Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy kỹ thuật nhảy xa với đà bảy bước cho học sinh Khối 8

I- ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong tất cả các trường, thể dục là một môn học không thể thiếu vì thể dục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, bởi vì cái quý nhất của con người là sức khỏe và trí tuệ. Ngoài ra luyện tập thể dục thể thao thường xuyên còn rèn luyện cho con người có tính kỹ luật cao, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, tính thật thà, tinh thần đoàn kết. . .Chính là góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho con người. Bên cạnh đó thể dục còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: quan sát, mô tả, phân tích, đành giá. . .

Tập thể dục thể thao ngoài tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực, thể dục thể thao còn có tác dụng ngăn ngừa chữa bệnh, chính vì thế mới có câu:

"Ăn được ngủ được là tiên

 Không ăn không ngủ là tiền mất đi"

Tóm lại: "Sức khỏe là vàng", chính vì thế mà thể dục là một môn học rất cần thiết đối với mọi người dù gái hay trai, dù già hay trẻ. Cũng vì lợi ích tác dụng như thế nên khi mới thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài: "Sức khỏe và thể dục" (Đăng trên báo cứu quốc, số 199, ngày 27 tháng 3 năm 1946). Người viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh.

Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được, mỗi ngày lúc ngũ dậy tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tin thần minh mẩn.

Bộ giáo dục có nhà thể dục, mục đích là để khuyên dạy cho đồng bào tập thể dục để giữ gìn và bồi đắp sức khỏe.

Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập thể dục."

Đối với nội dung chương trình môn thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở môn điền kinh bao gồm các môn: chạy, nhảy, ném, đẩy chiếm một tỉ lệ lớn cả về nội dung, khối lượng, thời gian giảng dạy. Ở lớp 6-7 học sinh được học chủ yếu là các động tác đơn giản hơn kết hợp với các động tác bổ trợ kỹ thuật (trò chơi). Lên lớp 8 các em được chú ý nhiều đến thành tích. Các kỹ thuật, kỹ năng vận động trước đây cũng được nâng cao.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy kỹ thuật nhảy xa với đà bảy bước cho học sinh Khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùc động tác đơn giản hơn kết hợp với các động tác bổ trợ kỹ thuật (trò chơi). Lên lớp 8 các em được chú ý nhiều đến thành tích. Các kỹ thuật, kỹ năng vận động trước đây cũng được nâng cao.
Quá trình giảng dạy động tác và phát triển thể lực cho học sinh được gắn liền với nhau. Đối với học sinh lớp 6-7 chủ yếu các em chỉ làm quen với kỹ thuật bậc nhảy và bước đầu tập phối hợp với 4 giai đoạn ở các bước đà 1, 3, 5, 7 bước. Đặc biệt đối với học sinh lớp 8 các em cần phải thực hiện được kỹ thuật chính xác, mà còn nâng cao được thành tích. Đây cũng chính là lí do mà tôi chọn "Phương pháp dạy kỹ thuật nhảy xa với đà 7 bước cho học sinh khối 8" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Lợi ích, tác dụng của thể dục thể thao là thế, nhưng thực tế đa số giáo viên và học sinh cho rằng đây là môn học phụ để giải trí, vui chơi sau những giờ mệt nhọc, căng thẳng chứ chưa biết đích thực của việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng như thế nào đối với cơ thể. Chính vì vậy mà hầu hết đa số học sinh dành thời gian cho môn học này rất ít và hầu hết đa số không có khái niệm ôn bài ở nhà trước khi lên lớp. Đôi khi tập luyện thể dục thể thao không đúng phương pháp khoa học làm cho sức khỏe bị tổn hại. 
Ví dụ: Tập theo cảm hứng, khi thích thì tập và kèm theo có sự thách đấu nên một số học sinh đá bóng cả buổi quá sức, khả năng của mình hậu quả là bệnh và đau cả người hàng tuần, hàng tháng không tập được.
Tập luyện thể dục thể thao như vậy không đúng phương pháp khoa học. Tập thể dục thể thao phải từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó và từ nhẹ đến nặng. Phải có kế hoạch tập dần dần một cách hết sức kiên trì, không nên nóng vội, mà người ta còn gọi là: "Khổ luyện" mới đem lại sức khỏe.
Chính vì vậy khi thực tế giảng dạy trên lớp tôi cũng gặp một số khó khăn, thuận lợi sau:
 - Thuận lợi:
 + Sân bãi tập luyện nhảy xa rất tốt, hơn nữa được sự động viên, quan tâm của Ban giám hiệu và Công đoàn. Bên cạnh đó sự nhiệt tình giúp đỡ của giáo viên trong tổ, trong trường. 
 + Về phía học sinh các em đã quen với chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học đổi mới nên không còn bở ngở nhiều với cách dạy-học ở bậc trung học cơ sở.
 - Khó khăn:
 + Do địa bàn của trường học nằm ở vùng sâu, vùng xa nên việc đi lại của các em gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa.
 + Đa số học sinh còn lơ là, xem nhẹ môn học vì cho đây là môn phụ, chỉ phục vụ cho giải trí, vui chơi. . .
 + Hầu hết học sinh dành ít thời gian cho môn học và không có khái niệm "ôn, học bài ở nhà", mà thời gian luyện tập chủ yếu là trên lớp.
 * Để học sinh đạt kết quả cao trong học tập đối với môn thể dục cũng như đà 7 bước trong kỹ thuật nhảy xa, người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp với nhau.
 - Nhóm phương pháp đầu tiên mà tôi áp dụng đạt hiệu quả cao là: quan sát, phân tích và mô tả động tác, kỹ thuật bởi thể dục là môn học đặc thù đa số thời gian học ở ngoài sân, nên nội dung giờ học không trên giấy, mà là thể hiện ngay trên động tác, kỹ thuật của học sinh. Vì vậy, nếu quan sát, phân tích và khả năng mô tả tốt, học sinh sẽ nắm bắt, hiểu và thực hiện động tác kỹ thuật cần học. 
 - Tiếp theo nhóm phương pháp trên, tôi còn áp dụng phương pháp so sánh, chia nhóm: nhóm phương pháp này giúp giáo viên quan sát được kỹ thuật của học sinh tốt hơn, để từ đó chỉ ra chỗ đúng, sai của từng em để các em sửa lại cho đúng. Đối với học sinh, nhóm phương pháp này giúp các em lúc tập, lúc nghỉ một cách đều đặn và lúc các em nghỉ các em còn được xem các bạn trong nhóm khác thực hiện và so sánh bạn nào tập đúng, chưa đúng chổ nào để tự mình có thể rút ra bài học cho bản thân, để tự giác tập đúng và đẹp hơn.
 - Nhóm phương pháp không thể thiếu nữa là nhóm phương pháp: tự học ở nhà, học tập ở nhà là rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình lĩnh hội, hoàn thiện kỹ năng, động tác, kỹ thuật. Phương pháp này có tác dụng củng cố, đào sâu kiến thức mà các em mới học được ở lớp thì về nhà các em phải dành một ít thời gian để ôn lại ngay trong ngày. Nếu không ôn để thời gian dài, rất dễ quên gây khó khăn trong việc học kỹ thuật mới, động tác mới. Thông qua học tập ở nhà sẽ rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của bản thân học sinh trong học tập. Biết tự khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập, muốn đảm bảo phương pháp tự học ở nhà, giáo viên cần phải giao và hướng dẫn nội dung bài tập, cách thức tự tập cụ thể cho học sinh và đến tiết sau có thể kiểm tra kết quả tự học ở nhà của học sinh và nhận xét, đánh giá kết quả đó.
 Ví dụ: Sau khi học xong đà 7 bước giậm nhảy giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tập đà 9 bước rồi tăng lên 11 bước, về kỹ thuật đà 9 hay 11 bước cũng giống như đà 7 bước nhưng chỉ khác là bước đà tăng lên. Nhưng đặc biệt phải chú ý là chỉ thực hiện giai đoạn chạy đà và giậm nhảy chứ không thực hiện giai đoạn trên không và tiếp đất vì ở nhà có thể không có đệm hoặc hố cát. Nếu thực hiện 2 giai đoạn này thì rất nguy hiểm cho bản thân phản lại tác dụng và mục đích của thể dục thể thao.
Vậy để học tốt kỹ thuật nhảy xa cới đà 7 bước đối với học sinh khối 8ta phải dạy như thế nào?
 Qua thực tế giảng dạy môn thể dục trên lớp và qua trao đổi với giáo viên cùng dạy bộ môn tôi đã tìm ra phương dạy kỹ thuật nhảy xa với đà 7 bước cho học sinh khối 8 như sau:
 Về cơ bản một tiết học được chia làm 3 phần: Mở đầu, cơ bản và kết thúc.
Dưới đây tôi xinh được khái quát đôi nét về các phần của tiết học như sau:
 * PHẦN MỞ ĐẦU(6-8 phút )
 Phần này bao gồm việc tổ chức lớp và khởi động. Ngoài ra nó còn giữ vai trò dẫn dắt và tạo điều kiện, tiền đề cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính của giờ học. Bên cạnh đó nó còn có thể giải quyết bước đầu một số nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng.
 * PHẦN CƠ BẢN: ( 30-32 phút )
Đây là phần chủ yếu của giờ học thể dục nhằm tăng cường sức khỏe đã được quy định trong chương trình và kế hoạch giảng dạy: Trang bị tri thức cần thiết về kỹ thuật chạy, nhảy 
 Kỹ năng điều khiển các cơ quan vận động, hoàn thành và hoàn thiện hệ thống kỹ năng cũng như kỹ thuật cần thiết để phát tố chất vận động và giáo dục ý chí. Phẩm chất đạo đức, trí tuệ cho học sinh.
 *PHẦN KẾT THÚC : ( 5 phút )
 Đây là phần cuối cùng của giờ học, phần này là phần hồi tĩnh, tổng kết và đánh giá giờ học nhằm hoàn tất nội dung đưa cơ thể về trạng thái hợp lí chuẩn bị bước vào hoạt động tiếp theo 
 => Với cấu trúc giờ học thể dục như trên tôi xin trình bày: " Phương pháp dạy kỹ thuật nhảy xa với đà 7 bước " như sau:
 1/ Phần mở đầu: (6-8 phút)
Trước kia khi đến giờ học thể dục tôi yêu cầu học sinh xếp hàng cho ngay thẳng, sau đó cán sự cho các bạn điểm số và báo cáo cho giáo viên, giáo viên nhận lớp, phổ biến mục tiêu bài học và triển khai đội hình khởi động các khớp có hệ thống.
Ví dụ: Cổ, vai, tay. . .
Sau đó đến chuyên môn như: chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp sau. . .
 2/ Phần cơ bản: (30-32 phút)
Sau khi khởi động xong tôi yêu cầu học sinh 2 hàng phía sau đứng, 2 hàng phía trước ngồi để xem giáo viên thị phạm đà 7 bước-giậm nhảy và nghe giáo viên phân tích kỹ thuật động tác. Xong giáo viên gọi học sinh lên thị phạm lại động tác cho cả lớp xem và nhận xét chổ đúng, chưa đúng. Cuối cùng giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh thực hiện lại cho đúng hơn, yêu cầu cả lớp tập luyện theo nhóm hàng khoảng 2-3 lần với đội hình sau:
*******************
Trong lúc học sinh thực hiện, giáo viên quan sát, uốn nắn chỉnh sửa, nhắc nhở động tác, thái độ chưa đúng của học sinh. Tiếp theo giáo viên cho học sinh ngồi tập trung vào một phía hố cát. Sau đó gọi lần lượt từng hàng 1 lên thực hiện theo tính hiệu còi của giáo viên. Trước khi học sinh thực hiện giáo viên yêu cầu học sinh đo đà và thử đà cho đúng rồi mới tiến hành tập luyện và nhớ khoảng cách đo là mầy ô gạch hoặc bao nhiêu mét để tiết sau không cần đo mà chỉ đếm ô hoặc kéo thước để mất thời gian. Nếu trong lúc tập luyện bước đà, chân giậm đặt chưa đúng ván, tôi yêu cầu học sinh đo lại đà và thực hiện kỹ thuật cho đúng hơn. Sau mỗi lần học sinh thực hiện kỹ thuật động tác, giáo viên có nhận xét em nào đúng, sai chổ nào để làn sau tập luyện cho tốt hơn. Có trường hợp cá biệt đo đà đúng nhưng bước đà còn sai thì tùy vào khoảng cách và số bước, giáo viên chia khoảng và ghi số bước rồi yêu cầu học sinh thực hiện lại.
******************************************
 + Nếu học sinh đặt hai chân vào ván giậm tôi yêu cầu học sinh thực hiện lại, đà 1 bước giậm nhảy vào ván đá lăng. Khi đã đặt được đúng một chân giậm vào ván khoảng 2-3 lần, thì tôi mới yêu cầu học sinh thực hiện lại đà 7 bước g

File đính kèm:

  • docDe tai the duc.doc
Giáo án liên quan