Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy cho trẻ 4-5 tuổi

* Giai đoạn trẻ 3 – 4: 4-5 tuổi, trẻ phát triển vượt bậc về não bộ, đặc biệt là não trước. Đây là vùng phụ trách tư duy, quyết định đến khả năng suy nghĩ của trẻ.

 Khả năng này thể hiện qua kĩ năng vận động của đầu ngón tay vào những thao tác thủ công tỉ mỉ như: tô màu, vẽ, xé, cắt, nặn, xếp hình, xếp hạt. Sự khéo léo này có thể sánh với mức độ thông minh của trẻ. Theo các chuyên gia, trẻ 3 - 4 tuổi, nếu được giáo dục đúng đắn, não bộ có thể phát triển với tố chất “thiên tài”, đó được coi là “cửa sổ cơ hội” dành cho trẻ.

Không ít các bậc phụ huynh cho rằng, dạy con học từ sớm sẽ đánh mất tuổi thơ của trẻ, bởi lượng kiến thức quá tải so với lứa tuổi. Nhưng theo GS. Howard Gardner (thuộc trường Harvard Graduate School of Education, Mỹ), tốc độ phát triển của não nhanh hơn mức độ người ta tưởng tượng gấp nhiều lần. Khi trẻ 8 tuổi thì não đã hoàn chỉnh đến 80%. Khi đó, não bộ đã có tính chất cố định, việc thay đổi đường hằn trên não bộ, hay nâng cao chất lượng của não sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, kết hợp dạy trẻ tư duy thông qua các trò chơi, làm quen với vận động tinh, ghi nhớ, vẽ tranh và ngôn ngữ từ lúc trẻ 3 tuổi, giúp não bộ có phản ứng tốt với việc học, kiến thức khắc sâu vào não, chất lượng của tế bào thần kinh được nâng cao.

 Quá trình học tập của trẻ không chỉ đơn thuần là thu nạp kiến thức, mà còn kích hoạt để tăng cường sự phát triển của tế bào thần kinh não, bằng việc tạo ra một môi trường hoạt động đa chiều, kích thích trẻ tích cực khám phá. Liên tục được củng cố, trải nghiệm và làm giàu kiến thức bằng nhiều các tương tác sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện vô số khả năng như: Năng lực ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy, vận động tinh một cách tự nhiên nhất.

 Chính vì vậy qua một thời gian học tập làm việc ,được tiếp xúc,trực tiếp dạy dỗ các cháu tôi nhận thấy muốn cho các cháu có một năng lực ,khả năng tiếp nhận thông tin bài học ,tham gia tích cực vào các hoạt động .thì hơn hết cháu phải hiểu được các hoạt động đó mà điều quan trọng chính

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6924 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy cho trẻ 4-5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các tế bào thần kinh không bản năng, chúng là các tế bào ghi nhớ mới. Để có thể giúp cho sự hoạt động phù hợp với môi trường sống, các tế bào này phải ghi nhớ được các tác động của môi trường lên cơ thể. Đây là sự ghi nhớ mới. Như vậy sự hình thành chức năng của các tế bào thần kinh không bản năng đồng nghĩa với sự ghi nhớ của chúng về các yếu tố môi trường tác động lên cơ thể (quá trình này gọi là tái chuyển hoá). Khi các tế bào này hoạt động, chúng tái hiện lại các yếu tố đã làm cho chúng ghi nhớ, đồng thời có thể phát ra kích thích thần kinh thứ cấp để kích hoạt sự hoạt động của các tế bào khác (bao gồm các tế bào thần kinh và các bộ phận khác trong cơ thể). Để các tế bào ghi nhớ mới thực hiện việc ghi nhớ, chúng phải nhận được kích thích sơ cấp từ các tế bào thần kinh cảm giác hoặc các tế bào thần kinh khác đang hoạt động. Thông thường, các kích thích từ các tế bào thần kinh cảm giác giúp cho sự ghi nhớ các yếu tố của môi trường tác động lên cơ thể, còn các kích thích đến từ các tế bào thần kinh đã ghi nhớ có tác dụng làm rõ nét hơn sự ghi nhớ bằng hình thức gia tăng số lượng các tế bào ghi nhớ về cùng một yếu tố, chúng là các nhóm tế bào cùng ghi nhớ và tập hợp với các tế bào ghi nhớ riêng lẻ gọi là các phần tử ghi nhớ. Có nhiều vấn đề về sự ghi nhớ mới nhưng do chủ đề của bài là về tư duy nên chúng không được trình bày kỹ ở đây. Độc giả có thể tìm đọc các bài về sự ghi nhớ. Như vậy sự ghi nhớ cũng là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh. Có hai phương pháp chính để hệ thần kinh ghi nhớ được là cho đối tượng tác động lặp lại nhiều lần và bổ sung các phần còn thiếu của đối tượng bằng cách tìm trong sự ghi nhớ của hệ thần kinh các bộ phận thuộc các đối tượng khác nhưng có các điểm tương tự với các bộ phận của đối tượng (phương pháp so sánh, chọn lựa). Phương pháp thứ hai áp dụng khi không có cơ hội để đối tượng tác động nhiều lần. Để thực hiện phương pháp này, hệ thần kinh phải tìm trong trí nhớ, phải thực hiện nhiều các thao tác như phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, có nghĩa là hệ thần kinh phải tư duy. Những phân tích này cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa hoạt động ghi nhớ và hoạt động tư duy. Ghi nhớ bằng phương pháp tác động lặp lại nhiều lần không đòi hỏi hệ thần kinh phải tư duy và áp dụng được cho nhiều dạng hệ thần kinh khác nhau. Còn ghi nhớ đòi hỏi phải tư duy chỉ có một số hệ thần kinh thực hiện được. Phương pháp ghi nhớ trước gọi là ghi nhớ không tư duy, phương pháp ghi nhớ sau gọi là phương pháp nhớ có tư duy. Tư duy trong ghi nhớ sẽ kết thúc khi sự ghi nhớ đã được thực hiện. 
 Có nhiều hệ tế bào khác trong cơ thể cũng tiếp nhận được kích thích thần kinh thứ cấp và thực hiện hoạt động, trong đó dễ nhận thấy nhất là các hệ tế bào vận động. Khi các tế bào thần kinh phát ra kích thích thần kinh để kích thích các hệ tế bào khác trong cơ thể hoạt động là chúng thực hiện chức năng điều khiển cơ thể, chúng cũng hoạt động, hay điều khiển cơ thể cũng là một hoạt động của hệ thần kinh. Trong hoạt động này cũng có thể có hoặc không có tư duy. Cánh tay co lại khi ngón tay vô tình chạm vào cốc nước nóng là phản xạ không điều kiện, nó không đòi hỏi phải tư duy và tư duy còn có thể có phản tác dụng trong trường hợp này (làm chậm sự phản xạ). Việc chọn lựa giữa sút bóng thẳng vào cầu môn hay chuyển cho đồng đội như ví dụ trên đây đã quyết định cách thức hành động của cầu thủ, có nghĩa là cần có tư duy, tư duy trước khi hành động. Người thợ thực hiện một loạt các thao tác theo quy trình công nghệ đã được ghi nhớ trong quá trình sản xuất cũng không cần phải tư duy. Có những hoạt động điều khiển đơn giản cũng yêu cầu phải có tư duy, có những hoạt động điều khiển phức tạp không cần phải tư duy khi sự điều khiển đó đã trở nên thuần thục. Tư duy định hướng cho hành động. 
 Tư duy không phải là sự ghi nhớ mặc dù nó có thể giúp cho sự hoàn thiện ghi nhớ. Tư duy không phải là hoạt động điều khiển cơ thể mà chỉ giúp cho sự định hướng điều khiển hay định hướng hành vi. Tư duy cũng không phải là giấc mơ mặc dù nó có thể xuất hiện trong một số giấc mơ và có những điểm giống với giấc mơ. Tư duy không có ở ngoài hệ thần kinh. Tư duy là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống. Tư duy là sự hoạt động, là sự vận động của vật chất, do đó tư duy không phải là vật chất. Tư duy cũng không phải là ý thức bởi ý thức là kết quả của quá trình vận động của vật chất. 
 b. Nội dung và cách thưc thực hiện :
* Đưa ra những câu hỏi phù hợp giúp trẻ rèn luyện khả năng phản ứng, tập trung suy nghĩ.
 + Ví dụ: Ông bố hỏi con trai mình .
 Đố con trên dây điện có 5 con chim người thợ săn bắn một con vậy còn mấy con.
 Câu hỏi đơn giản ai cũng biết nhưng hãy xem cách mà bố mẹ trả lời với con sau đây: 
 + Trường hợp 1:
 Bốn con ạ!
 Đúng rồi con giỏi lắm!
 - Câu chuyện đến đây kết thúc quá đơn điệu và không có gì để nói.
 + Trường hợp 2:
 Bốn con ạ!
 Tại sao con nghĩ thế!
 Vì 5-1 còn bốn ạ. Đúng rồi !
 - Bố mẹ có hơi hướng bắt trẻ động não nhưng chưa tác dụng.
 + Trường hợp 3:
 Bốn con ạ!
 Tại sao con nghĩ thế.
 Vì 5-1 còn 4 bố à.
 Sai rồi con à! bố nghĩ không còn con nào vì bốn con kia sợ quá bay đi hết rồi.
 - Kết thúc câu chuyện bố mẹ bắt trẻ suy nghĩ hơn về cách tư duy nhưng cũng chưa là gì vì não trẻ cũng ít hoạt động và ít tư duy mở.
 + Trường hợp 4.
 Bốn con ạ!
 Tại sao con nghĩ thế.
 Vì 5-1 còn 4 bố à.
 Đúng rồi con tuy nhiên có nhiều câu trả lời ở đây, con thử nghĩ xem liệu có thêm câu trả lời nào ở đây và giải thích cho bố nghe nào.
 Còn 2 con ạ! Vì trong 5 con có 3 con là chim bố, chim mẹ và chim con, thợ săn bắn chết chim bố, chim mẹ và chim con thương quá lao xuống đỡ còn hai con kia không liên quan nên cứ đứng yên.
 Giỏi còn đáp án nào khác không?
 Dạ còn! 3 con ạ! Vì thợ săn bắn súng giảm thanh nên chỉ làm ảnh hưởng con bên cạnh nên nó rơi xuống còn 3 con kia không biết gì nên cứ đứng yên.
 Như vậy dù trong bất kỳ tình huống nào, hoặc bài dạy nào khi đặt câu hỏi cho trẻ tìm hiểu thì cô cũng đều cần lựa chọn câu hỏi cho phù hợp và gợi mở những tình huống để trẻ có thể trả lời, gợi mở trí tưởng tượng cho trẻ.
 Tránh những câu trả lời có hoặc không.
 Nhằm phát triển tư duy mở cho trẻ.
 * Sử dụng đồ dùng đồ chơi ,trò chơi phát triển tư duy cho trẻ.
 - Trò chơi Chiếc hộp kỳ diệu.
 + Chuẩn bị:
 - Một số thẻ hình để trong một cái túi vải. Trên mỗi thẻ có vẽ một trong các hình sau đây: hình cầu, hình lập phương, hình nón, hình chóp, hình khối, chữ nhật, hình tamgiác… - Một hộp to được đậy kín, bên trong đựng các đồ vật có hình cầu, hình nón, tương tự với các hình trong các thẻ nói trên.
 Ví dụ: Trong hộp đựng quả bóng (hình cầu), mái nhà ,hộp kẹo (hình khối, chữ nhật), 
 * Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cả lớp 
 Để các đồ chơi trước mặt trẻ. Cho hai trẻ lên chơi, cả lớp quan sát. Một trẻ lấy một trẻ ra khỏi túi và đặt lên bàn. Trẻ kia quan sát thẻ đó và cho tay vào hộp kín, không nhìn, chỉ dùng tay sờ để chọn ra những đồ vật có đặc điểm hình dạng giống hình trên thẻ. 
 Ví dụ: trên thẻ vẽ hình cầu, trẻ phải lấy được quả bóng, quả táo, hòn bi, các loại hạt hình tròn…
 Sau khi chọn xong, trẻ phải nói được các vật vừa lấy. Cho trẻ đổi vai cho nhau và tiếp tục trò chơi.
Việc lựa chọn các trò chơi cho trẻ cũng hết sức quan trọng .đòi hỏi loại trò chơi đó sẽ giúp trẻ phát triển được tư duy của mình .
* Lựa chọn đồ chơi phong phú, phát triển tư duy.	
 - Trong các giờ hoạt động góc tôi đã quan sát bé Y – Lân, một bé trai 5 tuối đang lên kế hoạch cho trò chơi chơi xếp hình của mình.
 Vào đầu giờ chơi là khoảng thời gian dành cho việc lên kế hoạch cho trò chơi, bé Lân nói “Con sẽ chơi với các con chó đồ chơi ở góc chơi xếp hình. Con sẽ làm một cái thang máy thật cao”. Sau đó, Lân bắt đầu xây các khối hình và chơi với các con chó đồ chơi theo kế hoạch mà bé đã dự định. Bé xếp chồng các hình khối lên nhau giống như các tòa nhà cao tầng đó chính là cái thang máy của bé, rồi bé đặt các con chó vào trong đó. Cái thang máy bị đổ xuống. Bé cố gắng làm lại vài lần nhưng cái tháng máy vẫn tiếp tục bị đổ. Bé Lân quyết định xếp lại các khối xếp hình thành hàng ngang, rồi nối chúng vào với nhau để tạo thành một cái khung nhà hình vuông. Bé Lân nói với cô: “Con đang làm nhà cho các con chó đấy vì thang máy cứ bị đổ xuống cô ạ”. Cô nói: “Cô cũng đang tự hỏi không biết con đang xây cái gì vì con nói con sẽ xây một cái thang máy cao thẳng đứng nhưng bây giờ cô lại thấy con đang dùng các vật liệu làm thang máy để làm cái nhà thấp tầng. Con đã giải quyết vấn đề cái thang máy bị đổ bằng cách đổi kiểu xây dựng đúng không nào?”. Bé Lân giả vờ nói chuyện trong khi đang dẫn các con chó đi dạo xung quanh nhà. Bé nói “Mẹ ơi! Mẹ ơi, con đang đói bụng lắm” và bé mở cửa nhà của chó và đặt con chó vào bên trong. Rồi Lân lại nói tiếp “Mẹ bảo cơm vẫn chưa xong, đi chơi tiếp đi con”
 Trong khi dẫn chó đi chơi xung quanh nhà, Lân tự nói to với mình “Chúng mình phải tìm việc gì đó để làm trong khi chờ thức ăn chín nhé”. Rồi bé nói với cô “Con giả vờ đang đi chơi công viên nhé!” Cô đồng ý và bảo “Cô sẽ trượt cầu trượt 3 lần và sau đó sẽ chơi trò leo trèo nhé!”. Khi cô giả vờ chơi trò đó với một con chó, Lân quan sát rồi bắt chước theo, sau đó cô bé nói “Con chó của con nhảy cao hơn của cô đấy”, rồi bé nói “Mẹ bảo đến giờ phải về nhà rồi. Mình phải dẫn các con chó vào nhà của nó để nó ăn bữa tối cô ạ” Cứ như vậy, trò chơi lại tiếp tục.
 Vào giờ kể lại trò chơi, Lân lấy một cái khăn quàng để che những đồ chơi bé vừa chơi xong. Khi đến lượt bé kể lại trò chơi của mình, bé đố các bạn xem ở dưới cái khăn là những đồ chơi gì. Bé chỉ cho nhóm của mình xem những hình bé xếp và những con chó. Cô hỏi xem bé đã làm gì với những đồ chơi này. Bé Lân kể lại  những khó khăn bé gặp phải khi “xây dựng” cái cầu thang máy và rồi bé kể câu chuyện về những con chó.
 Các nhà giáo dục mầm non cho rằng trẻ học được rất nhiều trong khi chơi. 

File đính kèm:

  • docSKKN NHUNG.doc
Giáo án liên quan