Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8

Ăng ghen đã nói: “Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất, cho nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ những sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”. Đúng vậy, Hoá học chính là môn khoa học thực nghiệm, có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. Hoá học nghiên cứu chất, quá trình hình thành nên chất. Từ đó lí giải được những hiện tượng tự nhiên mà trước kia con người cho rằng đó là do: “ thánh thần, ma quỷ ” gây nên. Để có được hướng giải thích một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên đòi hỏi người học sinh không những nắm vững lý thuyết mà phải thông qua thí nghiệm hoá học. Vì vậy việc dạy và học Hoá học ở trường phổ thông phải gắn liền với thí nghiệm. Qua đó thấy rằng thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học môn hoá, cụ thể:

- Thí nghiệm chính là cơ sở của việc học môn Hoá học, nó giúp các em chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm các em sẽ làm quen với các chất hoá học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý hoá của chúng. Từ đó các em hiểu được các quá trình hoá học, nắm vững các khái niệm, định luật, học thuyết của hoá học.

- Thí nghiệm cũng chính là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần gủi với đời sống, với các quá trình công nghệ, chính vì vậy thí nghiệm giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống.

- Thí nghiệm còn giúp cho các em rèn luyện được các kỹ năng thực hành, từ đó hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật.

Chính vì vậy thông qua thí nghiệm các em sẽ nắm vững kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc. Các em không những được phát triển tư duy logic, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng mà còn được cũng cố niềm tin vào khoa học. Hơn thế nữa, qua việc quan sát và tiến hành làm thí nghiệm của các em từ đơn giản đến phức tạp, các em sẽ thấy rằng: mình giống như những nhà khoa học nhỏ, từ đó sẽ giúp cho các em thấy tự tin hơn, gần gủi hơn với thiên nhiên, và biết quan tâm đến việc giải thích các hiện tượng tự nhiên. Làm cho các em yêu thích và có sự đam mê vào môn hoá học. Đó cũng chính là lý do đặt lên hàng đầu đối với giáo viên dạy hoá học.

Tuy nhiên hoá học ở Trung học cơ sở là một môn học mới lạ đối với học sinh, nên bước đầu các em còn rất lúng túng cũng như chưa có những kỹ năng làm thí nghiệm trong các giờ thực hành.

Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH BƯỚC ĐẦU HÌNH THÀNH KỸ NĂNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG HOÁ HỌC 8” nhằm đưa ra phương pháp kích thích sự say mê hứng thú của học sinh đối với bộ môn hoá học, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy và học.

 

doc19 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành lập PTHH: H2+ CuO Cu + H2O
Sau đó giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm vừa được mô tả. Sau khi làm thí nghiệm, học sinh thấy những điều giáo viên trình bày được khẳng định về mặt thực nghiệm.
	+ Phương pháp nghiên cứu: Giáo viên đặt vấn đề : H2 có thể chiếm oxi của các oxit không? Giáo viên hướng dẫn HS lắp dụng cụ và sử dụng các hoá chất (đã chuẩn bị sẵn). Trong quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng xảy ra, đặc biệt quan sát CuO trước và sau khi dẫn H2 qua CuO đun nóng (màu đen thành đỏ) đồng thời xuất hiện những giọt lỏng trên thành ống nghiệm và đáy ống nghiệm . 	Từ đó rút ra kết luận H2 đã chiếm oxi của CuO tạo thành nước và giải phóng kim loại Cu (màu đỏ)
	Học sinh viết phương trình hoá học: H2 + CuO H2 O + Cu
	- Phương pháp nghiên cứu kích thích hoạt động tích cực của học sinh trong giờ hoá học hơn và tạo điều kiện phát triển kỹ năng làm việc độc lập.
	b. Thí nghiệm thực hành:
	- Thí nghiệm thực hành là loại thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh hoạ, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng, sử dụng dụng cụ và hoá chất. Rèn luyện kỹ năng và kỹ thuật tiến hành thí nghiệm hoá học.
	- Cần quan niệm thực hành là một phần của quá trình dạy học. Vì vậy nội dung của bài thực hành là mối quan hệ, là cơ sở để tổ chức hoạt động thực hành, phương pháp tổ chức phải được xây dựng song song với bài dạy lý thuyết, đảm bảo nguyên tắc thực hành hệ thống từ dễ đến khó, gắn chặt với lý thuyết. Nội dung bài thực hành phải là sự tiếp tục của bài dạy lý thuyết trước và chuẩn bị cho bài dạy sau. Tuỳ theo đặc điểm tình hình chương trình, tình hình trường lớp mà xây dựng nội dung chương trình lý thuyết và thực hành một cách hợp lý.
	- Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là học sinh đã được chuẩn bị trước về mục đích của thí nghiệm, học sinh cần làm gì và làm như thế nào, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, rút ra những kết luận đúng đắn. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần ôn lại những nội dung cần thiết trong sách giáo khoa và đọc trước bài thực hành. Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp tiến hành sao cho phù hợp với đặc điểm về nội dung và cơ sở vật chất thiết bị liên quan , phổ biến cho học sinh những việc cần chuẩn bị , dự kiến những tình huống xảy ra cần giải thích về lý thuyết  Các thí nghiệm được lựa chọn phải đơn giản ở mức độ tối đa nhưng phải rõ , dụng cụ đơn giản, giá thành hạ , nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về khoa học và sư phạm.
	- Tất cả dụng cụ thí nghiệm phải được để trên bàn học sinh thí nghiệm, không để các em đi lại nhiều. Những thí nghiệm với chất độc, chất nổ, axit đậm đặc, thì không nên cho học sinh làm, nếu cho làm thì phải hết sức theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các thí nghiệm phải đơn giản, rõ và cần thiết, tuy nhiên phải đảm bảo chính xác, mỹ thuật, cố gắng dùng lượng nhỏ hoá chất sẽ giúp học sinh tính cẩn thận, chính xác trong công việc. Ngoài ra thí nghiệm phải có tính giáo dục, thực hành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Giáo viên phải theo dõi sát công việc của học sinh và trật tự chung, giúp đỡ kịp thời cho các nhóm khi cần thiết nhưng không làm thay cho học sinh. 
	- Một giờ thực hành thường được thực hiện theo trình tự sau đây: Đầu giờ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, giải thích ngắn gọn cách tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và ghi chép để làm tường trình thí nghiệm. Sau cùng giáo viên hướng dẫn học sinh rữa sạch các dụng cụ thí nghiệm xắp xếp ngăn nắp các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm vào đúng nơi qui định.
- Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện giờ thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có liên quan của trường. Căn cứ vào nội dung của giờ thực hành, giáo viên cần làm trước thí nghiệm để viết bản hướng dẫn cụ thể và chính xác, cố gắng chuẩn bị phòng riêng giờ thực hành. Những thí nghiệm với chất độc, chất nổ, axit đậm đặc, thì không nên cho học sinh làm, nếu cho làm thì phải hết sức theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các thí nghiệm phải đơn giản, rõ và cần thiết, tuy nhiên phải đảm bảo chính xác, mỹ thuật, cố gắng dùng lượng nhỏ hoá chất sẽ giúp học sinh tính cẩn thận, chính xác trong công việc. Ngoài ra thí nghiệm phải có tính giáo dục, thực hành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.
- Giáo viên phải theo dõi sát công việc của học sinh và trật tự chung, giúp đỡ kịp thời cho các nhóm khi cần thiết nhưng không làm thay cho học sinh. Đối với học sinh mới lần đầu vào phòng thí nghiệm, giáo viên cần giới thiệu những điểm chính trong nội quy:
	2. Nội quy:
2.1. Học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà: nghiên cứu bảng hướng dẫn, xem lại các bài có thí nghiệm thực hành
2.2. Trên bàn thí nghiệm không được để đồ dùng riêng như: Cặp, sách, nón..
2.3. Phải thực hiệnđúng quy tắc phòng độc, phòng cháy và bảo quản dụng cụ, hoá chất,
2.4. Phải tiết kiệm hoá chất khi làm thí nghiệm.
2.5. Trong khi làm thí nghiệm không nên nói chuyện ồn ào, không đi lại mất trật tự, không được tự động lấy các dụng cụ hoá chất ở các bàn khác. 
2.6. Khi làm thí nghiệm xong phải rửa dụng cụ và sắp xếp dụng cụ, bàn ghế theo quy định.
	3. Các bước tiến hành làm thí nghiệm:
	Bước 1: Giáo viên hướng dẫn chung (mở đầu)
	- Giáo viên nhắc lại phần nội dung, mục đích của toàn bộ công việc, hướng dẫn kỹ thuật tiến hành các thí nghiệm và kế hoạch thực hiện.
- Không nên chỉ hướng dẫn làm gì và làm như thế nào? Mà còn giải thích tại sao làm như vậy. Cần báo trước cho học sinh một số sai lầm có thể mắc phải làm cho thí nghiệm không thành công.
- Khi giáo viên hướng dẫn có thể biểu diễn một số thao tác để minh hoạ cho lời giảng. Tuy vậy không được chiếm thời gian.
 Bước 2: Học sinh tiến hành thí nghiệm:
Chia học sinh thành từng nhóm. Học sinh trong những nhóm phải được làm thí nghiệm để có thể thu được những kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm ngang nhau.
Bước 3: Viết báo cáo kết quả (tường trình)
Mẫu bản tường trình:
	Tên nhóm:..
	Tên học sinh:
	Lớp:
	BẢN TƯỜNG TRÌNH
Tên bài thí nghiệm:..
THAO TÁC
TIẾN HÀNH
HIỆN TƯỢNG
QUAN SÁT
GIẢI THÍCH
HIỆN TƯỢNG
	4. Một số ví dụ về phương pháp tiến hành thí nghiệm biễu diễn của giáo viên:
4.1. Ví dụ 1: Bài “Tính chất của chất”- Hoá 8
*Dụng cụ thí nghiệm :
- Cốc thuỷ tinh 200ml.
- Cáp sun sứ (Nếu không có dùng đế sứ có mặt lõm).
- Lọ thuỷ tinh 100cc.
- Nút cao su.
- Môi đốt hoá chất.
- Đèn cồn.
	*Hoá chất: Lưu huỳnh
	Thí nghiệm 1: Sự hoà tan của lưu huỳnh trong nước.
	- Lấy 1 ít bột lưu huỳnh vào cáp sun sứ (hoặc phần lõm của đế sứ) cho HS quan sát trạng thái, màu sắ, mùi.
	- Lấy chừng 2/3 cốc nước, dùng thìa xúc hoá chất. Hơ môi trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi S bắt cháy. HS quan sát và nhận xét về ngọn lửa .
	- Luồn nhanh môi vào lọ thuỷ tinh và đậy chặt nút cao su lại để ngăn chặn khí SO2 không bay ra ngoài (vì khí SO2 mùi hắc, độc, gây khó thở). 
	Quan sát và giải thích: TN1: 
	- Lưu huỳnh là 1 chất rắn, màu vàng tươi, không mùi. 
	- Bột lưu huỳnh không tan trong nước. Tuy lưu huỳnh có khối lượng riêng lớn hơn nước nhưng nó vẫn nổi vì không tan trong nước.
	Thí nghiệm 2: Khi đốt nóng, S nóng chảy và cháy được với ngọn lửa xanh nhạt.
	Kết luận: Những biểu hiện trên là tính chất của lưu huỳnh
4.2. Ví dụ 2: Làm sạch muối ăn (Hoá học 8)
Yêu cầu: Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm và hoá chất thông thường để tách riêng ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát 
 	Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm
Hoá chất: Muối ăn (trộn cất) Học sinh có thể mang theo. 
Dụng cụ thí nghiệm:
- 8 giá thí nghiệm gỗ và sứ.
- 16 ống nghiệm 18mm.
- 8 phễu nhựa hoặc thuỷ tinh.
- 8 đèn cồn. 
- 8 tờ giấy lọc.
Phiếu học tập: 
	a) Màu sắc hỗn hợp muối ăn và cát:
	...............................................................................................................................
	b) Vì sao đổ hỗn hợp muối ăn và cát vào nước:
	...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................
	c) Tại sao nước muối lại đem đun thu được muối ?
	...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................
	d) Muối thu được đem so sánh với hỗn hợp muối trộn cát có màu sắc như thế nào?
	...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................
	Cách tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Hướng dẫn
- Cho vào ống nghiệm chừng 2 gam muối ăn trộn cát, 
- Sau đó rót tiếp vào ống nghiệm chừng 5ml nước, lắc nhẹ
Cách lắc: Cầm miệng ống nghiệm bằng các ngón tay trỏ, cái và giữa của bàn tay phải. Để ống nghiệm hơi nghiêng và lắc bằng cách gõ nhẹ phần dưới của ống nghiệm vào ngón tay trỏ hoặc gan bàn tay trái cho đến khi muối tan hết.
Đặt ống nghiệm lên giá ống nghiệm rồi đặt phễu lọc lên miệng ống nghiệm. Gấp tờ giấy lọc làm 4 phần sau đó gấp thành phễu đặt vào phễu nhựa (hoặc thuỷ tinh), nhỏ vài giọt nước cho thấm giấy sau đó rót từ từ chất lỏng vào phễu theo đũa thuỷ tinh.
Đun dung dịch muối ăn đã thu được trên ngọn lửa đèn cồn.
Cách làm: dùng cặp gỗ cặp 1/3 ống nghiệm (tính từ miệng ống nghiệm), và để ống hơi nghiêng, lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều, sau đó đun ở phần đáy ống. 
Chú ý: Vùa đun vừa lắc nhẹ phần đáy ống để tránh dung dịch sôi đột ngột và phụt mạnh ra ngoài. Hướng ống nghiệm về phía không có người.
- Đun cho nước bốc hơi hết 
GV: Hướng dẫn nội dung bản tường trình thực hành:
Mục đích thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát
Giải thích

File đính kèm:

  • docSKKN Phuong phap giup hoc sinh buoc dau hinh thanh kynang thuc hanhthi nghiem trong hoa hoc 8HAY.doc