học của các chất vô cơ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn luyện kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố là 1 (không ghi), trường hợp nào chỉ số thường là 2.
 Việc vận dụng qui tắc hóa trị còn máy móc, lúng túng khi lập tỉ số .
 Xác định chỉ số x,y chưa phù hợp.
 Chưa biết cách xác định công thức hóa học nào đúng, sai.
 2. Khảo sát chất lượng ban đầu:
 Qua thống kê bài kiểm tra lập công thức hóa học của học sinh 2 lớp 8 đã dạy ở các năm như sau:
Khối
lớp
Năm học
TS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL
8
2002-2003
128
14
10,9
21
16,4
70
54,7
17
13,3
6
4,7
2003-2004
131
18
13,7
26
19,9
67
51,1
15
11,5
5
3,8
 II. yêu cầu chung:
 Học sinh nắm vững kí hiệu hóa học và hóa trị của các nguyên tố, các nhóm nguyên tố, các gốc axit thường gặp một cách thuần thục.
 Biết xác định chỉ số x,y trong công thức hợp chất vô cơ là những số nguyên đơn giản.
 Lập được công thức hóa học thành thạo, nhanh chóng, chính xác. Xác định được công thức hóa học đã cho là đúng hay sai.
iii. biện pháp thực hiện:
 1. Đối với việc học sinh nắm vững kí hiệu hóa học và hóa trị của các nguyên tố, các nhóm nguyên tố, các gốc axit thường gặp một cách thuần thục:
 Việc học sinh không nắm vững kí hiệu hóa học và hóa trị của các nguyên tố, các nhóm nguyên tố, các gốc axit thường gặp là một trở ngại lớn nhất trong việc lập công thức hóa học. Vì không biết kí hiệu, hóa trị thì chắc chắn dù nắm vững các bước lập công thức đến đâu cũng không thể tiến hành được. Hơn nữa các kí hiệu, hóa trị các nguyên tố, các nhóm nguyên tố, các gốc axit thường gặp lại khó học, khó nhớ và dễ lẫn lộn với nhau. 
 Để khắc phục nhược điểm trên bản thân tôi cố gắng biến những kí hiệu, hóa trị này thành những câu có vần, điệu cho học sinh dễ nhớ, dễ thuộc từ đó tạo hứng thú để rèn luyện. Cụ thể như sau:
hóa trị một số nguyên tố thường gặp
(Theo bảng một số nguyên tố hóa học trang 42 SGK hóa học 8)
 Clo, Bạc với Natri
 Brom, Iot, Kali cùng loài 
 Liti, Flo theo đòi
 Hiđro phải được một nòi với nhau
 ( Cl, Ag, Na, Br, I, K, Li, F, H : I)
 Ba Bo với Nhôm trắng phau ( B, Al: III)
 Beri, Kẽm nối hai đầu Oxi (Be, Zn, O: II)
 Magie, Canxi, Bari
 Sánh đôi để được bước đi chung đường (Mg, Ca, Ba: II)
 Silic số bốn vấn vương (Si: IV)
 Thủy ngân hai, một vẫn thương anh Đồng (Hg, Cu: I, II)
 Phốt pho ba, năm ngóng trông (P: III, V)
 Lưu huỳnh hai, bốn, sáu đông chưa về (S: II, IV, VI)
 Nitơ hai, ba, bốn quê (N: II, III, IV)
 Mangan hai, bốn, bảy chê mắm cà (Mn: II, IV, VII)
 Crom với Sắt hai, ba (Cr, Fe: II, III)
 Cacbon hai, bốn với ta là chì (C, Pb: II, IV)
hóa trị các gốc axit thường gặp 
và nhóm hiđroxit
 Clorua, Florua, bromua, nitrat hóa trị I (Cl, F, Br, NO3: I)
 Cacbonat, sunfat, sunfit hóa trị II (CO3, SO4, SO3: II)
 Đặc biệt photphat hóa trị III (PO4: III)
 Ngoài ra sunfua, silicat hóa trị II (S, SiO3: II)
 Trong bazơ nhóm hiđroxit và amoni hóa trị I (OH, NH4: I)
 * Cách rèn luyện: Trước tiên học sinh đọc thuộc các bài trên. Dùng phấn để viết lên bảng kí hiệu và hóa trị nhiều lần theo bài cho chính xác (Hoặc dùng bút để viết trên giấy nháp. Lưu ý nên dùng bút chì để viết trước sau đó dùng bút mực để tiết kiệm giấy). Tiếp đến đảo thứ tự các câu, các nguyên tố, các nhóm nguyên tố, các gốc axit để viết cho thuần thục.
 2. Đối với lập công thức các chất vô cơ:
 a. Lập công thức hóa học của đơn chất:
 Trong việc lập công thức hóa học của đơn chất kim loại đối với học sinh là tương đối dễ dàng. Vì chỉ cần thuộc kí hiệu hóa học các nguyên tố kim loại là có thể viết được ngay công thức hóa học ( Vì với kim loại kí hiệu hóa học chính là công thức hóa học). Việc thuộc kí hiệu hóa học, học sinh chỉ cần thực hiện được phần 1 là thành công.
 Ví dụ: CTHH của đơn chất Natri là Na, của Kali là K, của Đồng là Cu...
 Tuy nhiên đối với đơn chất là phi kim học sinh khó phân biệt được công thức hóa học của phi kim nào chỉ số là 1 (không ghi), phi kim nào có chỉ số thường là 2. Vì vậy để học sinh dễ nhớ tôi cố gắng biến những công thức này thành những câu có vần, điệu cho học sinh dễ nhớ, dễ thuộc từ đó tạo hứng thú để rèn luyện. Cụ thể như sau:
công thức những đơn chất phi kim thường gặp
 Phi kim thường gặp đó là:
 Cacbon, Silic, Phôtpho, Lưu huỳnh
 Là những đơn chất một mình
 Không ghi chỉ số cũng xinh đẹp rồi (C, Si, P, S)
 Đơn chất có chỉ số đôi
 Như nitơ với tôi là oxi
 Clo, hát, ép với I
 Thêm brom nữa cùng đi chung đường (N2, O2, Cl2, H2, F2, I2, Br2).
 * Cách rèn luyện: Trước tiên học sinh đọc thuộc bài trên. Dùng phấn để viết lên bảng công thức hóa học nhiều lần theo bài cho chính xác (Hoặc dùng bút để viết trên giấy nháp. Lưu ý nên dùng bút chì để viết trước sau đó dùng bút mực để tiết kiệm giấy). Tiếp đến đảo thứ tự các câu, các công thức hóa học để viết cho thuần thục.
 b. Lập công thức hóa học của hợp chất vô cơ:
 Trong việc lập công thức hóa học của hợp chất vô cơ, việc khó khăn đầu tiên ở học sinh là nhớ được kí hiệu, hóa trị của các nguyên tố, các nhóm nguyên tố, các gốc axit thường gặp. Đối với vấn đề này tôi thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh luyện tập cách nhớ như đã trình bày trên phần 1. Tuy nhiên ngoài ra học sinh còn gặp một khó khăn khác đó là vận dụng qui tắc hoá trị để lập tỉ số và từ đó rút ra được x, y là những số nguyên đơn giản. Vấn đề này một số sách tham khảo đã chẻ nhỏ ra từng trường hợp riêng biệt như sau:
Với công thức dạng chung: a b
 AxBy
 Trong đó A, B là các nguyên tố hay nhóm nguyên tố. 
 a, b lần lượt là hóa trị của A và B
 x, y lần lượt là chỉ số của A và B
 - Trường hợp 1: Khi a= b thì x= y= 1
 - Trường hợp 2: Khi ab thì có 3 khả năng xảy ra:
 * Khi a không chia hết cho b thì x=b, y=a
 * Khi a chia hết cho b thì x=1, y= 
 * Nếu b chia hết cho a thì x= , y= 1
Theo tôi việc phân chia trên mục đích làm rõ ra những trường hợp cụ thể nhưng lại quá dài khiến học sinh khó nhớ để áp dụng. Vì vậy trong khi lập công thức hóa học của hợp chất vô cơ tôi chỉ đưa ra 3 bước cơ bản như sau:
Với công thức dạng chung: a b
 AxBy
 Trong đó A, B là các nguyên tố hay nhóm nguyên tố. 
 a, b lần lượt là hóa trị của A và B
 x, y lần lượt là chỉ số của A và B
 Bước 1:
 Viết kí hiệu và xác định hóa trị của A và B (Xác định a,b)
 Bước 2:
 Rút gọn 2 hóa trị (nếu có) ( Rút gọn a với b)
 Bước 3:
 Bắt chéo xuống chỉ số. (Xác định x, y)
 * Học sinh chỉ cần nhớ được 3 bước trên có thể viết được công thức của các hợp chất vô cơ. (Việc này không khó với học sinh vì nó ngắn gọn, dễ nhớ)
 Ví dụ 1: Trường hợp với hợp chất gồm 2 nguyên tố có hóa trị không rút gọn được với nhau:
 Lập công thức hóa học của nhôm oxit.
Ta thực hiện: Ta viết III II
 Al O 
 ( Vì đã tối giản nên không rút gọn)
Vậy công thức đúng Al2O3 ( Vì bắt chéo III II )
 Al2O3 
 Ví dụ 2: Trường hợp với hợp chất gồm 2 nguyên tố có hóa trị rút gọn được với nhau:
 Lập công thức hóa học của lưu huỳnh tri oxit (Lưu huỳnh trong hợp chất có hóa trị VI)
Ta thực hiện: Ta viết VI II
 S O 
 III I
 Rút gọn thành: S O (Vì )
Vậy công thức đúng: SO3 ( Vì bắt chéo III I . Chỉ số 1 không ghi)
 SO3 
 Ví dụ 3: Trường hợp với hợp chất gồm nguyên tố này liên kết với nhóm nguyên tố kia có hóa trị không rút gọn được với nhau:
 Lập công thức hóa học của muối Canxi photphat
Ta thực hiện: Ta viết II III
 Ca PO4 
 ( Vì đã tối giản nên không rút gọn)
Vậy công thức đúng Ca3(PO4)2 ( Vì bắt chéo II III )
 Ca3(PO4)2
 Ví dụ 4: Trường hợp với hợp chất gồm nguyên tố này liên kết với nhóm nguyên tố kia có hóa trị rút gọn được với nhau:
 Lập công thức hóa học của muối nhôm phôtphat.
Ta thực hiện: Ta viết III III
 Al PO4 
 I I
 Rút gọn thành: Al PO4 (Vì )
Vậy công thức đúng: AlPO4 ( Vì bắt chéo I I . Chỉ số 1 không ghi)
 Al PO4 
 Ví dụ 5: Trường hợp với hợp chất gồm nhóm nguyên tố này liên kết với nguyên tố kia :
 Lập công thức hóa học của muối Amoni clorua.
 Ta thực hiện: Ta viết I I
 NH4 Cl 
 ( Vì đã tối giản nên không rút gọn)
Vậy công thức đúng NH4Cl ( Vì bắt chéo I I .Chỉ số 1 không ghi)
 NH4Cl 
 Ví dụ 6: Trường hợp với hợp chất gồm nhóm nguyên tố này liên kết với nhóm nguyên tố kia :
Lập công thức hóa học của muối Amoni sunfat.
 Ta thực hiện: Ta viết I II
 NH4 SO4 
 ( Vì đã tối giản nên không rút gọn)
Vậy công thức đúng (NH4)2SO4 ( Vì bắt chéo I II .Chỉ số 1 không ghi) (NH4)2SO4 
 Như vậy với 3 bước lập công thức hợp chất vô cơ như trên ta có thể thiết lập cho mọi trường hợp của hợp chất vô cơ như các trường hợp giữa 2 nguyên tố liên kết với nhau, giữa nguyên tố này liên kết với nhóm nguyên tố kia và ngược lại, giữa hai nhóm nguyên tố liên kết với nhau. Chính điều này làm giảm đi những trường hợp cần nhớ quá nhiều như một số sách tham khảo đã nêu làm rắc rối cho học sinh. Như vậy học sinh chỉ cần nắm vững 3 bước lập công thức trên thì chắc chắn có thể lập được các công thức của hợp chất vô cơ ở bậc trung học cơ sở.
 c. Xác định được công thức hóa học đã cho là đúng hay sai:
 Sau khi học sinh viết được chính xác công thức hóa học thì việc xác định công thức hóa học nào đúng hay sai cũng không kém phần quan trọng. Việc xác định công thức hóa học đã cho là đúng hay sai cũng góp phần vào việc rèn luyện kĩ năng viết công thức hóa học. Vì vậy muốn xác định được công thức nào đúng, sai đối với hợp chất vô cơ tôi hướng dẫn học sinh đầu tiên phải xác định hóa trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố có trong từng công thức (tức hóa trị của A,B trong hợp chất). Sau đó rút gọn hai hóa trị (nếu có) và bắt chéo để xác định chỉ số của công thức. So sánh chỉ số của công thức đã lập với công thức đề cho để xác định đúng, sai.
 Ví dụ: Trong CTHH của các hợp chất sau, CTHH nào đúng, hãy chữa CTHH sai thành đúng: MgCl, KO2, Na2CO3, Ba(SO4)2.
 Với dạng bài tập này ta thực hiện các bước như đã nêu ở trên cho từng trường hợp cụ thể như sau:
 II I
*Vói MgCl: Mg Cl CTHH đúng sẽ là: MgCl2
 Vậy công thức MgCl là sai. Chữa lại là: MgCl2
 I II
* Với KO2: K O CTHH đúng sẽ là: K2O
 Vậy công thức KO2 là sai. Chữa lại là: K2O
 I II
* Với Na2CO3: Na SO4 CTHH đúng sẽ là: Na2SO4
 Vậy công thức Na2SO4 là đúng.
 II II I I
* Với Ba(SO4)2: Ba SO4 Ba SO4 CTHH đúng sẽ là: BaSO4
 Vậy công thức Ba(

File đính kèm:

  • docSKKN Hai.doc
Giáo án liên quan