Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua bài dạy học đọc - Hiểu thơ trữ tình hiện đại ở Lớp 9 - Trần Thị Huyền

* Bài học rút ra từ quá trình rèn luyện kĩ năng cảm thụ trên là:

1. Người giáo viên dạy thơ phải yêu thơ, ham thích tìm hiểu và có kĩ năng tìm hiểu, phân tích bình giá thơ và phải có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn cho các em.

2. Người giáo viên phải khéo léo tác động vào tình cảm của các em, khơi dậy những tình cảm có sẵn cho các em, tạo điều kiện cho các em nâng cao năng lực cảm thụ và trong quá trình dạy – học; phải có kĩ năng hướng dẫn từng bước cho học sinh.

3. Sự kết hợp hài hoà giữa chủ động của học sinh với hướng dẫn chu đáo của giáo viên là điều kiện tất yếu dẫn đến kết quả.

4. Thời lượng quy định trên lớp là bắt buộc song rất ít, cần giành thời gian ngoại khoá để rèn kĩ năng cho các em.

 Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh là việc làm không thể thiếu trong quá trình dạy học văn chương, nhất là dạy tác phẩm trữ tình.

 Bám sát đặc trưng bộ môn, quán triệt các nguyên tắc dạy học, vận dụng phương pháp đổi mới, tăng cương tính tích hợp, tích cực trong quá trình dạy học là những giải pháp thiết thực để thực hiện rèn kĩ năng .

 Bước đầu những tiết dạy với những nội dung và biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả song còn rất hạn chế.

 Trong quá trình dạy học những năm sau tôi sẽ tiếp tục bổ sung, rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả tốt hơn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua bài dạy học đọc - Hiểu thơ trữ tình hiện đại ở Lớp 9 - Trần Thị Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xúc và tâm trạng đó được gắn liền với sự rung động về vần điệu, hình tượng âm thanh. Việc hiểu tâm trạng trong thơ để đồng điệu cũng rất khó. Hiểu không đúng dễ dàng dẫn đến cảm nhận cũng lơ mơ, trệch hướng.
	Tóm lại: Thực trạng của vấn đề có nhiều điều tác động, đòi hỏi trong quá trình thực hiện dạy - học văn bản thơ trữ tình phải giải quyết để đạt hiệu quả:
	Làm thế nào để khơi gợi hứng thú cảm nhận cho các em, taọ cơ sở cho việc rèn kỹ năng cảm thụ ? 
 Làm thế nào để giúp các em có được và phát triển kĩ năng cảm thụ trong điều kiện thực tế và thời lượng cụ thể giành cho mỗi văn bản thơ trữ tình? 
 Làm thế nào để các em biết vận dụng kỹ năng cảm thụ để làm tốt bài tập làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trong chương trình để đảm bảo nguyên tắc dạy học văn theo hướng thích hợp?
	Đó là những điều đặt ra với tôi trong quá trình dạy học văn bản thơ trữ tình.
	Căn cứ vào tình hình thực tế học sinh, bám sát đặc điểm loại thể thơ trữ tình; thông qua một số tiết dạy cụ thể, tôi đã tiến hành các giải pháp như sau:
B. Các giải pháp thực hiện
1.Đảm bảo nguyên tắc dạy học Ngữ Văn theo đặc trưng thể loại - bồi dưỡng hứng thú tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình.
Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của sự thăng hoa về tâm hồn, và trí tuệ của người nghệ sĩ. Vì thế, nó có những giá trị vượt ra ngoài ý đồ sáng tạo của tác giả. Hình tượng càng lớn, càng có tính nghệ thuật cao thì càng có nhiều khía cạnh, nội dung phong phú, hấp dẫn. Sáng tạo một tác phẩm, nhà văn muốn nói với người đọc, muốn truyền cho người đọc qua các thế hệ một cách nhìn, cách hiểu, cách đánh giá với chính mình và đối với cuộc sống con người, đối với thế giới. Những người đọc, do sự chi phối của thời đại,do trình độ, thị hiếu thẩm mỹ và tâm lý lứa tuổi, đến với tác phẩm lại muốn tìm được những điều nào đó phù hợp với mình và cần thiết cho mình. Chính vì vậy, bản thân hình tượng đã phong phú đa dạng, đối diện với người đọc càng làm cho nó trở nên phong phú đa dạng hơn.
Như trên đã nói, tác phẩm thơ - đặc biệt là thơ trữ tình - hình tượng trong đó là hình tượng tâm tư. Ngoài cái thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc còn có cả những điều mà tác giả muốn bộc lộ ra với người đọc. Để học sinh say mê đọc tác phẩm, tái hiện hình tượng trong tác phẩm, tiếp nhận được những giá trị của tác phẩm cũng như có sự tòm tòi phát hiện riêng về tác phẩm. Giáo viên phải tác động bằng nhiều hình thức để các em chủ động đến với tác phẩm một cách hứng thú bằng những nhu cầu tình cảm, những nhu cầu từ bên trong. Làm sao để các em sống với tác phẩm bằng cả tâm hồn mình, tiếp nhận kiến thức về tác phẩm bằng những rung động sâu xa, mãnh liệt của tâm hồn.
Nhận thức tác phẩm tức là học sinh phải trực tiếp đối diện với tác phẩm và từ đó có nhu cầu và niềm say mê thưởng thức, khám phá tác phẩm. Là chủ thể chủ động, học sinh không chỉ có đọc, sáng tạo lại hình tượng tác phẩm thành hình tượng của mình, mà qua đó các em nghe được tiếng nói, lắng nghe được giọng điệu, cảm nhận được cái nhìn của nhà thơ về cuộc sống, con người. Các em buồn cái buồn, vui niềm vui của nhà thơ, bị nhà thơ thuyết phục hoặc tranh luận với nhà thơ. Là chủ thể chủ động, các em phải có sự giao tiếp, sự cộng hưởng cảm xúc với nhà văn, tiếp nhận những thông điệp thẩm mỹ của nhà văn qua tác phẩm. Để học sinh thực sự trở thành chủ thể tiếp nhận tác phẩm, trong giờ dạy - học đọc - hiểu văn bản nhất là văn bản trữ tình cần:
Trước hết các em phải được khơi gợi hứng thú đọc tác phẩm và hướng dẫn chuẩn bị tìm hiểu tác phẩm ở nhà một cách cụ thể. Làm sao để khi bước vào giờ học, các em như mong muốn được thể hiện giọng đọc, sự đồng sáng tạo của mình, muốn trình bày, muốn tranh luận những điều cảm thụ, nhận thức được về tác phẩm. Thưởng thức nghệ thuật chỉ thực sự bắt đầu khi có nhu cầu về thỏa mãn về tình cảm, tâm hồn, trí tuệ, những nhu cầu về bên trong. 
Với chương trình Ngữ Văn 9, những bài thơ trữ tình được đưa vào dạy - học phần lớn đề cập đến những tình cảm đẹp đẽ của con người, rất phù hợp với tâm lý tuổi mới lớn của các em ( tình đồng chí đồng đội, tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên.). Người giáo viên phải bám sát đặc trưng “tiếng nói tình cảm” của các bài mà hướng các em vào việc đọc, tìm hiểu, tạo cho các em sự đồng cảm cùng nhà thơ để đạt hiệu quả cảm thụ. 
Tiếp theo việc khơi gợi hưng thú đọc là tiến trình dạy - học. Trong tiết dạy - học, giáo viên cần hướng dẫn các em tự phát hiện, thưởng thức tác phẩm, khuyến khích các em có những cảm nhận, những phát hiện riêng nhưng không suy diễn tuỳ tiện, có những điều trăn trở vấn vương của các em về tác phẩm cần được thầy cô giúp đỡ giải đáp kịp thời. Sau tiết học, các em được mở ra những khả năng mới để tiếp tục thưởng thức, khám phá tác phẩm ở mức sâu, rộng hơn, các em như cảm nhận được những biến đổi, vận động phong phú hơn trong tâm hồn mình. Với ưu thế dễ đọc, dễ nhớ và tình cảm sâu lắng, các bài thơ trữ tình đầy đủ khả năng tạo ra hứng thú cho các em. Người giáo viên bám sát đặc trưng thể loại kết hợp với khéo léo khơi dậy tình cảm tiềm ẩn trong mỗi học trò sẽ từng bước bồi dưỡng được hứng thú tiếp nhận tác phẩm cho các em trong quá trình dạy học.
Cùng với việc bồi dưỡng hứng thú, trong điều kiện hiện nay rèn luyện kỹ năng cảm thụ cho các em, người thầy còn phải chú ý đến việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng tích hợp, tích cực. 
2.Đảm bảo nguyên tắc dạy học văn theo hướng tích hơp, tích cực, giúp các em nắm vững kiến thức Tiếng Việt để vận dụng phân tích văn bản thơ trữ tình: 
Phát hiện và phân tích bình giá các dấu hiệu nghệ thuật, sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn phân tích bình giá- sử dụng phương pháp gợi tìm, phương pháp nghiên cứu để giúp học sinh làm tốt các bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trong chương trình lớp 9.
Về chủ quan, các văn bản thơ trữ tình được đưa vào chương trình trong thời điểm cụ thể từng bài, tuần đã đảm bảo tính tích hợp bởi đó là nguyên tắc xây dựng chương trình. Tích hợp giữa Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn (tích hợp ngang) và tích hợp dọc các nội dung, các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Thực thế dạy - học Tiếng Việt từ lớp 6 - lớp 9 đã cung cấp cho các em các tri thức về các dấu hiệu nghệ thuật trong văn bản, nhất là văn bản thơ. Các kiểu từ loại, các kiểu câu, các cách cấu tạo câu, các phép liên kết , tất cả đều có giá trị sử dụng của chúng. ứng dụng các kiến thức Tiếng Việt các em sẽ phát hiện và phân tích bình giá các tín hiệu nghệ thuật ấy để hiểu và cảm thụ bài thơ sâu sắc. Song có điều, những kiến thức về Tiếng Việt có thể các em đã học từ lớp 6, lớp 7 nên các em dễ quên. Với mỗi bài, các em phải được hướng dẫn ôn tập thường xuyên để củng cố kiến thức và tăng cường kỹ năng phát hiện, vận dụng phân tích. Sau mỗi một bài dạy - học thơ trữ tình cần có bài tập viết đoạn trình bày cảm thụ để học sinh luyện về kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Thông thường, phần luyện tập của mỗi bài đều có, song không nhất thiết phải luyện tập ngay trên lớp. Phần vì đảm bảo thời gian, phần vì để cho học sinh có độ “ngấm” sâu hơn nên cho các em về nhà làm bài tập viết đoạn (vào giấy) và kiểm tra lại bằng cách cho các em nộp lại cho giáo viên đánh giá.
	Phương pháp dạy học tích cực chỉ ra rằng: người học - chủ thể hoạt động - phải tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách tìm ra kiến thức thông qua hành động của chính mình. Chỉ có bằng hành động tự tìm hiểu khi các em tự nói ra những điều mình cảm nhận được thì bài thơ sẽ “sống” mãi, và lúc đó quá trình cảm thụ mới thật sự thành công.
3.Vận dụng cụ thể vào việc rèn kĩ năng.
a. Rèn luyện kĩ năng đọc: Như trên đã nói, đọc là bước đầu tạo tiền đề cho hoạt động tái hiện và có khả năng thực hiện dễ dàng, đầy đủ hoạt động tái hiện. Với tác phẩm trữ tình, đọc vừa là đồng cảm, vừa là diễn cảm. Cũng nhờ đọc mà học sinh vừa được chứng kiến, vừa được thể nghiệm. Vì thế đọc - tái hiện, tri giác hình tượng thơ là hoạt động không thể coi nhẹ trong quá trình dạy - học thơ trữ tình. Tái hiện hình tượng trong thơ không những là một thao tác tư duy để đi vào tác phẩm mà còn là một bí quyết truyền thụ nữa.
Một bài thơ như bài thơ “Bếp lửa” chẳng hạn mà việc đọc và tái hiện hình tượng không thực hiện tốt thì khó thu được kết quả. Cả một dòng hoài niệm tuôn chảy theo thời gian sống dậy trong tâm tưởng nhà thơ nếu như không được tái hiện thì khó mà gợi được rung động cảm xúc.
Nhận thức như vậy nên khi dạy - học bài thơ “Bếp lửa” tôi chú trọng hướng dẫn học sinh đọc trước ở nhà. Đọc và hình dung cảnh “Bếp lửa” quê hương có Bà tần tảo nắng mưa, có Bà chăm chút cháu, có Bà gắn liền bên “Bếp lửa”. Đến lớp, cô giáo bằng giọng đọc truyền cảm của mình, đọc mẫu cho học sinh đoạn thơ đầu: “Một bếp lửa chờn vờn  sống mũi còn cay”, sau đó hướng dẫn học sinh đọc và đọc tiếp trong quá trình phân tích. Kết hợp đọc của thầy, đọc của trò, học sinh đã có những cảm nhận bước đầu về bài thơ theo đúng hướng. 
Với những bài thơ khác như bài “Đồng chí ”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác” là những bài thơ được phổ nhạc hoặc có liên quan đến bài ca nào đó thì bên cạnh việc hướng dẫn đọc, tôi còn hướng dẫn cho các em sưu tầm, nghe băng đĩa nhạc, xem băng đĩa hình để giúp các em tái hiện hình tượng một cách dễ dàng hơn.
b. Cùng với rèn kĩ năng đọc, tái hiện là rèn luyện kĩ năng phát hiện và bình giá các dấu hiệu nghệ thuật.
Nói đến thơ là nói đến chất thơ, lời thơ. Điều đáng chú ý đầu tiên của hình thức nghệ thuật trong thơ là nhịp điệu. Thơ là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ. Nhịp điệu thơ được tổ chức đặc biệt để thể hiện nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu cảm nhận thế giới một cách thầm kín. Nhịp điệu được tạo ra bởi sự trùng điệp: Trùng điệp của âm vận, trùng điệp ở nhịp, ở ý thơ, câu thơ hoặc bộ phận của câu thơ. Ví dụ như dạy - học bài “Mùa xuân nho nhỏ”, phải hướng học sinh chú ý đến nhịp điệu dồn dập, hối hả trong bài thơ để thấy được khí thế vào xuân tưng bừng nhộn nhịp của mùa xuân đất nước. 
Đặc biệt trong đoạn:
	Mùa xuân người cầm súng
	Lộc giắt đầy trên lưng
	Mùa xuân người ra đồng
	Lộc trải dài nương mạ
	Tất c

File đính kèm:

  • docREN KY NANG CAM THU THO VAN QUA BAI DOC HIEU THOTRU TINH HIEN DAI.doc