Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1

Trong sự nghiệp giáo dục, Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.

 Trong chương trình Tiếng Việt Lớp 1, phân môn TËp đọc chiếm hơn nửa thời lượng so víi các phân môn còn lại ( 6 tiết /11 tiết/ tuần) kéo dài từ tuần 25 đến hết tuần 35 . Nội dung các bài tập đọc rất đa dạng và phong phú nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức nhất định về cuộc sống xung quanh. Các bài tập đọc giúp cho học sinh được rèn kĩ năng đọc và ghi nhớ nội dung văn bản. Song do các em vừa chuyển từ học âm – vần sang phần Tập đọc do vậy có nhiều em gặp khó khăn như : đọc chưa đạt tốc độ, chưa biết ngắt nghỉ khi gặp dấu câu, chưa biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nhân vật trong bài đọc, .

 Vậy làm thế nào để rèn kĩ năng ®äc cho häc sinh? Với học sinh lớp 1 điều này là vô cùng quan trọng. Đây là vấn đề khó nhưng không phải là không có cách giải quyết. Vì vậy tôi quyết định đi sâu nghiên cứu để "Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1".

 

doc13 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kĩ năng cơ bản xuyên suốt chương trình. Đối với học sinh lớp 1 , việc rèn bốn kĩ năng này là vô cùng quan trọng, là nền móng để học sinh học lên lớp trên. Tuy vậy kĩ năng đọc – viết được chú trọng hơn với tiêu chí: đọc thông – viết thạo sau khi học hết chương trình lớp 1.
 Với học sinh lớp 1, việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập là bước ngoặt lớn trong đời sèng của các em. Trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập đặc biệt là việc học chữ.
 Như chúng ta đã biết, có đọc thông mới viết thạo. Dạy học sinh lớp 1 đọc thông là biết đọc trơn liền từ, cụm từ, câu, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Hiểu được nghĩa các từ thông thường và ý diễn đạt trong câu, đoạn, bài.Việc rèn kĩ năng đọc cho các em chủ yếu thông qua phân môn Tập đọc.
3. Thực trạng của vấn đề:
 Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh còn nhiều hạn chế về kĩ năng đäc. Số học sinh đọc ngọng (phần lớn do ngôn ngữ địa phương), đọc chậm còn nhiều,các em chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu câu hoặc cụm từ, số học sinh đọc lưu loát thông thạo văn bản còn ít. Để khắc phục thực trạng trên bản thân tôi đã áp dụng một số giải pháp sau:
 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
4.1. Thay đổi các hình thức tổ chức luyện đọc:
 Hướng dẫn học sinh luyện đọc là một hoạt động cần sự kiên trì và đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, lưu loát và diễn cảm. Tuy nhiên quá trình luyện đọc lặp đi lặp lại một hình thức dễ làm học sinh nhàm chán, không tập trung chú ý vì thế không đảm bảo yêu cầu rèn đọc. Để tất cả học sinh bị lôi cuốn vào bài học, tự giác tham gia luyện đọc và được đọc nhiều trong tiết học tôi đã luôn thay đổi hình thức luyện đọc như sau:
 a.Đọc cá nhân:
 Hình thức này tôi tiến hành thường xuyên trong mỗi tiết học, từ phần luyện đọc tiếng từ khó đến luyện đọc câu, đọc đoạn rồi đọc cả bài. Trong khi các bạn đọc các em học sinh còn lại theo dõi, nhận xét . Giáo viên tập hợp ý kiến nhận xét và đánh giá chung về kĩ năng đọc: cách phát âm, các ngắt nghỉ, tốc độ đọc. Sau đó tôi giúp từng em sửa sai về những lỗi phổ biến.
 Việc tổ chức cho các em nhận xét đánh gi¸ sẽ lôi cuốn các em vào bài học, giúp các em biết tự phát hiện và rèn luyện khả năng tự đánh giá. Đồng thời những học sinh được bạn chỉ cho nhược điểm sẽ cố gắng rèn đọc , sửa được những lỗi đã mắc phải.
 b. Đọc theo nhóm: 
 Hình thức này tiến hành sau khi các em đã đọc trơn, lưu loát, biết ngắt nghỉ hợp lí. Hình thức này có thể áp dụng tùy trình độ học sinh
 Ví dụ : Bài Bàn tay mẹ ( 5 câu) Giáo viên chia mỗi nhóm 5 em , mỗi em đọc một câu và các em đọc thi giữa các nhóm.
 Với hình thức này giúp các em tập trung vào đọc câu của mình và chú ý nghe bạn đọc để nhận xét.
c. Đọc đối đáp:
 Hình thức này để luyện đọc các bài thơ có nội dung dễ hiểu, các câu thơ có sự tương quan hợp lí khi đối đáp
 Ví dụ: Bài Kể cho bé nghe – TV 1 tập 2 trang 112
 Học sinh 1 đọc : Hay nói ầm ĩ
 Học sinh 2 đọc: Là con vịt bầu
 Học sinh 1 đọc: Hay hỏi đâu đâu 
 Học sinh 2 đọc : Là con chó vện
 Đọc theo hình thức này học sinh cảm thấy rất vui, hào hứng, không khí lớp học sôi nổi. Đồng thời giúp học sinh tích cực đọc hơn.
 d. Đọc phân vai:
 Với hình thức này được tôi áp dụng cho những bài Tập đọc có lời thoại. Khi sử dụng hình thức này giáo viên phải chọn đối tượng học sinh có chất giọng phù hợp với tính cách nhân vật hoặc có kĩ năng đọc phù hợp với độ dài- ngắn, đơn giản – phức tạp của văn bản. Hình thức này thường được tôi sử dụng ở hoạt động luyện đọc trong tiết 2
 Ví dụ: Bài Vì bây giờ mẹ mới về – TV 1 tập 2 trng 88
 Chon 3 học sinh đọc: 1 em ®äc lời dẫn chuyện, 1 em ®äc lời của mẹ, 1 em ®äc lời của bé
 Em đọc lời của mẹ phải đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên và các câu hỏi:
Con làm sao thế?
Đứt khi nào thế?
 Em đọc lời của em bé thì giọng phải nũng nịu.
 Em đọc lời dẫn phải có giọng dứt khoát, diễn cảm.
 Chọn được học sinh như vậy th× bài đọc sẽ trở nên sống động, cuốn hút làm cho cả lớp cùng chú ý Từ đó , những em khác cũng sẽ cố rèn luyện để đọc được như bạn.
 e. Thi đọc đúng, đọc hay:
Hình thức này tôi thường tổ chức vào cuối tiết 2 hoặc tiết của buổi hai. Thi đọc sẽ phát huy được năng lực cá nhân, kích thích sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của mỗi học sinh. Đặc biệt là những em chưa tích cực tự giác sẽ cố gắng hết mình để đọc được tốt như các bạn.
 Để rèn kĩ năng đọc cho học sinh đạt hiệu quả cao cần thay đổi các hình thức luyện đọc sao cho phù hợp với trình độ học sinh và với từng bài đọc .
4.2 Dành thòi gian hợp lí cho dạy vần khó,vÇn ít dùng:
 Một số vần khó, ít dùng ( oen, oong, ooc, oet, oăc, oeo, oao, ...) các em không được học ở bài riêng mà học lồng ghép trong các bài tập đọc. Tuy số lượng vần khó không nhiều song đó là các vần khó đọc, khó nhớ nên khi hướn dẫn học sinh, giáo viên cần có biện pháp hữu hiệu để học sinh đọc và nhớ được các vần đó.
 Các vần khó này đều là các vần có âm đệm o, u. Kiểu vần này các em vừa được học ở giai đoạn cuối của phần Học vần. Vì thế, ngay từ khi dạy phần vần, mặc dù SGK không giới thiệu các vần này song tôi đã cho học sinh chủ động tìm ra chúng dựa vào cách thay âm cuối.
 Ví dụ: Từ vần oăt ( Bài 96 – TV1 tập 2 trang 28) nếu thay âm cuối t = c, giữ nguyên âm đệm và âm chính (o, ă) ta có vần mới là oăc ( vần khó, ít dùng).
 Khi chủ động tìm được vần này, học sinh sẽ tự hiểu được cấu tạo của chúng, có thể đọc và viết được. Tuy nhiên để ghi nhớ chúng cần có thời gian rèn luyện.
 Nhê cách dạy như trên, khi chuyển sang dạy Tập đọc, gặp các vần khó, phần lớn các em đã biết cách tự đọc và ghép được tiếng chứa vần đó. Ngoài ra khi ôn vần SGK thường đưa ra các cặp vần có sự đối lập ( có âm đệm và không có âm đệm). Vì vậy khi dạy các vần này tôi hướng dẫn học sinh tìm ra cách đọc và hiểu cấu t¹o cña chúng dựa vào các cặp đối lập đã biết.
 Ví dụ:
 et ------ oet
 - et ( có âm chính + âm cuối) : Đọc không tròn môi
 - oet ( có thêm âm đệm): Đọc phải tròn môi
 ao ------ oao
 - ao ( có âm chính + âm cuối) : Đọc không tròn môi
 - oao ( có thêm âm đệm): Đọc phải tròn môi
 Việc dạy các vần khó, ít dùng một cách thích hợp nên tôi thấy học sinh nhận diện các vần đó rất nhanh. Các em nắm được cấu tạo, biết cách đọc vần và đọc lưu loát các tiếng có vần khó khi chúng xuất hiện trong bài đọc. Mặt khác, víi cách dạy và học như vậy, tư duy của các em đã được phát huy có hiệu quả, góp phÇn đắc lực cho việc rèn luyện kĩ năng đọc theo chuẩn.
 4.3 Rèn đọc theo đối tượng học sinh:
 Trong mỗi lớp học , ngoài những học sinh nhËn thøc nhanh ( HS kh¸ , giái) còn có cả những em tiÕp thu bµi chËm vµ rÊt chËm ( HS trung b×nh, yÕu). Do chênh lệch về trình độ nên những học sinh tiÕp thu bµi chËm vµ rÊt chËm ph¶i rất vất vả nếu được giao cùng khối lượng công việc so với các em nhËn thøc nhanh. Vì thế tôi lựa chọn cách tổ chức, có yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 a. Đối với học sinh trung bình, yếu:
 - Hướng dẫn các em đọc và phân tích kĩ các từ khó, rèn đọc câu cho liền mạch. Cho phép học sinh yếu đánh vần nhẩm những tiếng khó trước khi đọc trơn. Luôn cho những học sinh này đọc trước các đối tượng khác để tránh nghe – nhớ rồi đọc theo, đọc vẹt. Khi đánh giá các em cần động viên, khích lệ là chính, góp ý sửa sai nhẹ nhàng, để tạo cho các em niềm tin và động lực để vươn lên. Cần kiểm trra đánh giá các em thường xuyên mỗi ngày, ghi nhận những tiến bộ dù là nhỏ.
 b. Đối với học sinh khá, giỏi:
 Yêu cầu với đối tượng này cao hơn học sinh trung bình, yếu như: đọc các câu khó, câu dài, đọc đoạn, đọc bài. Có thể yêu cầu học sinh giỏi đọc mẫu thay giáo viên. Khi đánh giá cần yêu cầu cao hơn về kĩ thuật đọc, đánh giá chặt chẽ hơn để học sinh tự hoàn thiện ở những lần sau.
 Do quan tâm tới tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt chú ý đÕn học sinh trung bình và yếu nên tôi thấy học sinh có kĩ năng đọc tương đối đồng đều. Những em yếu có tiến bộ rõ rệt và đạt yêu cầu cơ bản về kĩ năng đọc vào cuối năm.
 4.4 Kiên trì sửa sai cho học sinh
 Trong quá trình đọc tôi thấy các em hay mắc một số lỗi sau:
Đọc ngọng do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương:
 Các em thường đọc sai các tiếng có vần ôi ( đọc thành ui) trong một số trường hợp:
 Chổi ---------- chủi
 Thổi ---------- thủi
 Một số em lại đọc sai tất cả các tiếng có âm đệm ( o, u).
 Ví dụ: 
 Hoa ------- ha
 Ngoan ------- ngan
 Huy -------- hy
 Khi gặp các trường hợp phát âm sai như trên, tôi yêu cầu học sinhđọc nhiều lần theo cách phát âm mẫu của giáo viên hoặc của học sinh phát âm chuẩn, có thể cho học sinh đánh vần lại tiếng khó. Khi nào học sinh đó phát âm đúng mới thôi.
 Với lỗi phát âm ngọng l/n tôi chủ động đưa ra các trường hợp tiếng có âm đầu dễ lẫn dể rèn đọc đúng cho học sinh.
 Ví dụ:
 l: lung linh, long lanh, líu lo, ...
 n: nóng nực, nơm nớp, núng nính, ...
 l – n: lúa nếp, nước lã, lọ nước, ...
 Do kiên trì sửa sai hàng ngày như vậy, tôi thấy học sinh mắc lỗi giảm dần. Những em đọc chưa chuẩn thì cũng có ý thức tự sửa lỗi và điều chỉnh ngay khi phát âm sai.
Ngắt nghỉ không hợp lí khi đọc các câu dài:
 Do đặc ®iểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1, bộ máy phát âm của các em đang phát triển và thể lực chưa thật tốt. Khi gặp những câu văn dài ( không có dấu phẩy) các em thường ngắt giữa chừng hoặc cố để đọc hết câu một mạch:
 Ví dụ: câu: Đám rước đi chậm dãi trên đoạn đường làng khúc khuỷu trông như một con rồng lửa bò ngoằn ngoèo ( bài Rước đèn- TV 1 tập 2 trang 158)
 Để sửa lỗi này cho học sinh, tôi hướng dẫn học sinh ngắt hơi theo cụm từ làm cho học sinh không đuối hơi và diễn đạt được ý nghĩa của câu văn ( thÓ hiÖn cô thÓ c¸ch ng¾t). 
 Ngoài ra tôi cũng chú ý tới tư thế đọc của học sinh vì nếu các em đứng cúi người hoặc cầm sách gần quá, luồng hơi đi ra sẽ bị cản, làm cho giọng đọc không chuẩn.
Đọc thoát li văn bản ( ®äc thõa hoÆc thiÕu ch÷):
 Những em hay đọc vẹt, nhớ mang máng văn bản, khi đọc ít nhìn đúng các xtrong văn bản mà thường đọc theo ý hiểu của mình. Do vậy các em hay bỏ chữ hoặc thêm tùy tiện mặc dù mắt vẫn nhìn vào sách 
 Ví dụ: Bài Bàn tay mẹ – TV 1 tập 2 trng 55
 Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm ( biết) bao nhiêu là việc.
 ( thiếu tiếng biết)
 Bài Cái Bống– TV 1 tập 2 trng 58
 Cái Bống l

File đính kèm:

  • docsang_kien_ren_luyen_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_1_nguyen_th.doc
Giáo án liên quan