Sáng kiến kinh nghiệm quản lý lớp 5
1 : Thực trạng về số môn dạy và bài soạn của giáo viên hiện nay
Là cán bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo chuyên môn ở bậc tiểu hoc hơn 13 năm qua tôi nhận thấy : Ở bậc tiểu học mỗi giáo viên dạy một lớp . Số môn ( hoặc phân môn ) , số bài soạn cho một tuần dạy là quá nhiều . Phần lớn giáo viên chỉ soạn bài cho có đủ số lượng để Ban giám hiệu và các cấp quản lý giáo dục kiểm tra , do vậy chất lượng bài soạn rất thấp dẫn đến chất lượng giờ dạy hiệu quả không cao . Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên , đi sâu đổi mới phương pháp , triệt để sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi bài dạy , tiết dạy là đòi hỏi bức xúc hiện nay đối với mỗi giáo viên nói chung và bậc Tiểu học nói riêng .
Thực trạng hiện nay của giáo viên tiểu học : Cứ mỗi giáo viên dạy một lớp thì số lượng môn ( hoặc phân môn ) của mỗi giáo viên dạy cụ thể như sau :
a ) Đối với trường không có giáo viên đặc thù .
Giáo viên lớp 1 dạy 10 môn và phân môn , số bài soạn là 21 bài / tuần
Giáo viên dạy lớp 2, 3 dạy 13 môn và phân môn , số bài soạn 22 bài/ tuần
Giáo viên dạy lớp 4, 5 dạy 13 môn và phân môn , số bài soạn 24 bài/ tuần
( Chưa kể bài soạn buổi học thứ hai )
b) Đối với những trường có giáo viên đặc thù
như sau : (Trang bên ) Môn Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Buổi 1 Buổi 2 Buổi 1 Buổi 2 Buổi 1 Buổi 2 Buổi 1 Buổi 2 Buổi 1 Buổi 2 Tiếng việt 11 4 10 4 9 5 8 4 8 4 Toán 4 2 5 2 5 3 5 3 5 2 Đạo đức 1 1 1 1 1 1 1 TNXH 1 1 2 Khoa học 2 2 LS + ĐLý 2 2 Âm nhạc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Thủ công 1 1 1 1 Kỹ thuật 2 2 Mỹ thuật 1 1 1 1 1 1 1 Thể dục 1 1 2 1 2 1 2 2 1 Anh văn 1 1 1 HĐNG 2 2 1 1 1 Sinh hoạt 1 1 1 1 1 Cộng 22 13 23 12 23 12 25 10 25 10 Phân công giáo viên dạy chuyên ban : Lê Thị Thuý : Tiếng việt , Toán , Đạo đức , TNXH, Thủ công , SH Lớp 1A Lê Thị Ngân : Tiếng việt , Toán , Đạo đức , TNXH, Thủ công , SH Lớp 1B Phạm Thị Hồng Tiếng việt , Toán , Đạo đức , TNXH, Thủ công , SH Lớp 1C Nguyễn Thị Yên : Toán , Đạo đức khối 2 , Sinh hoạt lớp 2A Lê Thị Hương : Tập đọc , Luyện từ và câu , Tập làm văn Khối 2 , SH lớp 2B Nguyễn Thị Thảo : Chính tả , Tập viết , Kể chuyện , TNXH Thủ công Khối 2 , SH lớp 2C . Trần Thị Oanh : Tập đọc , Luyện từ và câu , Tập làm văn Khối 3 , SH lớp 3A Lê Thị Hồng : Toán , Đạo đức khối 3 , Sinh hoạt lớp 3B Nguyễn Thị Cúc : Chính tả , Tập viết , Kể chuyện , TNXH Thủ công Khối 3 , SH lớp 3C Trịnh Thị Việt : Chính tả , Kể chuyện , TNXH Khối4, Sinh hoạt lớp 4A Lê Thị Hiền : . Toán , Đạo đức khối 4 , Sinh hoạt lớp 4B Lưu Thị Hương : Tập đọc , Luyện từ và câu , Tập làm văn Khối 4 , SH lớp 4C Lê Thị Nhung : Tập đọc , Luyện từ và câu , Tập làm văn Khối 5 , SH lớp 5A Phạm Thị Hường : Toán , Đạo đức khối 5 , Sinh hoạt lớp 5B Lê Thị Dung : Chính tả , Kể chuyện , TNXH Khối5, Sinh hoạt lớp 5C Phạm Thị Dung : Âm nhạc khối 1,2,3,5 + HĐNG khối 4 Nguyễn Thị Dung Tổng PTĐ + Âm nhạc khối 4 + HĐNG khối 1,2,3,5 Nhữ ánh Sao : Thể dục khối 3,4,5 Thiều Sỹ Quang : Mỹ thuật Khối 1,2,3,4,5 + Thể dục khối 1 Vũ Thị Xuân : Kỹ Thuật khối 4,5 + Thể dục khối 2 2 ) Tổ chức dạy học 2 buổi / ngày chuyên ban . a ) Sắp xếp thời khoá biểu . Việc sắp xếp thời khoá biểu dạy chuyên ban làm sao để không trùng giờ , một môn ( hoặc phân môn ) sẽ được dạy trong một buổi học , để giáo viên có điều kiện chuẩn bị bài dạy , chuẩn bị đồ dùng dạy học của một tiết cho 3 lớp trong cùng một buổi dạy . ( Thời khoá biểu có phụ lục ở trang bên ) . b ) Chỉ đạo việc lên kế hoạch dạy học hàng tần của từng giáo viên . Đối với giáo viên Tiểu học đã từ lâu việc lên kế hoạch giảng dạy thường theo phân phối chương trình cho từng lớp học , giáo viên chỉ lên kế hoạch theo đó và dạy trong một lớp suốt buổi , nay dạy chuyên ban theo môn ( hoạc phân môn ) . Việc lên kế hoạch giảng dạy hàng tuần phải căn cứ vào phân phối chương trình quy định cho từng môn ( phân môn ) , đồng thời phải căn cứ vào thời khoá biểu quy định cho tiết học , môn học (phân môn ) học hàng buổi , hàng tuần. Từ kế hoạch này giáo viên soạn bài , lên lớp theo kế hoạch đã định ra . c ) Kiểm tra việc giảng dạy chuyên ban 2 buổi ngày gồm các nội dung sau . - Kiểm tra việc lên kế hoạch giảng dạy của từng giáo viên . Tiến hành vào 2 tuần đầu của tháng 9 / 2006 Kiểm tra việc dạy và học chuyên ban của giáo viên và học sinh từ 15/9/2006 đến hết học kỳ I tháng 3/ 2007 rút kinh nghiệm . Kiểm tra việc soạn bài của từng giáo viên trao đổi góp ý kiến kịp thời cho từng mon dạy tiết dạy . Dự giờ thăm lớp , kiểm tra chất lượng giờ dạy của giáo viên ở mỗi môn ( phân môn ) khác nhau . Dự 3 tiết cùng một môn ( hoặc phân môn ) cùng một giáo viên dạy ở 3 lớp khác nhau để có đối chứng và đánh giá cụ thể chất lượng , hiệu quả ở từng tiết dạy . 3 ) Tổ chức rút kinh nghiệm dạy chuyên ban . Sau học kỳ I và gần 2 tháng của học kỳ II . Ngày 17 tháng 3 năm 2007 . Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm dạy chuyên ban . Trong hội nghị này nhiều ý kiến trao đổi thảo luận của giáo viên đã nêu lên song tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây : Những ưu điểm chính của dạy chuyên ban. Một là : Dạy chuyên ban giúp giáo viên chuyên sâu về kiến thức hơn , cùng một môn ( phân môn ) giáo viên dạy ít nhất 3 tiết ở 3 lớp khác nhau trong cung một buổi dạy , giúp cho việc nắm vững kiến thức hơn trong thiết kế bài dạy và giảng dạy ở trên lớp . Rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy để tiết dạy sau dạy tốt hơn tiết dạy trước Hai là dạy chuyên ban giáo viên có điều kiện để khắc phục những hạn chế của tiết dạy trước bổ sung , điều chỉnh cho tiết dạy sau , tạo điều kiện để giáo viên đổi mới phương pháp trong giảng dạy , hiệu quả giờ dạy sẽ cao hơn . Ba là : Dạy chuyên ban còn tạo điều kiện để giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học tốt hơn . Cùng một loại đồ dùng giáo viên sẽ sử dụng để dạy ở 3 tiết ở 3 lớp khác nhau trong cùng một buổi dạy . Sau đây là một số ý kiến thảo luận của giáo viên ( Trích) . ý kiến đánh giá của bộ phận giáo viên dạy môn Tiếng việt : Khi dạy tập đọc bài : “ Bốn anh tài ” Tuần 19 – Tập đọc lớp 4 .”Thư gửi học sinh ” - Tập đọc lớp 5 . “ Bài Chim sơn ca ” - Tập đọc lớp 2. Bài “Cậu bé thông minh ” – Tập đọc lớp 3 . Dạy tiết 1 giáo viên còn mắc một số tồn tại sau . Phân bố thời gian chưa hợp lý Phần tìm hiểu nội dung bài chưa sâu Luyện đọc được ít Sửa lỗi đọc sai cho học sinh chưa kỹ Hiệu quả giờ dạy chưa cao . Dạy sang tiết 2, 3 những tồn tại trên đã được khắc phục ,và chất lượng giờ dạy tốt hơn rất nhiều . Học sinh tiếp thu bài học tốt hơn , theo đó các hình thức tổ chức dạy học đã được vận dụng linh hoạt sáng tạo hơn nhiều . Việc làm này nếu không dạy chuyên ban sẽ không có điều kiện để khắc phục những tồn tại thiếu sót đó , vì sau bài học thì sang năm nếu dạy ở khối cũ thì mới dạy lại bài của năm nay , do vậy việc sửa chữa những thiếu sót tồn tại là rất khó khăn ,mặt khác sang năm những tồn tại đó cứ lập lại mãi . ý kiến trao đổi của giáo viên dạy môn Toán Khi dạy bài : Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số – Toán lớp 3 Sau khi dạy kiến thức mới chuyển sang phần luyện tập . Bài tập 1 Tính 1234 4013 2116 1072 x 2 x 2 x 2 x 2 Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân vào vở - 2 em lên bảng làm Bài 2: Đặt tính rồi tính : a, 1023 x 3 b, 1212 x 4 1810 x 5 2005 x 4 Hướng dẫn tương tự như bài 1 Bài 4: Tính nhẫm . a, 2000 x 2 b, 20 x 5 4000 x 2 200 x 5 3000 x 2 2000 x 5 Giáo viên chia lớp thành hai nhóm - Học sinh làm bài Nhóm 1 làm bài 4a; Nhóm 2 làm bài 4b Cho học sinh mỗi nhóm nêu kết quả . Sau tiết dạy học sinh nắm được bài, vận dụng làm được bài tập, nhưng thời gian giành cho mỗi bài tập nhiều – trong một tiết lượng bài tập ở bài học khó hoàn thành ở lớp . Rút kinh nghiệm thứ nhất sang tiết thứ 2 (dạy lớp 3A ) Giáo viên thay đổi hình thức tổ chức dạy học ở phần luyện tập như sau: Bài 1, bài 2 giáo viên chia nhóm làm 2 phép tính (học sinh làm bài vào vở) mỗi nhóm 2 em lên bảng làm bài nêu cách làm . Bài 4 tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức . Sau khi rút kinh nghiệm ở tiết thứ nhất , giáo viên đã thay đổi hình thức tổ chức dạy học ở tiết thứ 2 thì thấy học sinh lớp 3a được hoạt động nhiều và nắm bài chắc hơn . Thời gian giành cho mỗi bài tập phù hợp hơn. Ví dụ 2: Bài: Luyện tập về tính vân tốc (Toán lớp 5) ở tiết 1 dạy lớp 5A , giáo viện phân bố thời gian chứa hợp lý . Bài 1 Chiếm mất 12 phút cho giáo viên học sinh chữ bài quá lâu trong khi đấy không phải là bài tập khó. Bài 2: 7 phút Bài 3 , 4 vì không còn thời gian nên giáo viên cho học sinh làm nhanh trong khi đấy là hai bài tập khó cần khắc sâu kiến thức . Rút kinh nghiệm ở tiết 1 . Sang tiết 2( dạy lớp 5B) giáo viên đã có sư điều chỉnh về thời gian giữa các bài tập hợp lý hơn: Bài 1: 7 phút Bài 2 : 7 phút Bài 3: 10 phút Bài 4: 12 phút . Với thời gian phân bố khi dạy tiết 2(lớp 5B) việc giải quyết các bài tập , học sinh làm tốt hơn , giáo viện khắc sâu được kiến thức . Giáo viên có điều kiện chuẩn bị đồ dùng dạy học tốt hơn . Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi tiết học thuần thục hơn , hiệu quả hơn ở tiết sau so với tiết trước . Ví dụ: Bài : Một phần tư. ( Toán lớp 2) Nếu như không dạy phân ban thì giáo viên sẽ không có thời gian để chuẩn bị đồ dùng dạy học , kẻ sẵn bài tập ra bảng phụ , do đó việc chữa và củng cố bài học sẽ gặp khó khăn . Nhưng khi dạy phân ban , giáo viên có thời gian kẻ hệ thống bài tập vào bảng phụ như sau : Bài 1; Đã tô màu 1/4 hình nào ? A B C D 1 Bài 2: Hình nào có số vuông được tô màu 4 A B C D Sau khi chuẩn bị được đồ dùng dạy học như trên, tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài tốt hơn, giáo viên khắc sâu được nhiều kiến thức, giờ học được sôi nổi hơn, học sinh hứng thú học tập hơn. Cũng bài : Một phần tư. ở tiết 1, giáo viên hình thành kiến thức mới như sau( dạy lớp 2A) giáo viên đưa hình vuông và chia hình vuông đó thành 4 phần bằng nhau, tô màu 1 phần và Hỏi đã tô màu mấy phần của hình vuông? – Chỉ vài em có học lực khá trả lời được câu hỏi trên – Rút kinh nghiệm : Tiết sau dạy lớp 2B , Giáo viên đưa hình vuông và chia hình vuông thành 2 phần băng nhau, tô màu một phần và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần của hình vuông ? HS trả lời ngay : Đã tô màu 1/2 hình vuông Sau đó giáo viên chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau . tô màu một phần và hỏi . đã tô màu mấy phần của hình vuông . (Nhiều học sinh đều xung phong trả lời : Đã tô màu 1/4 hình vuông - Đôí với học sinh; Học sinh có điều kiện tiếp thu bài tốt hơn Chất lương đại trà được nâng cao . Bốn là : Dạy chuyên ban , giáo viên phải soạn bài ít hơn . Tạo điều kiện nhiều thời gian cho việc nghiên cứu thiết kế bài soạn có chất lượng hơn . Nếu không dạy chuyên ban một giáo viên dạy 10 môn ( phân môn ) , không tính các môn đặc thù thì số bài soạn Buổi sáng ít nhất 20 bài , buổi chiều ít nhất 7 bài , cả tuần 27 bài soạn Nếu dạy chuyên ban như trường Thống Nhất hiện nay , thì mỗi giáo viên chỉ dạy tối đa là 3 môn ( phân môn ) . Số bài soạn trong một tuần là : Buổi sáng 6 bài , buổi chiều 3 bài , cả tuần 9 bài . Sau đay là bảng so sánh số bài soạn trong một tuần của một giáo viên . Số BS buổi sáng Số BS buổi chiều Tổng bài soạn/ tuần Dạy không C/ ban 20 bài 7 bài 27 bài Dạy chuyên ban 6bài 3bài 9bà
File đính kèm:
- KINH NGHIEM QUAN LY.doc