Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải toán có lời văn lớp 1

PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 1

I. Phần mở đầu.

1. Lý do chọn đề bài.

Môn Toán lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, rồi mai đây các em lớn lên trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất, trên tay có máy tính xách tay, nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tạp viết 1,2,3 học các phép tính cộng,trừ các em không thể quên được vì đó là kỉ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thiết cho suốt cuộc đời.

Đó cũng là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên nói chung và giáo viên lớp 1 nói riêng. Người thầy giáo từ khi chuẩn bị cho tiết dạy đầu tiên đến khi nghỉ hưu không lúc nào dứt nổi chăn trở về những điều mình dạy và nhất là môn toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học. Chương tình này nó kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy toán lớp 1, nên nó có vai rò vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong mọi cấp học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải toán có lời văn lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn
b. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng trừ và không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạnh thẳng( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm). Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ điểm, đoạn thẳng).giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ bước đầu biết điểm đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế cuả học sinh.
c. Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học toán.
Là một người giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 và đặc bệt là dạy môn toán, thực hiện chương trình đổi mới giáo dục toán học lớp 1 nói riêng ở tiểu học nói chung. Tôi rất trăn trở và suy nghĩ niều để học sinh làm sao làm được các phép tỉnh cộng, trừ mà viẹc giải toán có lời văn thì càng khó hơn đối với học sinh lớp 1 nên tôi đi sâu về nghiên cứu dạy “ giải toán có lời văn” ở lớp 1.
2. Mục đích nghiên cứu:
 	Đề bài: “Giải toán có lời văn” ở lớp 1. Tôi muốn cho học sinh thấy được: Biết cách giải các baìi toá đơn về thêm bớt một số đơn vị (giải bằng một phép cộng hoặc một phép trừ). Biết trình bày bài giải gồm câu trả lời, phép tính và đáp số. Góp phần bước đầu phát triển tư duy, khả năng diễn đạt đúng cho học sinh.
II. Phần nội dung.
Tôi thấy việc dạy học sinh: “ Giải toán có lời văn” với học sinh lớp 1 là vô cùng khó. Mặc dù đến tận tuần 23, học sinh mới chính thức học cách giải toán có lời văn song tôi đã phải có ý thức chuẩn bị từ xa cho việc làm ngay từ bài: Phép cộng trong phạm vi 3 tiết luyện tập ở tuần 7. Mặc dù học sinh lớp tôi lúc này chưa đọc thông viết thạo nhưng tôi đã rèn cho học sinh làm các bài tập: “ Nhìn tranh nêu phép tính”
- Xem tranh vẽ.
- Nêu bài toán bằng lời.
- Nêu câu trả lời.
- Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
Ví dụ: ở tiết luyện tập bài 5 trang 46.
Sau khi cho học sinh xem tranh. Tôi cho học sinh nêu bằng lời: “ Có một quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng”.
Sau đó học sinh tập nêu câu trả lời:
“ Có tất cả 3 quả bóng”
Từ đó học sinh viết vào dãy 5 ô trống để có phép tính.
1
+
2
=
3
 	Tiếp đó cứ như thế đến tuần 17. Học sinh lớp tôi đã được 6 em quen với việc đọc tóm tắt, rồi nêu đề toán bằng lời, sau đó nêu bài giải và tự điền số vào phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống. Nhưng ở đây đã không còn tranh vẽ nữa.
Ví dụ: ở tiết: bảng cộng và trừ trong phạm vi 10. Tôi đã cho HS tiếp cận với giải toán ở học kỳ II.
Baì 3 ( b) trang 87
Có: 10 quả bóng.
Cho: 3 quả bóng.
Còn: ... qủa bóng.
Ở bài này không có tranh vẽ, tôi cho học sinh đọc kỹ tóm tắt. Dựa vào tóm tắt học sinh có thể nêu đề toán bằng lời “Lan có 10 quả bóng, Lan cho bạn 3 quả bóng. Hỏi lan còn mấy quả bóng? ” HS nêu được câu trả lời bằng lời : “Lan còn 7 quả bóng”
10
-
3
=
7
Ngoài ra tôi còn cho học sinh làm các bài tập mở có rất nhiều cách giải quyết dẫn đến nhiều đáp số hoặc câu trả lời khác nhau.
Ví dụ: ở bài 5 (b) trang 50.
Viết phép tính thích hợp:
Nhìn tranh: Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim?
Học sinh có thể nêu bài toán nhiều cách khác nhau:
Cách 1: Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim?
Giải: 
4
+
1
=
5
Cách 2: Có 1 con chim đang bay và 4 con chim đậu trên cành. Hỏi có tất cả mấy con chim?
Giải:
4
+
1
=
5
Cách 3: Có 5 con chim, bay mất 1 con . Hỏi còn lại mấy con?
Giải:
5
-
1
=
4
Cách 4: Có tất cả 5 con chim, trong đó có 4 con đậu trên cành. Hỏi có mấy con đang bay?
Giải:
5
-
4
=
1
Qua bài này học sinh có rất nhiều cách giải nên tôi không áp đặt cho học sinh mà khuyến khích cho học sinh nêu bài toán, dẫn đến nhiều đáp số đều đúng, nhưng tôi hướng cho học sinh với bài này thì cách 1 là thích hợp nhất.
Từ bài này cứ làm như vậy học sinh sẽ quen dần với cách nêu bài toán, lời giải bài toán bằng miệng các em sẽ dễ dàng viết được câu lời giải sau này.
Như vậy ở học kì I: Chủ yếu giúp học sinh thực hiện các thao tác xem tranh vẽ, tập phát biểu bài toán bằng lời, tập nêu câu trả lời và điền phép tính thích hợp. ( Với tình huống trong tranh).
Tiếp theo sang học kì II chính thức học: “Giải toán có lời văn” . Học sinh được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn (gồm 2 thành phần chính là những cái đã cho (đã biết) và cái phải tìm (chưa biết) vì khó có thể giải thích cho học sinh bài toán là gì?
Nên ở tiết này tôi chỉ giới thiệu 2 bộ phận của 1 bài toán.
- Những cái đã cho (dữ kiện).
- Cái phải tìm (câu hỏi).
Ví dụ: Bài 1 trang 115: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
Bài toán: có... bạn, có thêm... bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Trước tiên tôi nêu yêu cầu, học sinh tự nêu nhiệm vụ cần thực hiện (viết số thích hợp vào chỗ chấm).
Sau đó tôi cho học sinh quan sát tranh vẽ. Gọi học sinh nêu miệng đề toán và cho học sinh điền số vào chỗ các dữ kiện để được bài toán.
“Có 1 bạn có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn”.
Gọi vài học sinh đọc lại bài toán.
Tôi hỏi – Học sinh trả lời: Bài toán cho biết gì?
( Có 1 bạn, thêm 3 bạn nữa).
- Cho học sinh nêu câu hỏi của bài toán: ( Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?)
- Theo câu hỏi này con phải làm gì?( Tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn?)
Hay ở bài 4 (trang 116) lại thiếu cả dữ kiện và câu hỏi).
Bài 4: Nhìn tranh vẽ viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán:
Bài toán: Có con chim đậu trên cành, có thêm con chim bay đến. Hỏi ?
ở bài này tôi cũng cho học sinh quan sát tranh. Gọi học sinh nêu miệng đề toán và cho học sinh điền số vào dữ kiện và điền từ vào chỗ chấm của câu hỏi. Sau đó tôi tập cho học sinh nêu nhận xét.
Tôi có thể nêu câu hỏi: Bài toán thường có những gì? (Bài toán thường có các số liệu) và có câu hỏi. Nếu học sinh không trả lời được thì tôi hướng dẫn học sinh trả lời.
Qua các hoạt động này tôi đã giới thiệu tóm tắt một cách chặt chẽ bài toán gồm có 2 phần.
Những số đã cho, số phải tìm	(câu hỏi) để cho học sinh hiểu sâu hơn cấu tạo của bài toán.
Đến tiết tiếp theo: Giải bài toán có lời văn, bài toán đã có đầy đủ dữ kiện và câu hỏi. Lúc này tôi cần chú ý hướng dẫn học sinh phải tìm hiểu đề toán.
Học sinh phải đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khóa quan trọng như: “thêm”; “tất cả”; hoặc bớt hay bớt đi; ăn mất, còn lại có thể học sinh quan sát tranh vẽ hỗ trợ thêm.
Phần không kém quan trọng vẫn là tóm tắt bài toán như thế nào cho học sinh dễ hiểu là vấn đề tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Tôi giúp học sinh tóm tắt đề toánbằng cách đàm thoại, bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt và dựa vào tóm tắt để nêu lại được bài toán. Đây cũng là cách tốt nhất đẻ giúp học sinh biết phân tích đề toán. Học sinh xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm. Học sinh viết thẳng theo cột để dễ hiểu và có thể lựa chọn phép tính giải. Nhưng dòng cuối phần tóm tắt là một câu hỏi (viết gọn lại) cần phải đặt dấu? ở cuối câu.
Ví dụ: 
An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả 2 bạn có mấy quả bóng?
Tóm tắt:
 An có : 4 quả bóng.
 Bình có : 3 quả bóng.
 Cả 2 bạn có: ... quả bóng?
Sau khi học sinh tóm tắt, có rất nhiều cách để viết câu lời giải. ở bài toán trên có thể dựa vào câu hỏicủa bài toán để trả lời: cả 2 bạn có số quả bóng là.
Có thể lồng cốt câu lời giải vào trong tóm tắt để dựa vào đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn chẳng hạn dựa vào dòng cuối tóm tắt học sinh có thể viết ngay câu lời giải với nhiều cách khác nhau chứ không bắt buộc học sinh phải viết theo một kiểu.
“Cả 2 bạn có là: Hoặc số quả bóng ảc 2 bạn có là hoặc cả 2 bạn có số quả bóng là”
Việc đặt câu lời giải còn vất vả hơn dạy trẻ lựa chọn các phép tính và thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số. Vì vậy từ tuần 23 lúc này học sinh lớp tôi đã đọc thông viết thạo tôi chỉ chọn câu hỏi trong đề toán sao cho chỉ cần chỉnh sửa một chút thôi là được ngay câu lời giải.
Còn khi viết phép tính, giáo viên phải bắt buộc học sinh viết bằng chữ số (kèm theo là đơn vị đặt trong dấu ngoặc sau kết quả) mà thôi.
Ví dụ giáo viên hỏi: Cả 2 bạn có mấy quả bóng?
Con làm tính gì?(tính cộng) mấy cộng mấy? (3 + 4); 3+ 4 bằng mấy(3 + 4 = 7) hoạc muốn biết cả 2 bạn có mấy quả bóng?(7) con tính thế nào để được 7?( 3 + 4 = 7) .
Tới đây để học sinh nêu tiếp 7 là 7 quả bóng?
Ta viết: “quả bóng” vào trong dấu ngoặc đơn.
3 + 4 = 7 (quả bóng).
Còn với đáp số thì không cần viết đơn vị trong dấu ngoặc đơn nữa.
Đáp số: 7 quả bóng.
Khi gặp bài toán về số đo độ dài tôi cũng hướng dẫn học sinh viết các phép tính dưới dạng hư số.
Đoạn thẳng AB dài 3 cm và đoạn thẳng BC dài 6 cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy xăng ti mét?
 A 3cm B	6cm C
Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng( hình vẽ) nên học sinh có thể tự làm bài và viết được lời giải:
Độ dài đoạn thẳng AC là.
3 + 6 = 9 (cm).
Đáp số: 9 cm.
Tiếp theo đến tuần 28 học sinh lại được học: Giải toán có lời văn để giúp học sinh củng cố kỹ năng giải các bài toán về bớt (bằng một phép trừ) và biết trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính, đáp số.
Qua các phương pháp tôi đã dùng để dạy môn toán về: “Giải toán có lời văn” tôi thấy học sinh lớp tôi đã nhận biết được bước đầu về giải toán có lời văn. 
Các em đã biết giải các bài toán về ( thêm, bớt) giải bằng 1 phép cộng hoặc 1 phép trừ và biết trình bày bài giải gồm: Câu trả lời, phép tính, đáp số. 
Trong những năm học trước, lớp tôi 100% học sinh đều làm thành thạo các bài toán đơn về: “Giải toán có lời văn”.
Còn năm học: 2008 – 2009 này, qua các bài tập kiểm tra ở lớp và bài buổi 2. Học sinh lớp tôi đều làm tốt các bài tập: “ Giải toán có lời văn”. Đó cùng là sự thành công ban đầu của bản thân tôi.
III. Kết luận
1. Qua nhiều năm dạy chương trình đổi mới môn toán lớp 1 và nhất là tôi đi sâu nghiên cứu về giải toán có lời văn, tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Khi soạn giáo án cần lưu ý kiến thức phải chuẩn xác

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_toan_co_loi_van_lop_1.doc
Giáo án liên quan