Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh phần di truyền trong Sinh học 9 - Lý Thị Uyên

Sinh học là môn khoa học cơ bản, đã rất quen thuộc với các em học sinh ngay từ tiểu học, song việc dạy tốt và học tốt môn Sinh học đang là yêu cầu và mong muốn của toàn xã hội, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở khoa học để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động và tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Khi giảng dạy môn Sinh học khối 9 các thầy cô đều nhận thấy, kiến thức môn Sinh đang ngày trở nên sâu hơn, rộng hơn. Do vậy việc dạy tốt môn Sinh đang là một vấn đề hết sức quan trọng, với mong muốn cung cấp và hình thành cho học sinh bước đầu có những kĩ năng cơ bản để giải các bài tập

doc27 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh phần di truyền trong Sinh học 9 - Lý Thị Uyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
 Kĩ năng :
Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen
Biết vận dụng kết quả tung đồng kim loại để giải thích kết quả Menđen.
- Viết được sơ đồ lai
Chương 2: Nhiễm sắc thể
 Kiến thức: 
Nêu được tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài.
- Trình bày được sự biến đổi hình thái trong chu kì tế bào
Mô tả được cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể và nêu được chức năng của nhiễm sắc thể.
Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân và giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Nêu được một số đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.
Giải thích được cơ chế xác định nhiễm sắc thể giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1: 1
Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
Nêu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó
Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết
 Kĩ năng :
Tiếp tục rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi.
Biết cách quan sát tiêu bản hiển vi hình thái nhiễm sắc thể
 Chương 3: ADN và gen
 Kiến thức: 
- Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nucleôtit
Nêu được cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn
Nêu được chức năng của gen
Kể được các loại ARN
- Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
Nêu được thành phần hóa học và chức năng của protein (biểu hiện thành tính trạng).
- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen ® ARN ® Protein ® Tính trạng.
 Kĩ năng :
Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN để nhận biết thành phần cấu tạo
 Chương 4: Biến dị
Kiến thức:
Nêu được khái niệm biến dị
Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen
Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội, thể đa bội)
Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng
Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó
Kĩ năng :
Thu thập tranh ảnh, mẫ vật liên quan đến đột biến và thường biến
 Chương 5: Di truyền học người
Kiến thức:
Nêu được 2 khó khăn trong nghiên cứu di truyền học
Phương pháp nghiên cứu phả hệ
Kĩ năng : Phân biệt được bệnh di truyền và tật di truyền
Chương 6: Ứng dụng di truyền học
Kiến thức: 
Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống, ưư thế lai; nêu được nguyên nhân thoái hóa giống và ưu thế lai; nêu được phương pháp tạo ưu thế lai và khắc phục thoái hóa giống được ứng dụng trong sản xuất.
 Kĩ năng :
Thu thập được tư liệu về thành tựu chọn giống
 Phần 2. Sinh vật và môi trường
Chương 1. Sinh vật và môi trường
Kiến thức: 
Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái
Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ) đến sinh vật.
Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường
Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài
Kĩ năng :
Nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường
Chương 2: Hệ sinh thái 
Kiến thức: 
Nêu được định nghĩa quần thể
Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
Nêu được đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số
Nêu được định nghĩa quần xã
Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học
Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn
Kĩ năng :
Biết đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn cho trước
 Chương 3: Con người, dân số và môi trường
Kiến thức: 
Nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái
Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường
Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường: các khí công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến
Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật.
Kĩ năng :
Liên hệ ở địa phương xem có những hoạt động nào của con người có thể làm suy giảm hay mất cân bằng sinh thái
 Chương 4: Bảo vệ môi trường
Kiến thức: 
Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu (tài nguyên tái sinh, không tái sinh, năng lượng vĩnh cửu).
Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng.
Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học
Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường
Nêu được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
Nêu được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này.
Nêu được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường
Kĩ năng :
Liên hệ với địa phương về những hoạt động cụ thể nào của con người có tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
2.4 Rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh phần di truyền trong sinh học 9
2.4. 1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
 2.4.1.1 Cơ sở xác định kỹ năng giải bài tập di truyền : 
 2.4. 1. 1.1. Dựa vào mục tiêu cơ bản về dạy học các QLDT 
* Về kiến thức : 
 - Học sinh giải thích được cơ chế hình thành tính trạng ở sinh vật .
 - Giải thích được cơ chế và QLDT tính trạng từ thế hệ trước sang thế hệ sau. 
 - Chỉ ra được mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình trong điều kiện môi trường nhất định. 
* Về kỹ năng : 
 - Vận dụng kiến thức về nội dung các QLDT, phân tích mối quan hệ thuận - nghịch giữa thế hệ trước và thế hệ sau để xác định được : 
 + Kiểu di truyền. 
 + Kiểu gen của bố, mẹ. 
 + Giao tử của bố, mẹ : số loại, tỷ lệ của mỗi loại. 
 + Tỷ lệ các tổ hợp kiểu gen của đời con. 
 + Tỷ lệ các loại kiểu hình ở đời con. 
 + Thiết lập được sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình từ P đến F2. 
2.4.1.1.2. Dựa vào đặc điểm các bài tập về QLDT
 Việc hình thành kỹ năng giải bài tập nói chung, bài tập QLDT nói riêng còn phải căn cứ vào đặc điểm của bài tập. Nghĩa là căn cứ vào đặc điểm của mối quan hệ chứa đựng trong bài tập. Bài tập về các QLDT chứa đựng mối quan hệ giữa kiểu gen , kiểu hình , kiểu di truyền , kiểu phân ly một cách khắng khít và lôgic cả về mặt định tính và định lượng. Học sinh muốn giải được bài tập QLDT thì học sinh phải có các kỹ năng cơ bản, như : kỹ năng xác định kiểu gen , kỹ năng xác định giao tử, kỹ năng xác định các tổ hợp gen, kỹ năng xác định kiểu hình ,
 2.4.1.1.3 Dựa vào mối quan hệ giữa kỹ năng và kiến thức tương ứng 
Kiến thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng. Để có kỹ năng giải bài tập sinh học thì cần phải có những kiến thức tương ứng. Ngược lại khi có kỹ năng giải được bài tập thì giúp cho việc nắm vững kiến thức và mở rộng kiến thức được tốt hơn. 	
 2.4. 2. Đề xuất các biện pháp
 2.4. 2.1. Quy trình chung 
 Các kỹ năng giải bài tập QLDT phải được hình thành dần dần trong quá trình học về các QLDT. Theo quy luật nhận thức , để rèn luện kỹ năng giải bài tập cần phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ những bài tập sử dụng ít kỹ năng đơn lẻ đến những bài tập cần sử dụng nhiều kỹ năng phối hợp với nhau. Do vậy quy trình chung để hình thành kỹ năng giải bài tập QLDTcó thể tiến hành theo các bước sau : 
 Bước 1: Hình thành những kiến thức có liên quan 
 Bước 2: Hình thành kỹ năng cơ bản qua hướng dẫn giải bài tập mẫu 
 Bước 3: Củng cố kỹ năng qua luyện tập theo mẫu 
 Bước 4: Phát triển kỹ năng qua luyện tập theo mẫu có biến đổi 
 Bước 5: Phát triển kỹ năng qua luyện tập để phối hợp các kỹ năng đã có 
 2.4.2.2. Giải thích nội dung quy trình 
 Bước 1: Hình thành những kiến thức có liên quan
 Ta đã biết kiến thức là cơ sở, là nền tảng của kỹ năng. Như vậy, mỗi nội dung kiến thức đều có kỹ năng tương ứng và ngược lại mỗi kỹ năng cũng có kiến thức sinh ra nó. Để hình thành kỹ năng cơ bản giải các bài tập QLDT trước hết phải hình thành vững chắc ở học sinh những kiến thức lý thuyết làm nền tảng cho việc hình thành kỹ năng . Trong mỗi quy luật di truyền có những kiến thức cơ bản cần hình thành ở học sinh, song trong đó có những kiến thức lý thuyết trực tiếp dùng để giải bài tập, những kiến thức này cũng chính là kiến thức dùng để giải bài tập. Do vậy, khi dạy mỗi quy luật di truyền, giáo viên cần định hướng và nhấn mạnh, khắc sâu những kiến thức sẽ sử dụng để giải bài tập , đồng thời phải nêu ra những ứng dụng trong việc xây dựng và giải bài tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng tốt kiến thức trong giải bài tập . Trong dạy kiến thức lý thuyết, giáo viên cần chỉ ra được các mối quan hệ phát sinh, các đại lượng tương đương. Qua đó giúp học sinh định hướng được điều kiện cần và đủ để xác định một đại lượng nào đó, từ đó biết cách dùng phép biến đổi tương đương để làm cho điều kiện đã cho và điều kiện cần tìm phù hợp với nhau. Ví dụ : theo Vũ Đức Lưu (Phương pháp giải bài tập di truyền), đối với các bài tập về quy luật di truyền các phép giải có thể khác nhau tùy từng bài tập cụ thể, nhưng nhìn chung vẫn có những phép giải cơ bản. Những phép giải này có liên quan với các phương pháp phân tích di truyền mà Menđen đã thực hiện. Vì vậy, việc dạy cho học sinh nắm được một số phương pháp phân tích di truyền của Menđen và hướng dẫn học sinh vận dụng để giải bài tập QLDT chính là đã hình thành được các kỹ năng cơ bản để giải bài tập QLDT. 
 Bước 2: Hình thành kỹ năng cơ bản qua hướng dẫn giải bài tập mẫu 
Để có được những kỹ n

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(5).doc